Yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu sản phẩm may mặc tại công ty cổ phần tổng công ty may đáp cầu (Trang 36 - 40)

5. Kết cấu khóa luận

2.3 Phân tích thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu

2.3.1 Yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

- Chiến lược, phát triển kinh tế – xã hội chính sách và pháp luật của Nhà nước

Bộ Công Thương đã xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, ban hành Quyết định số 493/QĐ-TTg ngày 19/4/2019 phê duyệt Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 với mục tiêu: “Xuất nhập khẩu phát triển bền vững với cơ cấu cân đối, hài hoà, phát huy lợi thế cạnh tranh, lợi thế so sánh, phát triển thương hiệu hàng hoá Việt Nam, nâng cao vị thế quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu, là động lực của tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”. Đây là một chiến lược tập trung vào việc tạo ra các sản phẩm xuất khẩu ngày càng phù hợp hơn với nhu cầu của thị trường thế giới dựa trên cơ sở khai thác tốt với nhu cầu của thị trường quốc gia. Với chiến lược này, Nhà nước có các chính sách phát triển cụ thể cho từng giai đoạn nhằm khuyến khích mọi cá nhân, tổ chức kinh tế tham gia hoạt động xuất khẩu trong đó có doanh nghiệp ngoại thương.

Việc khuyến khích hoạt động xuất khẩu được thể hiện ở các chính sách, các biện pháp liên quan đến việc tạo nguồn hàng cho xuất khẩu, tạo môi trường thuận lợi cho xuất khẩu, hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu.

- Các yếu tố về kinh tế và hội nhập quốc tế

Hội nhập kinh tế quốc tế được các quốc gia/vùng lãnh thổ thực hiện bằng những phương thức chủ yếu và có thể phân biệt như sau:

Thứ nhất, thỏa thuận thương mại ưu đãi: Đây là phương thức thấp nhất của hội nhập kinh tế quốc tế. Theo phương thức này, các quốc gia/vùng lãnh thổ tham gia các thoả thuận/hiệp định, trong đó cam kết dành cho nhau các ưu đãi về thuế quan và phi thuế quan đối với hàng hóa của nhau, tạo thành các ưu đãi thương mại, ví dụ: Hiệp định về thỏa thuận thương mại ưu đãi ASEAN năm 1977.

viên đồng ý để loại trừ thuế quan, hạn ngạch và ưu đãi khác trong thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và các lĩnh vực khác liên quan giữa các quốc gia/vùng lãnh thổ trong nhóm.

Thứ ba, hiệp định đối tác kinh tế: Hiệp định đối tác kinh tế cũng là một xu hướng mới nổi trong hợp tác kinh tế quốc tế hiện nay. Hiệp định đối tác kinh tế có thể là đối tác giữa một nhóm nước (khu vực), chẳng hạn: Hiệp định đối tác tồn diện và tiến bộ xun Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định đối tác toàn diện khu vực (RCEP) (các nước ASEAN và các đối tác đang đàm phán), Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện giữa các quốc gia thành viên ASEAN và Nhật Bản (AJCEP) hoặc hiệp định đối tác song phương như: Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA )

Thứ tư, thị trường chung: Thị trường chung có đầy đủ các yếu tố của hiệp định đối tác kinh tế và liên minh thuế quan, cộng thêm các yếu tố như tự do di chuyển các yếu tố sản xuất (vốn, lao động) giữa các nước thành viên. Khối ASEAN cũng đã tuyên bố hình thành Cộng đồng ASEAN dựa trên 3 trụ cột là Cộng đồng chính trị - an ninh. Cộng đồng kinh tế và Cộng đồng văn hóa – xã hội. Đối với Cộng đồng kinh tế ASEAN, mục tiêu chính là nhằm hình thành một khu vực kinh tế ASEAN ổn định, thịnh vượng và có khả năng cạnh tranh cao, trong đó hành hóa, dịch vụ, đầu tư sẽ được chu chuyển tự do và vốn được lưu chuyển tự do hơn, kinh tế phát triển đồng đều.

Thứ năm, liên minh thuế quan: Liên minh thuế quan là một hình thức của hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó, thuế quan giữa những nước thành viên đều được loại bỏ, chính sách thương mại chung của liên minh đối với những nước không thành viên được thực hiện. Các thành viên của liên minh ngoài việc cắt giảm và loại bỏ thuế quan trong thương mại nội khối cịn thống nhất thực hiện chính sách thuế quan chung đối với các nước bên ngoài khối thành viên.

Thứ sáu, liên minh kinh tế và tiền tệ: Liên minh kinh tế là hình thức cao của hội nhập kinh tế quốc tế. Liên minh kinh tế được xây dựng trên cơ sở các quốc gia thành viên thống nhất thực hiện các chính sách thương mại, tiền tệ, tài chính và một số chính sách kinh tế - xã hội chung giữa các thành viên với nhau và với các nước ngoài khối.

Việc thành lập các hiệp định thương mại quốc tế góp phần rất lớn cho hoạt động xuất nhập khẩu của quốc gia nói chung và các doanh nghiệp xuất khẩu nói riêng. Cơng ty May Đáp Cầu là một trong những doanh nghiệp được hưởng ưu đãi từ các hiệp định trên vì là cơng ty chun xuất khẩu. Điển hình như thuế nhập khẩu của Mỹ đối với hàng may mặc từ các nước khơng có hiệp định thương mại trung bình là 18%. Khi Việt Nam có hiệp định thương mại với Mỹ thì mức thuế nhập khẩu sẽ về 0%. Như vậy, hàng may mặc của mình sẽ rẻ hơn so với các nước khác khoảng 18%. Đây là một điều kiện tốt để doanh nghiệp có thể gia tăng sản lượng và sức cung ứng của mình vào thị trường có các hiệp định thương mại.

- Yếu tố tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đối hay cịn được gọi là tỷ giá trao đổi ngoại tệ. Đây là tỷ lệ trao đổi giữa hai đồng tiền hai nước. Hiểu một cách đơn giản thì đây là việc chuyển đổi giá của đồng tiền này sang đồng tiền của quốc gia khác. Hoặc cụ thể hơn chính là số lượng tiền tệ cần thiết để mua 1 đơn vị tiền của nước khác. Công ty May Đáp Cầu dùng đồng thanh toán USD cho mọi giao dịch quốc tế.

Nguồn: Ngân hàng Vietcombank

22200 22400 22600 22800 23000 23200 23400 23600 23800

1-Jan 2-Jan 3-Jan 4-Jan 5-Jan 6-Jan 7-Jan 8-Jan 9-Jan 10-Jan 11-Jan 12-Jan

Diễn biến thay đổi tỷ giá VNĐ/USD giai đoạn 2019-2021

2019 2020 2021

Hình 2.4: Biểu đồ diễn biến thay đổi tỷ giá VNĐ/USD giai đoạn 2019-2021

ngưỡng 23.250 VND/USD, đến ngày 31/5/2019, tỷ giá VND/USD biến động mạnh dao động quanh mức 23.455 VND/USD ở chiều bán ra, sau đó giảm dần trong các tháng cuối năm.

Bốn tháng đầu năm 2020 tỷ giá có xu hướng leo dốc khá nhanh nhưng sau đó lại bị giảm sâu. Giá trị của đồng USD trượt dài do những cú sốc kép từ chính sách nới lỏng tiền tệ của NHTW các nước trên thế giới và tiếp tục bị giảm sâu cho đến cuối năm 2022.

Sự biến đổi tỷ giá giữa đồng USD/VNĐ gây những ảnh hưởng khơng nhỏ đến cơng ty. Vì cơng ty chủ yếu giao dịch bằng đồng USD nên khi tỷ giá hối đoái thấp, tức giá trị đồng nội tệ cao sẽ làm cho giá cả hàng hóa của Cơng ty ở nước ngồi tăng lên, đắt hơn so với hàng hóa của nước khác, làm giảm tính cạnh tranh, hạn chế lượng tiêu thụ, từ đó hạn chế sự phát triển của hoạt động xuất khẩu. Tuy nhiên, khi tỷ giá hối đoái cao, tức giá trị đồng nội tệ thấp sẽ làm cho giá cả hàng hóa của Cơng ty ở nước ngồi thấp, rẻ hơn so với hàng hóa của nước khác, làm tăng tính cạnh tranh, tiêu thụ nhanh hàng hóa, từ đó tạo điều kiện để mở rộng phát triển hoạt động xuất khẩu. Đây là một trong những lý do khiến các nước phá giá đồng nội tệ để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu. Mức độ tăng giảm của tỷ giá cũng là một trong những yếu tố quyết định để công ty đưa ra mức sản lượng phù hợp với mức giá hiện hành.

Tuy nhiên, việc chỉ sử dụng một đồng tiền thanh toán sẽ gây nhiều bất lợi cho cơng ty. Vì tỷ giá luôn biến đổi thất thường, việc chỉ sử dụng một đồng tiền thanh toán sẽ khiến cho công ty rơi vào những thời kỳ khủng hoảng khi đồng tiền liên tục rớt giá.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu sản phẩm may mặc tại công ty cổ phần tổng công ty may đáp cầu (Trang 36 - 40)