5. Kết cấu khóa luận
3.4 Kiến nghị đối với nhà nước
Bên cạnh sự cố gắng nỗ lực của Công ty trong việc hoàn thiện các hoạt động xuất nhập khẩu, để đạt những hiệu quả nhất định thì địi hỏi phải có sự hỗ trợ từ phía Nhà nước. Yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình kinh doanh nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng là Nhà nước tạo ra hành lang pháp lý hồn thiện và mơi trường cạnh tranh lành mạnh cụ thể là:
- Hoàn thiện hệ thống thuế
Điều 11 Thông tư 78 / 2014 / TT-BTC từ ngày 01/01//2016 mức thuế suất thu nhập DN là 20% đối với DN có mức doanh thu dưới 20 tỷ đồng và mức thuế suất 22% với DN có doanh thu trên 20 tỷ. Đối với các DN có vốn đầu tư nước ngoài áp dụng mức thuế suất ưu đãi gồm 10% trong thời hạn 15 năm, 17% trong thời hạn 10 năm, miễn thuế tối đa 4 năm và giảm 50% thuế tối đa 9 năm.Vì vậy các DN trong nước cịn thấy có sự phân biệt đối xử, chưa công bằng. Trong thời gian tới Nhà nước nên cùng áp dụng mức thuế thu nhập DN đối với toàn bộ các DN.
Xem xét lại mức thuế đối với doanh nghiệp thực sự sử dụng tiền từ lợi nhuận sau thuế để đầu tư, tái đầu tư theo hướng mở rộng sản xuất, nâng cao công nghệ, thay đổi, cải tiến kỹ thuật... Nhà nước nên hỗ trợ bằng cách giảm thuế gọi là khoản đầu tư chính đáng để DN phát triển sản xuất. Các DN muốn được giảm thuế theo khoản này phải có những đề án, những khoản thu chi rõ ràng chứng minh dùng lợi nhuận để lại để đầu tư, tái đầu tư.
- Tiếp tục hồn thiện mơi trường pháp lý và cải cách thủ tục hành chính.
Mặc dù thời gian qua nhà nước khơng ngừng hồn thiện môi trường pháp lý như việc áp dụng luật DN thay luật công ty và luật DN tư nhân, xoá bỏ giấy phép xuất khẩu ...Nhưng hiện nay các DN đang gặp nhiều lúng túng
họp lối với các quyết định của Nhà nước bỏi không chỉ nội dung của luật mà ngay cả các văn bản hướng dẫn thi hành còn rất nhiều vấn đề bất cập mâu thuẫn.
- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông vận tải, thông tin liên lạc, tài chính ngân hàng để phục vụ tốt cho hoạt động kinh doanh. Đặc biệt Nhà nước nên đầu tư phát triển hệ thống tàu biển ,bến bãi, phương tiện bốc dỡ để các DN Việt Nam giành được thế chủ động trong việc đàm phán và ký kết các hợp đồng ngoại thương.
- Hỗ trợ về vốn cho các doanh nghiệp.
Đối với các doanh nghiệp khi tham gia vào kinh doanh quốc tế thì địi hỏi phải có nguồn vốn lớn, nhất là với doanh nghiệp nhập khẩu là chủ yếu. Hiện nay vốn ngân sách cấp chiếm tỷ trọng rất nhỏ các doanh nghiệp nhà nước cũng như các doanh nghiệp tư nhân nguồn vốn kinh doanh chủ yếu là vay ngân hàng. Vì vậy Nhà nước nên thay đổi cơ chế cho vay tại các ngân hàng theo hướng đơn giản hoá các thủ tục, giảm lãi suất cho vay để khuyến khích các DN tham gia xuất nhập khẩu. Nên thành lập ngân hàng xuất nhập khẩu để thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, hỗ trợ và khuyến khích lập quỹ bảo hiểm nhập khẩu, quỹ hỗ trợ nhập khẩu.
- Hỗ trợ về thông tin
Các doanh nghiệp ở nước ta nhìn chung là “đói thơng tin” về thị trường xuất nhập khẩu, vì vậy Nhà nước cần hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc xử lý thu thập thông tin về thị trường xuất nhập khẩu, giúp các DN đề ra phương án kinh doanh có hiệu quả cụ thể là:
- Nhà nước nên tổ chức cung cấp định kỳ hàng năm, hàng quý các ấn phẩm thị trường hàng hoá thế giới cho các doanh nghiệp về sức mua, nhu cầu tiêu thụ, các mặt hàng đang được khách hàng quốc tế ưa chuộng, giá cả..
- Nhà nước nên tạo lập kênh thông tin thương mại thông suốt từ thường vụ Việt Nam ở nước ngoài, Bộ thương mại đến các Sở thương mại và các DN. Nhà nước có thể mở các văn phịng tư vấn cho doanh nghiệp.
KẾT LUẬN
Xuất khẩu là một hoạt động kinh doanh không thể thiếu được đối với nền kinh tế của bất kỳ quốc gia nào. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế như ngày nay thì một doanh nghiệp muốn đứng vững được trên thị trường và vươn lên chiến thắng cạnh tranh đòi hỏi doanh nghiệp phải khơng ngừng hồn thiện hoạt động kinh doanh của mình một cách tốt nhất.
Với những kết quả kinh doanh mà công ty cổ phần Tổng công ty May Đáp Cầu đã đạt được trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu thời gian qua cho thấy Cơng ty có rất nhiều triển vọng trong việc phát triển bản thân trên thị trường quốc tế. Trong thời gian tới, Cơng ty cịn phải cố gắng nhiều hơn nữa để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất khẩu của mình, góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước.
Đề tài đã hệ thống hóa được lý luận về xuất khẩu hàng may mặc. Hơn nữa, thơng qua việc phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh xuất khẩu đã chỉ ra những điểm mạnh và điểm yếu của Công ty khi tham gia vào thị trường quốc tế. Nhờ đó những giải pháp đã nêu trong bài mang tính sát thực với tình hình hiện nay của Công ty.
Với những giải pháp nêu trên, em hy vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ vào việc hoàn thiện hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng may mặc của Công ty trong thời gian tới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách
1.1 Bùi Xuân Lưu (2006). Giáo trình kinh tế ngoại thương. NXB Lao động - Xã hội.
1.2 La Văn Thái (2013). Những vấn đề lí luận chung về hoạt động xuất khẩu và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu của các DN trong nền kinh tế thị trường. Thư viện học liệu mở Việt Nam (VOER).
1.3 Lê Ngọc Hải (2013). Lý luận chung về hoạt động xuất khẩu. Thư viện học liệu mở Việt Nam (VOER).
1.4 P S. TS. Nguy n Năng Ph c (2011). Giáo trình phân tích báo cáo Tài chính NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.
1.5 Trần Ngọc Diệu. Bùi Hoàng Châu (2006). Đánh giá tài sản và nguồn vốn trong bảng cân đối kế toán
2. Website
2.1 Cổng thông tin điện tử Tổng công ty May Đáp Cầu: http://www.dagarco.vn/
2.2 Cổng thơng tin sàn chứng khốn Viet Stock :
https://finance.vietstock.vn/505-nganh-san-xuat-cac-san-pham-may-mac.htm 2.3 Cổng thơng tin điện tử Tập đồn Dệt May Việt Nam :
https://vinatex.com.vn/
2.4 Cổng thông tin điện tử Café F: http://s.cafef.vn/upcom/DCG-cong-ty-co- phan-tong-cong-ty-may-dap-cau.chn
2.5 Cổng thông tin điện tử XNK: https://www.gso.gov.vn/xuat-nhap-khau/
3. Tài liệu Công ty cổ phần Tổng công ty May Đáp Cầu cung cấp
3.1 Báo cáo tài chính Hợp nhất Kiểm tốn năm 2019 3.2 Báo cáo tài chính Hợp nhất Kiểm tốn năm 2020 3.3 Báo cáo tài chính Hợp nhất Kiểm tốn năm 2021 3.4 Báo cáo tình hình quản trị năm 2020
3.5 Báo cáo tình hình quản trị năm 2021 3.6 Báo cáo thường niên năm 2019 3.7 Báo cáo thường niên năm 2020 3.8 Báo cáo thường niên năm 2021