Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU
2.2. Tổng quan về sản xuất và xuất khẩu mặt hàng giày dép Việt Nam
Ngành công nghiệp da giày Việt Nam đã phát triển rất nhanh và được xem là một trong những ngành cơng nghiệp đóng góp lớn cho nền kinh tế. Da giày nói chung, trong đó có giày dép là một trong 3 ngành đem lại kim ngạch xuất khẩu lớn nhất hiện
22
nay sau dầu thô và dệt may, chiếm trên 10% trên tổng kim ngạch xuất khẩu. Riêng về mặt hàng giày dép, Việt Nam hiện đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu giày dép đạt 17,75 tỉ USD, tăng 5,7% so với 2020. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, xuất khẩu giày dép của Việt Nam những năm qua vẫn bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém và chưa thực sự phát triển bền vững, phần lớn là gia công cho các hãng giày dép nước ngoài; giày dép Việt Nam xuất khẩu mới chỉ tăng về lượng, chưa tăng nhiều về chất; khả năng đáp ứng các quy định đối với mặt hàng này theo cam kết trong các Hiệp định Thương mại tự do chưa cao, tỉ lệ nội địa thấp nên có giá trị gia tăng chưa cao. Vì vậy, cần có những định hướng cụ thể để phát triển xuất khẩu bền vững mặt hàng giày dép của Việt Nam trong thời gian tới.
2.2.1. Kim ngạch xuất khẩu
Đơn vị: Tỉ USD
Nguồn Theo số liệu Tổng cục Hải Quan
Với kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng 2 con số trong nhiều năm liền, Việt Nam hiện đứng vị trí thứ 2 thế giới về xuất khẩu giày dép. Giày dép là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam (chiếm khoảng 7% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước), với kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 11,2%/năm.
Về tỉ lệ tăng trưởng giai đoạn 2018-2021 kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam tăng trưởng bình quân 11.15% Năm 2021 giá trị xuất khẩu giày dép của
16.24 18.33 16.75 17.77 15 15.5 16 16.5 17 17.5 18 18.5 2018 2019 2020 2021
Biểu đồ 2.2. Kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam giai đoạn 2018-2021
23
Việt Nam đạt 17.77 tỉ USD tương đương với tăng 6.1% so với năm 2020. Nhìn biểu đồ ta thấy, do tác động của đại dịch Covid-19 nên thị trường đầu ra của giày dép gặp khó và bị giảm sâu từ 18.33 tỉ USD năm 2019 xuống còn 16.75 tỉ USD
Việt Nam xếp thứ hai thế giới về xuất khẩu giày dép, với lượng xuất khẩu đạt 1,233 tỉ đôi trong năm 2020, lần đầu tiên Việt Nam vượt qua mức 10% tổng số lượng giày dép xuất khẩu của thế giới (chiếm 10,2%).
Từ nhiều năm qua, hàng giày dép của Việt Nam xuất khẩu chủ yếu theo phương thức nhận ngun liệu gia cơng cho thương nhân nước ngồi và xuất hàng sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu. Nếu phân theo loại hình kinh tế thì từ nhiều năm qua, xuất khẩu giày dép của khối các DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm tỉ trọng lớn, với gần 80% trong tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép của cả nước.
Bảng 2.2. Kim ngạch xuất khẩu giày dép của các Doanh nghiệp 2018-2021
Đơn vị: Tỉ USD
2018 2019 2020 2021
KNXK giày dép của DN FDI 12.81 13.95 13.25 14.01
KNXK giày dép của DN trong nước 3.43 4.38 3.5 3.75
Tỉ trọng KNXK giày dép của DN FDI (%) 78.90 76.10 79.10 78.90
Nguồn Theo số liệu Tổng cục Hải Quan
Mặc dù da giày là một trong những ngành có kim ngạch xuất khẩu cao nhất của Việt Nam, nhưng “phần bánh” xuất khẩu lại phần nhiều nằm trong tay các DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi.
Năng lực cạnh tranh của các DN trong nước vẫn thấp hơn nhiều so với các doanh nghiệp FDI trong phân khúc xuất khẩu. Đến năm 2021 các DN trong nước mới chỉ chiếm 21.1% tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam, trong khi gần 80% vẫn do các doanh nghiệp FDI đảm nhận.
24
Đơn vị: %
Nguồn Theo số liệu Tổng cục Hải Quan
Trong số các thị trường xuất khẩu chủ yếu, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của ngành da giày Việt Nam. Hàng năm, có khoảng 90% sản phẩm do ngành sản xuất được xuất khẩu sang các thị trường, trong đó Hoa Kỳ chiếm tỷ trọng 51.7% (không kể số xuất khẩu qua các nước thứ ba), thị trường EU 28.1%, thị trường Trung Quốc 11.1%, thị trường Nhật Bản chiếm 5.6% và Hàn Quốc chiếm 3.5%. Một trong những nguyên nhân khiến Hoa Kỳ trở thành thị trường xuất khẩu số một của giày da Việt Nam là do thị trường Hoa Kỳ lớn, khối lượng tiêu dùng cao và đây lại là vùng có khí hậu hàn đới, mùa lạnh kéo dài nên nhu cầu về giày dép tương đối cao.
2.2.2. Việt Nam có lợi thế và tiềm năng về xuất khẩu giày dép
Việt Nam là nước đứng thứ 2 về xuất khẩu giầy dép trên thế giới chỉ sau Trung Quốc.
Hiện nay, nhiều nhà sản xuất Hoa Kỳ đã chọn để th ngồi các quy trình sản xuất chi phí thấp ở các nước Châu Á đặc biệt là Việt Nam để tiết kiệm chi phí lao động và tiếp tục các hoạt động thiết kế và tiếp thị có giá trị cao trong nước. Các nhà xuất khẩu Việt Nam đã sớm nhận thức được lợi thế và tiềm năng về xuất khẩu giày dép Việt Nam ra thị trường quốc tế nói chung và thị trường Hoa Kỳ nói riêng.
Về cơ bản có thể nói ngành Da giày Việt Nam có điều kiện thuận lợi để tăng trưởng mạnh và trở thành nước xuất khẩu giày lớn ở Châu Á, cũng như trên thế giới.
51.7
28.1 11.1
5.6 3.5
Biểu đồ 2.3. Cơ cấu top 5 thị trường xuất khẩu giày dép của Việt Nam năm 2021 USA EU China Japan Korea
25
Sản phẩm giày dép của Việt Nam có lợi thế về chi phí, giá gia cơng giày dép thấp so với các thị trường khác.
Việt Nam có lợi thế về lực lượng lao động dồi dào, giá nhân công rẻ (bằng khoảng một nửa so với Trung Quốc), là một đất nước có dân số trẻ với hơn 98 triệu dân, trong đó tỉ lệ tham gia lực lượng lao động khoảng 68,7% (quý I/2021), thị trường lao động Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường hấp dẫn nhất khu vực. Đây là một lợi thế về số lượng nguồn nhân lực của Việt Nam. Chất lượng nguồn nhân lực đã tăng đáng kể trong những năm gần đây.
Theo đánh giá của trang tin tài chính uy tín Motley Fool (Hoa Kỳ): “Lực lượng nhân công Việt Nam trẻ hơn rất nhiều so với nhân công Trung Quốc vốn phải đối mặt với khủng hoảng về tình trạng lực lượng cao tuổi đang tăng mạnh. Mặc dù có thể lạm phát cao sẽ có tác động đến kinh tế Việt Nam, nhưng khơng dịch chuyển mạnh vào mức lương tại Việt Nam, dẫn đến việc thị trường lao động vẫn rẻ và đem lại lợi thế rất lớn so với tình hình chi phí nhân cơng đang leo thang tại Trung Quốc và quốc gia này vẫn đóng vai trị nịng cốt trên thị trường Đơng Nam Á”.
Theo báo cáo của Tổ chức Xúc tiến Thương mại, hiện nay giá nhân công của Việt Nam đang thấp hơn rất nhiều so với các quốc gia cùng khu vực. Cùng với đó, người Việt Nam vốn có bản tính hiếu học, thơng minh, cần cù lao động và đoàn kết, đây là cơ sở để nắm bắt, tiếp thu và vận dụng một cách nhanh chóng cách vận hành các dây chuyền cơng nghệ, dây chuyền sản xuất mới, đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là doanh nghiệp Hoa Kỳ đề ra.
Hiện cả nước có trên 1.100 DN thuộc ngành sản xuất da và các sản phẩm có liên quan, với trên 720 nghìn người lao động, … chưa kể đến hàng nghìn cơ sở sản xuất giày dép cá thể, làng nghề với hàng chục nghìn người lao động để phục vụ nhu cầu trong nước và tham gia công xuất khẩu. Đây là nguồn lực dồi dào giúp ngành giày dép có thể đáp ứng được các đơn hàng xuất khẩu lớn với yêu cầu chất lượng cao. Dù chưa phát triển đồng bộ, nhưng nhiều sản phẩm nguyên phụ liệu chính đã được các DN ngành da giày chủ động cải thiện năng lực sản xuất và tự cung ứng. Trong đó, đế giày chiếm đến 35% cơ cấu nguyên liệu, Việt Nam đã tự sản xuất được đến hơn 90%, mũi giày cũng chủ động đạt đến hơn 50% … Xét về các lợi thế so sánh của ngành da giày so với các “đối thủ” cạnh tranh khác như: Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, … Việt Nam chắc chắn có tỉ lệ nội địa hóa nguyên liệu đầu vào cao hơn.
26
Sản xuất giày dép trên thế giới tiếp tục xu hướng chuyển dịch đầu tư sang các nước đang phát triển, đặc biệt hướng vào các nước có mơi trường kinh doanh thuận lợi chính trị ổn định trong đó có Việt Nam.
Mĩ là thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam. Vào năm 2020, tác động của COVID-19 khiến xuất khẩu sang thị trường này giảm nhưng đã tăng mạnh trong những tháng đầu năm 2021.
Theo giới phân tích, Mĩ đang tập trung bảo hộ các sản phẩm công nghệ cao trong nước hơn là các sản phẩm giày dép, dệt may vốn không phải là thế mạnh của các nhà sản xuất nội địa Mĩ. Đồng thời, với việc Mĩ gỡ bỏ chính sách ưu đãi đối với giày dép xuất khẩu từ Trung Quốc, Ấn Độ đang tạo ra nhiều cơ hội cạnh tranh thuận lợi hơn cho hàng giày dép xuất khẩu của Việt Nam.
Trong khi đó, Trung Quốc tiếp tục giảm ưu đãi đầu tư vào lĩnh vực da giày để tập trung vào các ngành công nghệ cao nên các đơn hàng gia cơng da giày sẽ tiếp tục có xu hướng dịch chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam.