Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU
3.3. Một số kiến nghị nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu giày dép tạ
3.3.2. Đối với Hiệp Hội Giày dép Việt Nam
3.3.2.1. Về định hướng quy hoạch tổng thể phát triển ngành da giày
Hiệp Hội cần xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển ngành một cách bền vững, hợp lý để tận dụng được lợi thế cho ngành nói chung và các DN nói riêng. Việc đề ra chủ trương, chính sách, định hướng phát triển ngành phải chuyển từ tư duy và nhận thức ngắn hạn, cục bộ, nhiệm kỳ sang tư duy và nhận thức một cách tổng thể, dài hạn. Cách nhìn nhận này phải được quán triệt để đưa ra các chính sách tăng trưởng, mở rộng xuất khẩu, giải quyết các vấn đề xã hội và quản lý môi trường. Cụ thể:
Cần căn cứ vào phân vùng phát triển kinh tế của Nhà nước để xác định vùng quy tụ thuộc da, sản xuất giày. Từ đó lựa chọn địa điểm phù hợp với tính chất cơng nghệ, điều kiện mơi trường sinh thái, khả năng cung ứng nguyên vật liệu, đào tạo và sử dụng tay nghề, thuận lợi cho lưu thơng hàng hóa...
57
Quy hoạch tổng thể phát triển ngành còn phải tập trung vào những vấn đề then chốt của phát triển, xuất khẩu bền vững như: tổng kết quá trình phát triển ngành trong những năm qua về tất cả các mặt của một sự phát triển bền vừng, đưa ra mục tiêu, định hướng phát triển, các giải pháp tổ chức thực hiện...
3.3.2.2. Về việc tăng mối liên kết giữa các DN
Cần phát huy hơn nữa vai trò của Hiệp Hội trong việc liên kết giữa các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu da giày. Cụ thể là, trong việc trao đổi kinh nghiệm quản lý, nghiên cứu thị trường, sản xuất, bán hàng, thực hiện các chế độ xã hội, bảo vệ môi trường... Hiệp hội Da - Giày Việt Nam cần liên tục cung cấp thông tin chuyên ngành, hữu ích và cụ thể tới các doanh nghiệp da giày thơng qua xuất bản sách, báo, tạp chí, đài, truyền hình... Tiến tới tổ chức thành lập dịch vụ cung cấp thơng tin, coi thơng tin là hàng hóa và phải trả tiền để có được hàng hóa đó để một mặt nhằm giảm chi phí thu thập thơng tin cho các doanh nghiệp, mặt khác nâng cao chất lượng thơng tin để có thể bán được thơng tin đó.
Ngồi ra, hiệp hội kết hợp với các doanh nghiệp cũng cần chủ động kiến nghị thành lập một trung tâm, tổ chức, công ty làm cầu nối gắn kết giữa các doanh nghiệp da giày với ngành sản xuất nguyên phụ liệu, vận chuyển, bao tiêu sản phẩm... thực hiện liên kết dọc trong các doanh nghiệp da giầy để đám bảo sản xuất, xuất khẩu hiệu quả.
3.3.2.3. Về hoạt động xúc tiến thị trường, quảng bá sản phẩm
Hiện nay, các doanh nghiệp da giày Việt Nam có rất ít các mối liên hệ trực tiếp với các thị trường và bạn hàng lớn. Phần lớn các đơn hàng đều được tiếp nhận thông qua các văn phịng đại diện, cơng ty thương mại đặt tại Việt Nam. Từng doanh nghiệp lại khơng thể có đủ khả năng tài chính và nhân sự để mở chi nhánh hoặc văn phịng đại diện nước ngồi. Để nhanh chóng thốt khỏi sự lệ thuộc này, Hiệp hội Da - Giày Việt Nam cần liên kết các doanh nghiệp sản xuất trong nước để thành lập các công ty thương mại hoặc văn phòng đại diện chuyên kinh doanh giày dép đặt trụ sở tại các thị trường lớn như EU, Hoa Kì, Nhật Bản. Các cơng ty này sẽ thực hiện các chức năng chủ yếu là: tìm kiếm khách hàng, bán hàng, tham gia hội chợ, triển lãm, nghiên cứu phát triển mẫu mã. Từ đó, giúp các doanh nghiệp có khả năng cung ứng được nhiều mặt hàng giày dép khác nhau, phong phú và đa dạng về kiểu dáng, chất lượng, đồng thời linh hoạt về giá cả, thu hút khách hàng; và giải quyết được vấn đề bao lâu nay là phụ thuộc quá nhiều vào khách hàng trung gian.
58
Hiệp hội Da - Giày Việt Nam phải có vai trị thực sự trong việc giúp các doanh nghiệp tăng cường công tác quảng cáo trên thị trường quốc tế thông qua các mối quan hệ với các nước, các tổ chức quốc tế, đặc biệt là ngành da giày Châu Á - Thái Bình Dương. Để tạo điều kiện cho ngành giày dép Việt Nam theo kịp các nước trong khu vực và trên thế giới, tạo điều kiện thu hút sự hợp tác quốc tế liên ngành thì nhất thiết phải chú trọng phát triển hơn nữa các mối quan hệ này. Hiệp hội cần phải tăng cường q trình hội nhập và hợp tác quốc tế thơng qua các hoạt động phối hợp tổ chức và tham gia các hội chợ triển lãm quốc tế chuyên ngành, tăng cường trao đổi thông tin với các hiệp hội da giày khác như Hiệp hội Da - Giày Châu Á, Hiệp hội Công nghiệp Giày Mĩ, Hiệp hội Da - Giày Italia...
59
KẾT LUẬN
Hoa Kỳ là một thị trường rộng lớn, đa dạng có nhiều triển vọng cho hàng xuất khẩu của Việt Nam nhưng cũng là một thị trường có sự cạnh tranh gay gắt. Chinh phục thị trường này là một điều không dễ, nhất là khi Việt Nam phải cạnh tranh với Trung Quốc, một cường quốc về các mặt hàng xuất khẩu
Hiện nay, Mỹ đang thúc đẩy tồn cầu hố nền kinh tế thế giới với mục đích củng cố và tăng cường vị thế siêu cường của mình trên trường quốc tế. Một mặt, Mỹ đẩy nhanh tiến trình tích tụ tư bản bằng việc sáp nhập các tập đoàn lớn, siêu quốc gia, đồng thời đẩy mạnh phát triển các lĩnh vực kinh tế “trí tuệ” (như: ngun cứu khoa học cơng nghệ cao và dịch vụ ra nước ngoài), tạo xu thế chuyển dần sản xuất vật chất sang các khu vực có lao động rẻ như các nước ở châu Á, châu Phi...
Mục tiêu chiến lược của Hoa Kỳ trong tiến trình đàm phán thương mại tồn cầu là nhằm vào việc đảm bảo lợi ích cho kinh tế Hoa Kỳ thơng qua những hình thức đàm phán đa phương, song phương và khu vực. Trong đàm phán thương mại Mỹ luôn hướng tới việc mở cửa thị trường cho hàng hoá và dịch vụ của Hoa Kỳ, họ kết hợp cả chính trị với kinh tế để xố bỏ hàng rào thương mại đối với Hoa Kỳ và áp dụng các biện pháp cứng rắn nhằm đảm bảo thực hiện được những lợi thế trong Hiệp định thương mại mà các nước đã ký kết với Hoa Kỳ.
Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đang chuyển sang một thời kỳ mới gắn liền với những chuyển biến kinh tế của hai phía. Việt Nam và Mỹ đang cố gắng tiến tới bình thường hố quan hệ toàn diện, tạo điều kiện cho giới doanh nhân Hoa Kỳ và Việt Nam phát triển hợp tác, liên doanh, liên kết cùng có lợi. Việc ký kết Hiệp định Thương mại vừa qua là mốc quan trọng chuẩn bị cho tiến trình bình thường hố quan hệ kinh tế, thương mại giữa hai nước, đồng thời tạo điều kiện tốt cho Việt Nam hội nhập với thị trường thế giới.
Tóm lại, trong cơng cuộc đổi mới nhằm hội nhập kinh tế Việt Nam với kinh tế thế giới, thì làm thế nào cho hàng hố Việt Nam nói chung và hàng giày dép nói riêng thâm nhập được vào thị trường Hoa Kỳ là vấn để bức xúc của các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng cần lưu ý rằng: cùng với những thuận lợi sau khi Hiệp định thương mại có hiệu lực và giày dép của Việt Nam đã được hưởng Quy chế NTR thì các doanh nghiệp Việt Nam cũng đồng thời phải đối đầu với rất nhiều khó khăn thách thức. Đó là sự cạnh tranh quyết liệt giữa hàng giày dép Việt Nam với hàng giày dép các nước trên thị trường Hoa Kỳ và thậm chí ngay tại thị trường trong nước
60
Vì vậy, ngay từ bây giờ các doanh nghiệp Việt Nam cần phải duy trì quan hệ mật thiết với khách hàng từ các châu lục Âu, Á nhanh chóng nâng cao sức cạnh tranh của ngành hàng này, tìm hiểu kỹ pháp luật cũng như phong tục tập quán của người Mỹ để chủ động hơn trong việc xây dựng chiến lược thâm nhập hàng hoá vào thị trường này. Can đảm chấp nhận thách thức và tận dụng cơ hội để khắc phục mọi khó khăn, vươn lên chiếm lĩnh thị trường Mỹ sẽ giúp cho doanh nghiệp giày dép Việt Nam nhanh chóng hội nhập với khu vực và thế giới.
61
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Các văn bản hành chính nhà nước.
1. Bộ Cơng thương 2018, Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2018. 2. Bộ Công thương 2019, Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2019. 3. Bộ Công thương 2020, Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2020.
4. Quốc Hội (2005), Luật Thương mại Việt Nam, Chủ tịch Quốc Hội, Hà Nội. B. Tài liệu tham khảo, sách báo Tiếng Việt.
1. Đại học kinh tế quốc tế quốc dân, Cơ sở lý luận về xuất khẩu.
2. Đỗ Đức Bình và Nguyễn Thường Lạng (2002), Kinh tế quốc tế, Đại học Kinh tế quốc dân, Nhà xuất bản Lao động xã hội.
3. Giáo trình “Thương mại quốc tế và phát triển thị trường xuất khẩu”, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, NXB Thống kê, 2003.
C. Website.
1. Lương Thanh Huyền (2010), “Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng giày dép Việt Nam sang Hoa Kỳ”, Khóa luận tốt nghiệp, [20/06/2022].
2. Lê Thị Vân Anh (2021), “Xuất khẩu mặt hàng giày dép của Việt Nam sang thị
trường Hoa Kỳ”, http://thuvienso.apd.edu.vn/doc/khoa-luan-tot-nghiep-xuat-khau-
mat-hang-giay-dep-cua-viet-nam-sang-thi-truong-hoa-ky-637833.html ,
[22/06/2022].
3. Nguyễn Trà My (2014), “Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu giày dép sang thị trường
Hoa Kỳ”, http://thuvienso.apd.edu.vn/doc/khoa-luan-tot-nghiep-giai-phap-thuc- day-xuat-khau-giay-dep-cua-viet-nam-sang-thi-truong-hoa-ky-612071.html ,
[22/06/2022].
4. Ths. Nguyễn Hùng Sơn (2020), “Thực trạng và giải pháp phát triển xuất khẩu mặt
hàng giày dép của Việt Nam”, https://sti.vista.gov.vn/tw/Lists/TaiLieuKHCN/Attachments/312868/CVv521S50202 0009.pdf, [20/06/2022].
5. Vũ Khuê (2022), “Ngành da giày đặt mục tiêu xuất khẩu 25 tỉ USD”, Vn Economy, Ngành da giày đặt mục tiêu xuất khẩu 25 tỷ USD - Nhịp sống kinh tế Việt
62
6. Hiệp Hội da giày – Túi xách Việt Nam, “Thông tin thị trường da giày, túi xách
Hoa Kì”, Lefaso.org.vn, http://www.lefaso.org.vn/chi-tiet-tin-tuc/26261/thong-tin- thi-truong-da-giay-tui-xach-hoa-ky, [20/06/2022].
7. Tạp chí Tài chính, “Việt Nam xếp thứ hai thế giới về xuất khẩu giày dép”, https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/viet-nam-xep-thu-hai-the-gioi-ve- xuat-khau-giay-dep-345975.html, [20/06/2022].