Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU
2.3. Thực trạng tình hình xuất khẩu mặt hàng giày dép của Việt Nam vào
2.3.1. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu
Từ năm 1995, giày dép Việt Nam bắt đầu xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, song với số lượng rất nhỏ bé trị giá hơn 3.3 triệu USD, chiếm khoảng 0.4% tổng khối lượng nhập khẩu của Hoa Kỳ do Hoa kỳ chưa dành cho Việt Nam quy chế tối huệ quốc, thuế nhập khẩu cao và khả năng cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam kém so với các nước khác trong khu vực như Trung Quốc, Indonesia, … Sau khi có quy chế tối huệ quốc, xuất khẩu giày dép của Việt Nam tăng lên nhanh chóng, năm 2018 đạt 459,448 nghìn đơi được xuất từ Việt Nam sang Hoa Kỳ tương đương với 6,157 tỉ USD, Việt Nam đã vươn lên để trở thành nhà cung cấp thứ 2 chỉ sau Trung Quốc.
27
Bảng 2.3. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của giày dép Việt Nam vào Hoa Kỳ giai đoạn 2018-2021
Năm Sản lượng (nghìn đơi) Kim ngạch XK (tỉ USD)
2018 459,448 6,157
2019 485,906 6,778
2020 437,182 6,399
2021 514,406 7,428
Nguồn U.S. Department of Commerce, Office of Textiles and Apparel.
Kim ngạch giày dép của Việt Nam ln ổn định và có xu hướng tăng rõ rệt. Năm 2020, do ảnh hưởng của Covid-19 sản lượng của nước ta giảm rõ rệt chỉ đạt 437,182 nghìn đơi tương ứng với 6,399 tỉ USD. Trong năm tiếp theo, sản lượng mới tăng một mức ấn tượng là 7,428 tỉ USD. Điều này minh chứng rõ ràng cho ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Mặt khác, Việt Nam chịu sự cạnh tranh gay gắt của Trung Quốc. Với ưu thế giá rẻ và mẫu mã đa dạng. Trung Quốc áp đảo Việt Nam về sản lượng xuất khẩu. Sản lượng của Trung Quốc gấp Việt Nam 13 lần. Tương quan giữa hai nước đang có xu hướng rút ngắn lại. Đến nay tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ là 33.6% trong khi Trung Quốc chỉ tăng 6.2%/năm.