5. Kết cấu khóa luận
2.1 Tổng quan về xuất khẩu dệt may Việt Nam
2.1.2 Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu
Áo jacket, 17.70%
Áo thun, 20.50%
Quần, 35.30%
Áo sơ mi, 8.40% Váy, 7.50%
Quần áo trẻ em,
9.70% Khác, 0.90%
CƠ CẤU MẶT HÀNG MAY MẶC XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2019-2021
Hình 2.2: Biểu đồ cơ cấu mặt hàng may mặc xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2019-2021
Cơ cấu xuất khẩu mặt hàng may mặc có sự thay đổi lớn. Các mặt hàng truyền thống như áo jacket, quần, áo các loại và các loại quần áo thời trang, hàng cao cấp đều giảm xuống. Do đại dịch Covid-19 lan rộng trên toàn cầu từ đầu quý II/2020, nhu cầu mua sắm thời trang trên thế giới đã giảm mạnh, nhường chỗ cho các mặt hàng thiết yếu, các mặt hàng phòng chống dịch bệnh. Các doanh nghiệp Việt Nam đã xoay chuyển từng bước để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thế giới và duy trì sản xuất, xuất khẩu giữ chân người lao động qua việc chuyển sang sản xuất và tăng xuất khẩu các nhóm hàng cần thiết cho phịng chống dịch và sản phẩm sử dụng nhiều trong nhà để bù đắp lượng đơn hàng xuất khẩu truyền thống thiếu hụt.
Năm 2020 là năm thể hiện rõ nhất khi các chỉ số về các mặt hàng thiết yếu khác liên tục tăng: Khẩu trang đạt khoảng 817 triệu USD, đồ bảo hộ lao
động đạt 757 triệu USD (tăng 283%, tương đương 559 triệu USD). Màn, rèm, thảm đạt 415 triệu USD (tăng 3,7%, tương đương 15 triệu USD), quần áo ngủ đạt 222 triệu USD (tăng 12,5%, tương đương 25 triệu USD), quần áo y tế đạt 161 triệu USD (tăng 17,5%, tương đương 23 triệu USD).
Bảng 2.2: Một số mặt hàng dệt may xuất khẩu năm 2020
Mặt hàng Năm 2020 (triệu USD) Tăng/giảm so với năm 2019 (%) Khẩu trang 817 - Đồ bảo hộ lao động 757 283 Màn, rèm, thảm 415 3,66 Quần áo ngủ 222 12,5 Quần áo y tế 161 17,5
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam