Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh xuất khẩu

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu sản phẩm may mặc tại công ty cổ phần tổng công ty may đáp cầu (Trang 25)

5. Kết cấu khóa luận

1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh xuất khẩu

Khả năng xuất khẩu sản phẩm được hiểu là năng lực của các sản phẩm có điều kiện sản xuất trong nước hiệu quả hơn so với các sản phẩm khác và có tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của một quốc gia. Khi phân tích và đánh giá khả năng xuất khẩu của một sản phẩm, ta cần xây dựng một hệ thống chỉ tiêu đánh giá. Tùy theo cách tiếp cận khác nhau sẽ có những chỉ tiêu khác nhau. Dựa trên các tư tưởng cốt lõi của các lý thuyết về khả năng xuất khẩu, có thể thấy để phân tích và đánh giá khả năng xuất khẩu tại một thị trường nào đó ta có thể sử dụng những chỉ tiêu cơ bản sau:

1.3.1 Hiệu quả tài chính

 Về kim ngạch xuất khẩu

Kim ngạch sản phẩm xuất khẩu là tổng giá trị xuất khẩu của toàn bộ hàng hóa của một doanh nghiệp hay một quốc gia trong một kỳ thời gian cố định có thể là tháng, quý hoặc năm. Các giá trị này được quy đổi, đồng bộ về 1 loại tiền tệ riêng mà nhà nước và các doanh nghiệp thu về. Kim ngạch xuất khẩu là tiêu chí dùng để đánh giá hình hình tài chính kinh tế doanh nghiệp và quốc gia. Kim ngạch xuất khẩu được tính theo cơng thức sau:

Kim ngạch xuất khẩu = Giá trị xuất khẩu /Giá trị nhập khẩu x 100%

 Doanh thu

Doanh thu của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền sẽ thu được do tiêu thụ sản phẩm, cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và các hoạt động khác của doanh nghiệp. Trong kinh tế học, doanh thu thường được xác định bằng:

Doanh thu = Giá bán sản lượng

Chi phí là số tiền phải trả để thực hiện các hoạt động kinh tế như sản xuất, giao dịch,... nhằm mua được các loại hàng hóa, dịch vụ cần thiết cho quá trình sản xuất, kinh doanh

1.3.2 Hiệu quả về mặt xã hội

 Chỉ tiêu lợi nhuận xuất khẩu (ROS)

Tỷ suất này sẽ cho biết được với một đồng doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, sẽ tạo ra được tổng cộng bao nhiêu đồng lợi nhuận (lợi nhuận sau thuế). Do đó giúp doanh nghiệp xác định được hướng đi của mình trong việc lựa chọn mặt hàng và thị trường xuất khẩu để mang lại lợi nhuận tối đa. Chỉ tiêu được tính theo hai cách:

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: q

Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí: q

Trong đó: q : Tỷ suất lợi nhuận xuất khẩu P : Lợi nhuận xuất khẩu

TR : Tổng doanh thu từ hoạt động xuất khẩu TC : Tổng chi phí từ hoạt động xuất khẩu

 Nếu chỉ số ROS của doanh nghiệp dương, điều đó chứng tỏ doanh nghiệp làm ăn có lãi (lợi nhuận sau thuế > 0). ROS càng lớn thì cơng ty đang hoạt động ngày càng tốt.

 Nếu doanh nghiệp có chỉ số ROS âm, chứng tỏ doanh nghiệp đang làm ăn thua lỗ (lợi nhuận sau thuế < 0).

 Chỉ tiêu về sử dụng vốn

- Tỷ số lợi nhuận trên tài sản (ROA)

Tỷ số lợi nhuận trên tài sản (hay Chỉ tiêu hoàn vốn tổng tài sản, Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản). Loại chỉ tiêu này có đặc trưng đó là một loại chỉ số cho biết mỗi đồng đầu tư vào tài sản cụ thể trong doanh nghiệp sẽ tạo ra bao

ROA 100%

- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)

ROE (Return On Equity) là tỷ suất lợi tức trên vốn chủ sở hữu. Đây là một chỉ số đo lường khả năng sinh lời của một khoản đầu tư trên mỗi đồng vốn bỏ ra. ROE là một chỉ số quan trọng đối với các nhà đầu tư tiềm năng. Vì họ muốn xem cơng ty sẽ sử dụng tiền của họ để tạo ra lợi nhuận hiệu quả như thế nào. Tỷ lệ này thường được sử dụng để so sánh sức khỏe của một doanh nghiệp với các doanh nghiệp cùng ngành và với thị trường rộng lớn hơn.

ROE

 Lợi nhuận thuần là số thu nhập, chi phí rịng và thuế mà một cơng ty tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định.

 Vốn chủ sở hữu là phần chênh lệch giữa tài sản và nợ phải trả của công ty. Đây là số tiền cịn lại nếu một cơng ty quyết định thanh toán các khoản nợ của mình tại một thời điểm nhất định.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM MAY MẶC CỦA CÔNG TY CỔ

PHẦN TỔNG CÔNG TY MAY ĐÁP CẦU 2.1 Tổng quan về xuất khẩu dệt may Việt Nam

2.1.1 Kim ngạch xuất khẩu

Sản phẩm may mặc của Việt Nam chủ yếu phục vụ thị trường xuất khẩu. Trong những năm qua, ngành dệt may Việt Nam đã nắm bắt được xu hướng dịch chuyển sản xuất của thế giới.

Ngoài các sản phẩm dệt may truyền thống, các mặt hàng có giá trị tăng cao cũng có tăng trưởng tốt. Đáng chú ý, căng thẳng thương mại giữa Mỹ - Trung Quốc và dịch Covid-19 đã khiến cho xu hướng dịch chuyển nguồn cung ứng ra khỏi thị trường Trung Quốc sang khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam nhanh hơn. Ngành dệt may của Việt Nam cũng là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực và giữ vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế, chiếm 12 - 16% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Theo WTO hiện Việt Nam là nhà xuất khẩu hàng may mặc lớn thứ 3 trên thị trường thế giới sau Trung Quốc, EU. Năm 2021, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành hàng dệt may đạt 40,3 tỷ USD, tăng 15,2% so với năm 2020. Đây cũng được coi là một năm khởi sắc với công nghiệp dệt may Việt Nam sau thời gian dài chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Năm 2020, ngành dệt may là một trong những ngành chịu tác động tiêu cực và kéo dài của dịch Covid-19. Chỉ số sản xuất công nghiệp ngành dệt giảm 0,5%, ngành sản xuất trang phục giảm 4,9% do đại dịch Covid-19 làm đứt gãy nguồn cung nguyên liệu, thu hẹp thị trường tiêu thụ các sản phẩm may mặc, nhu cầu sản phẩm dệt may giảm sút mạnh khi người tiêu dùng trên thế giới chỉ quan tâm đến đồ dùng thiết yếu và phòng chống dịch.

Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Tổng KNXK dệt may 39 35 40.3 KNXK hàng may mặc 32.57 29.81 32.8 Tỷ trọng KNXK hàng may mặc 83.5% 85.2% 81.4% 79.0% 80.0% 81.0% 82.0% 83.0% 84.0% 85.0% 86.0% 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45

Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam giai đoạn 2019-2021 (tỷ USD) Tổng KNXK dệt may KNXK hàng may mặc Tỷ trọng KNXK hàng may mặc

Hình 2.1: Biểu đồ cơ cấu kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam giai đoạn 2019-2021

Trong năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam đạt 32.8 tỷ USD, tăng 9.9% so với năm 2020, trong đó xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI đạt 20.1 tỷ USD, tăng 12.7% so với năm 2020, chiếm 61.5% tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này, tăng so với tỷ trọng 60% của năm 2020.

Quốc gia Kim ngạch 2019 (triệu USD) Kim ngạch 2020 (triệu USD) Kim ngạch 2021 (triệu USD) So sánh tăng giảm 2020/2019 So sánh tăng giảm 2021/2020 +/- % +/- % Hoa Kỳ 14.849 13.987 16.625 -862 94,19 2638 118,86 Khu vực EU 2.987 3.075 3.516 88 102,95 441 114,34 Nhật Bản 3.988 3.531 3.253 -457 88,54 -278 92,13 Hàn Quốc. 3.353,4 2.855 3.697 -498.4 85,14 842 129,49 Trung Quốc 1.594.2 1.368 4.537 -226.2 85,81 3169 331,65 Khu vực 1.467,3 1356 1637 -111.3 92,41 281 120,72

ASEAN Canada 811 793 593 -18 97,78 -200 74,78 Đài Loan 290.1 271 469 -19.1 93,42 198 173,06 Australia 255.4 248 339 -7.4 97,10 91 136,69 Nga 255.3 242 339 -13.3 94,79 97 140,08 Trung Quốc 289.5 229 1344 -60.5 79,10 1115 586,90 Chile 146.3 94 90 -52.3 64,25 -4 95,74 Mexico 121.6 88 132 -33.6 72,37 44 150

Bảng 2.1: Giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trên thế giới giai đoạn 2019-2021 (Nguồn: Tính tốn sơ bộ Cục Hải Quan Việt Nam)

Thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam là Hoa kỳ. Tỷ trọng này thường tăng qua các năm. Năm 2020, xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ đạt kim ngạch lớn nhất trong số các thị trường, đạt 13.99 tỷ USD, giảm 5,8% so với năm 2019 và chiếm tỷ trọng 46,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước.

Đứng thứ hai là thị trường EU, kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng với tốc độ từ 2,95% năm 2019 đến 14,34% năm 2021.Tiếp đến là thị trường Nhật Bản đạt 3.53 tỷ USD, giảm 11,4% so với năm trước và chiếm 11,9% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt, may. Lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ, Việt Nam chiếm trên 20% thị phần hàng may mặc vào Hoa Kỳ. Một trong những nguyên nhân là việc các nhãn hàng may mặc đã và đang chuyển đơn hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam nhằm tránh ảnh hưởng của cuộc xung đột thương mại Mỹ-Trung. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam vào các thị trường Hoa Kỳ, EU, ASEAN, Nga… tăng, trong khi xuất khẩu sang thị trường CPTPP, Đài Loan… giảm. Đáng chú ý, xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, ASEAN trở thành động lực tăng trưởng xuất khẩu của mặt hàng này. Xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam được nhận định sẽ tiếp tục hồi phục trong năm 2022 nhờ kinh tế toàn cầu hồi phục, tỷ lệ phủ vaccine trên toàn thế giới tiếp tục tăng cao, cuộc sống trở lại trạng thái bình thường mới,

chi tiêu đối với hàng may mặc sẽ tăng sau giai đoạn bị “đè nén” do dịch Covid-19.

2.1.2 Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu

Áo jacket, 17.70%

Áo thun, 20.50%

Quần, 35.30%

Áo sơ mi, 8.40% Váy, 7.50%

Quần áo trẻ em,

9.70% Khác, 0.90%

CƠ CẤU MẶT HÀNG MAY MẶC XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2019-2021

Hình 2.2: Biểu đồ cơ cấu mặt hàng may mặc xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2019-2021

Cơ cấu xuất khẩu mặt hàng may mặc có sự thay đổi lớn. Các mặt hàng truyền thống như áo jacket, quần, áo các loại và các loại quần áo thời trang, hàng cao cấp đều giảm xuống. Do đại dịch Covid-19 lan rộng trên toàn cầu từ đầu quý II/2020, nhu cầu mua sắm thời trang trên thế giới đã giảm mạnh, nhường chỗ cho các mặt hàng thiết yếu, các mặt hàng phòng chống dịch bệnh. Các doanh nghiệp Việt Nam đã xoay chuyển từng bước để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thế giới và duy trì sản xuất, xuất khẩu giữ chân người lao động qua việc chuyển sang sản xuất và tăng xuất khẩu các nhóm hàng cần thiết cho phòng chống dịch và sản phẩm sử dụng nhiều trong nhà để bù đắp lượng đơn hàng xuất khẩu truyền thống thiếu hụt.

Năm 2020 là năm thể hiện rõ nhất khi các chỉ số về các mặt hàng thiết yếu khác liên tục tăng: Khẩu trang đạt khoảng 817 triệu USD, đồ bảo hộ lao

động đạt 757 triệu USD (tăng 283%, tương đương 559 triệu USD). Màn, rèm, thảm đạt 415 triệu USD (tăng 3,7%, tương đương 15 triệu USD), quần áo ngủ đạt 222 triệu USD (tăng 12,5%, tương đương 25 triệu USD), quần áo y tế đạt 161 triệu USD (tăng 17,5%, tương đương 23 triệu USD).

Bảng 2.2: Một số mặt hàng dệt may xuất khẩu năm 2020

Mặt hàng Năm 2020 (triệu USD) Tăng/giảm so với năm 2019 (%) Khẩu trang 817 - Đồ bảo hộ lao động 757 283 Màn, rèm, thảm 415 3,66 Quần áo ngủ 222 12,5 Quần áo y tế 161 17,5

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam

2.1.3 Lợi thế so sánh của ngành May mặc Việt Nam

Trong nhiều năm qua, ngành May mặc Việt Nam đã có những bước phát triển ấn tượng và vươn lên trở thành một trong số các ngành công nghiệp mũi nhọn của cả nước, đóng góp 10% giá trị sản xuất cơng nghiệp tồn quốc và tạo cơng ăn việc làm cho gần 3 triệu lao động, chiếm 25% tổng số lao động trong ngành công nghiệp, chiếm gần 10% tổng số lao động của Việt Nam. Khoảng 90% sản xuất may mặc của Việt Nam là để phục vụ xuất khẩu lí do vì:

 Đây là những ngành thuộc ngành cơng nghiệp nhẹ, chủ yếu cung cấp vật phẩm tiêu dùng hàng ngày cho con người như: vải sợi, quần áo,..

 Hoạt động của những ngành này chủ yếu dựa vào nguồn lao động dồi dào và địi hỏi trình độ lao động khơng q cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn cả trong và ngoài nước, nguồn nguyên liệu tại chỗ, nhằm thỏa mãn nhu cầu về các loại hàng hóa thơng thường về ăn, mặc, thay thế hàng nhập khẩu, góp phần đẩy mạnh xuất khẩu.

nhanh, lợi nhuận thu được dễ dàng, thời gian xây dựng tương đối ngắn, quy trình sản xuất khơng phức tạp, có nhiều khả năng xuất khẩu.

Trong tất cả các mặt hàng công nghiệp xuất khẩu hiện nay, May mặc là ngành có kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng cao và là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực, giữ vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế. Tốc độ tăng trưởng trong sản xuất của ngành May mặc bình quân giai đoạn 2019 - 2021 đạt 11%/năm.

2.2 Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Tổng Công ty May Đáp Cầu

2.2.1 Giới thiệu tổng quan về công ty

- Tên công ty viết bằng Tiếng Việt: Công ty Cổ phần Tổng công ty may Đáp Cầu

- Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: DAPCAU GARMENT CORPORATION JOINT STOCK COMPANY

- Tên giao dịch: DAGARCO

- Địa chỉ: Khu 6, Phường Thị Cầu, Thành phố Bắc Ninh, Tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam

- Số điện thoại: 02413821279 - Email : dagarco@hn.vnn.vn - Website: http://www.dagarco.vn/

- Nhãn hiệu sản xuất: Nhãn hiệu hàng hóa số 60531 - Người đại diện: Lương Văn Thư

- Giấy phép đăng ký kinh doanh : số 2300102398 ngày 16/01/2005 do cơ quan thuế đang quản lý: Cục thuế Tỉnh Bắc Ninh

- Vốn điều lệ : 68.250.000.000 (đồng)

2.2.2 Quá trình hình thành và phát triển của của Công ty Cổ phần Tổng công ty may Đáp Cầu công ty may Đáp Cầu

- Tháng 02/1967, Bộ Công Nghiệp Nhẹ ra quyết định thành lập Xí nghiệp may X-2 là xí nghiệp may thứ 2 phục vụ Quốc phịng tại Yên Dũng - Bắc Giang với nhiệm vụ chính là sản xuất theo kế hoạch phục vụ chiến trường của qn đội. Sau đó, Xí nghiệp may X-2 nhiều lần phải di chuyển nhà

máy do chiến tranh, lũ lụt. Đến tháng 3/1973, nhà máy được chuyển về Thị Cầu - Bắc Ninh và sản xuất, hoạt động ổn định từ đó.

- Sau đó Xí nghiệp May X-2 lần lượt được đổi tên thành Xí nghiệp may Đáp Cầu (tháng 08/1978). Công ty may Đáp Cầu (tháng 01/1994). Năm 2004, Công ty may Đáp Cầu đã chuyển sang hình thức cơng ty cổ phần với tên chính thức là Công ty cổ phần May Đáp Cầu theo quyết định số 109/2004/QĐ-BCN ngày 12/10/2004 của Bộ Công Nghiệp. Ngày 06/01/2005, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu số 2300102398 cho Công ty cổ phần May Đáp Cầu với tổng số vốn điều lệ là 10 tỷ đồng.

- Sau 05 lần tăng vốn, hiện nay Công ty CP Tổng Công ty May Đáp Cầu có số vốn điều lệ là 68,25 tỷ đồng trong đó vốn Tập đồn Dệt may Việt Nam nắm giữ là 24,04%.

- Tháng 05/2018, Công ty thực hiện đăng ký lưu ký tập trung tại Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam cho các cổ đông trong công ty. Ngày 13/06/2017, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký chứng khốn số 44/2018/GCNCP-VSD cho Cơng ty CP Tổng Công ty May Đáp Cầu với tổng khối lượng cổ phiếu lưu ký là 5.250.000 cổ phiếu. Đến năm 2022 thì số cổ phiếu lưu ký là 6.834.996 cổ phiếu.

- Tính đến nay Cơng ty cổ phần Tổng Công ty May Đáp Cầu đã trải qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển. Hiện nay Công ty cổ phần Tổng Công ty May Đáp Cầu là một trong các DN nằm trong hệ thống của Tập đoàn Dệt may Việt Nam chuyên sản xuất hàng may mặc xuất khẩu. Công ty đã tự chuyển

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu sản phẩm may mặc tại công ty cổ phần tổng công ty may đáp cầu (Trang 25)