Đánh giá chung cho các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu sản phẩm may mặc tại công ty cổ phần tổng công ty may đáp cầu (Trang 65)

5. Kết cấu khóa luận

2.6 Đánh giá chung cho các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu

hàng may mặc tại công ty cổ phần Tổng công ty May Đáp Cầu

2.6.1 Những mặt tích cực

 Kim ngạch xuất khẩu đạt được các chỉ tiêu đề ra

Trong những năm qua, mức kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của cơng ty ln hồn thành chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Doanh thu của công ty đã có những bước tăng trưởng vượt bậc. Tuy còn nhiều vấn đề tồn đọng nhưng so sánh với các công ty may mặc trong ngành nói riêng và ngành dệt may Việt Nam nói chung thì đây cũng là kết quả tốt thể hiện sự cố gắng của tồn bộ cơng nhân viên trong công ty trong việc khắc phục khủng hoảng, ổn định được cơng tác sản xuất.

 Có những đóng góp tích cực cho xã hội và thực hiện tốt các chính sách của Nhà nước

Hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả và quy mô sản xuất được mở rộng giúp tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động và giúp họ ổn định được cuộc sống. Cơng ty ln thực hiện nghiêm túc các chính sách về thuế, nộp ngân sách Nhà nước, các quy định và luật pháp đối với DN.

 Có mối quan hệ tốt với các đối tác nước ngồi

Cơng tác đàm phán, thực hiện tốt các điều khoản trong hợp đồng được công ty chú trọng và đạt hiệu quả nhất định. Giúp tăng cường mối quan hệ hợp tác với khách hàng ở các châu lục khác nhau như Châu Âu và Châu Mỹ.

Góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu và tạo ấn tượng tốt đẹp về ngành dệt may Việt Nam đối với các đối tác nước ngoài.

2.6.2 Những mặt hạn chế

 Công nhân lao động phổ thông vẫn chiếm tỷ trọng lớn, điều này ảnh hưởng đến năng suất hoạt động và trình độ lao động của cơng ty.

 Cơng tác Marketing của Cơng ty cịn chưa tốt, chỉ chú trọng đến thị trường truyền thống

Công ty chưa chưa chú trọng tìm kiếm các đối tác mới bằng các hình thức tiếp cận thị trường hiện đại. Mọi hoạt động marketing đều dựa theo phương thức truyền thống, công tác quảng cáo, giới thiệu sản phẩm chỉ tiến hành với hầu hết với khách hàng cũ, chủ yếu để duy trì mối quan hệ hợp tác.

 Sự hạn chế về máy móc và trang thiết bị

Phần lớn máy móc và dây chuyền sản xuất của công ty đều là cơng nghệ cũ. Tuy có sự đồng bộ nhưng các khâu sản xuất chưa thực sự liên kết với nhau, trong đó một số quy trình sản xuất vẫn cịn cơng đoạn thủ cơng cũng ảnh hưởng đến năng suất.

 Nguồn cung ứng nguyên phụ liệu là thách thức lớn được đặt ra

Đây là một hạn chế lớn trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty. Do sự hạn chế về nguồn cung nguyên phụ liệu của ngành may trong nước nên chủ yếu đều nhập từ nước ngoài. Nên dễ có sự biến động về giá và số lượng của nguồn cung, ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của công ty.

2.6.3 Cơ hội đối với công ty

Với mức độ tăng trưởng cao, quy mô thị trường tương đối lớn. Nhu cầu về thời trang của các đối tượng khách hàng lớn. Tỷ lệ về dân số và đơ thị có xu hướng tăng mở ra một thị trường đầy tiềm năng đối với công ty.

Hiện tại thì có rất nhiều doanh nghiệp May được thành lập nhưng khả năng cạnh tranh còn thấp, lỗ hổng thị trường lớn. Đây là một trong những lợi thế cho các DN dẫn đầu. Vì trong khi DN khác đang tìm cách để xâm nhập vào thị trường thì mình đã có sẵn, việc của mình là làm sao phát triển sản

Đối với các mặt hàng xuất khẩu, thì ln nhận được sự quan tâm của nhà nước và các cấp lãnh đạo. Vì thế nên việc xuất khẩu được hưởng nhiều ưu đãi hơn.

2.6.4 Các mối đe dọa

Bất kì một doanh nghiệp nào khi tham gia vào thị trường cũng có những đối thủ cạnh tranh nhất định. Họ là những đối thủ có tiềm lực tài chính mạnh và cơng nghệ hiện đại. Hơn nữa, rào cản xâm nhập ngành là mở rộng mà thị trường là lớn và đầy hấp dẫn. Đây là một trong những nguy cơ lớn đối với DN.

Vấn đề về tâm lý tiêu dùng của khách hàng. Hiện nay, vấn đề hàng giả hàng nhái xuất hiện rất nhiều trên thị trường và chúng ta không thể nhận biết được nếu chỉ nhìn bằng mắt thường. Việc làm giả vừa gây xấu uy tín và chất lượng của cơng ty, bên cạnh đó cịn kéo theo những hệ lụy về mặt giá cả. Vì phần lớn người tiêu dùng thích dùng hàng rẻ nhưng phải có thương hiệu. Điều này khiến cơng ty khó đặt ra được những mức giá cạnh tranh so với đối thủ.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM MAY MẶC

TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỔNG CÔNG TY MAY ĐÁP CẦU 3.1 Dự báo bối cảnh

Theo nhận định của Hiệp hội dệt may Việt Nam, năm 2022 tình hình dịch bệnh trên thế giới và Việt Nam vẫn diễn biến rất phức tạp, khó lường, song ngành dệt may vẫn ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực. Theo đó, các thị trường lớn như Mỹ, Liên minh châu Âu (EU)... đã mở cửa trở lại. Đặc biệt, Việt Nam đã thay đổi chính sách từ “zero Covid-19” sang thích ứng an tồn, linh hoạt, kiểm sốt hiệu quả dịch Covid-19, phục hồi và phát triển kinh tế.

Trên cơ sở tình hình diễn biến dịch bệnh, Vitas (Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã xây dựng mục tiêu xuất khẩu cho năm 2022 theo 3 kịch bản:

1. Kịch bản tích cực nhất: phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu 42,5 – 43,5 USD, nếu tình hình dịch bệnh được kiểm sốt cơ bản vào quý I/2022.

2. Kịch bản trung bình là đạt 40-41 tỷ USD, nếu tình hình dịch bệnh được kiểm sốt giữa năm.

3. Kịch bản thấp nhất là đạt 38-39 tỷ USD, trường hợp dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, kéo dài đến cuối năm 2022.

Để thúc đẩy sản xuất của doanh nghiệp dệt may trong thời gian tới, Vitas tiếp tục kết nối giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau và với các doanh nghiệp đầu tư nước ngồi hình thành chuỗi cung ứng; mở rộng thị trường xuất khẩu, tham gia và hoạt động tích cực tại nhiều tổ chức quốc tế lớn chuyên ngành dệt may như Liên đoàn Các nhà sản xuất dệt may quốc tế (ITMF), Liên đồn Dệt may Đơng Nam Á (AFTEX), Liên đoàn Thời trang châu Á (AFF).

COVID-19 cũng làm thay đổi một số xu hướng. Đó là thúc đẩy nhu cầu về các sản phẩm thể thao. Đồng thời cũng thúc đẩy số hóa trong tồn ngành với gần 40% tổng doanh số bán hàng hiện đang được tạo ra từ các kênh kỹ thuật số. Các doanh nghiệp cũng chú trọng hơn đến quy trình sản xuất “xanh”

thu hút nhiều hơn các đơn hàng của các đối tác lớn đang quan tâm đến vấn đề bền vững chuỗi cung ứng toàn cầu như H&M, Uniqlo, Nike, Adidas…

Các chuyên gia dự báo, năm 2022 tổng kim ngạch thương mại dệt may toàn cầu sẽ hồi phục hoàn toàn với khoảng trên 700 tỷ USD. Đây là cơ hội cho ngành dệt may Việt Nam nối tiếp đà tăng trưởng, hướng tới mục tiêu xuất khẩu đạt trên 40 tỷ. Tuy nhiên, do đặc thù của ngành là thâm dụng lao động và phụ thuộc nhiều vào chuỗi cung ứng, vì vậy, song song với việc chủ động nguyên liệu sản xuất, các DN Việt Nam cũng cần chủ động và linh hoạt xây dựng các phương án sản xuất để không bị đứt gãy các đơn hàng xuất khẩu trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19.

3.2 Định hướng của Công ty

Bảng 3.1: Mục tiêu về kim ngạch xuất khẩu của công ty trong năm 2022

Chỉ tiêu Năm 2022 So sánh tăng giảm

2022/2021

Kim ngạch xuất khẩu 380 (tỷ đồng) 18,75%

Nguồn: Phòng kinh doanh XNK

Cùng với xu hướng phát triển chung của ngành Dệt May Việt Nam, Công ty cổ phần Tổng Công ty may Đáp cầu cũng có những hướng đi riêng trong việc xuất khẩu hàng hóa ra các thị trường nước ngồi. Ngồi việc thực hiện mục tiêu của mình Cơng ty cũng góp phần làm cho ngành Dệt May Tỉnh Bắc Ninh nói riêng và của Việt Nam nói chung thêm lớn mạnh, đẩy mạnh tăng trưởng nền kinh tế đất nước. Để đặt được mức tăng trưởng như đã đề ra cơng ty có những phương hướng phát triển cụ thể trong những năm tới như sau:

3.2.1 Về chất lượng sản phẩm

Đối với Công ty May Đáp Cầu, sự thành bại trên thị trường phụ thuộc vào sự thích hợp của chất lượng sản phẩm, sự phù hợp của giá cả và điều kiện mua bán giao nhận. Trong đó cạnh tranh về chất lượng sản phẩm là cạnh tranh mạnh mẽ và quan trọng nhất. Bởi vì sản phẩm may mặc khơng chỉ thoả mãn nhu cầu bảo vệ mà quan trọng hơn đó là nhu cầu làm đẹp, nhu cầu khẳng định địa vị nên họ sẵn sàng chấp nhận mức giá cao hơn để có được

điều đó. Để chất lượng sản phẩm được nâng cao công ty thực hiện những biện pháp sau:

- Đầu tư nâng cấp trang thiết bị, quy trình sản xuất sản phẩm may.

- Đảm bảo chất lượng vật tư dụng cho sản xuất sử dụng đúng định mức tiêu chuẩn kỹ thuật.

- Chăm lo đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề.

- Tổ chức học tập nâng cao trình độ tay nghề cho cơng nhân.

- Thực hiện tốt công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi xuất khẩu

3.2.2 Đa dạng hoá và cải tiến mẫu mã sản phẩm

Hiện nay nhu cầu của người tiêu dùng ln ln thay đổi do đó để đáp ứng được nhu cầu đó của người tiêu dùng nên phải thường xuyên thay đổi, cải tiến mẫu mã sản phẩm của mình. Trong thời gian tới để đẩy mạnh hơn nữa khả năng đa dạng hố sản phẩm thì cần:

- Điều tra nghiên cứu thị trường để tìm ra nhu cầu hiện tại của người tiêu dùng từ đó tìm cách đáp ứng tốt nhất các nhu cầu này.

- Cần có chiến lược đa dạng hố sản phẩm một cách cụ thể và các điều kiện cần thiết cho triển khai thực hiện chiến lược đó.

3.2.3 Về cơ cấu tổ chức và quản lý

Tiến tới hoàn thiện và mở rộng thêm bộ phận kinh doanh và các dịch vụ bán hàng. Để tận dụng nguồn vật tư dư thừa cũng như nguồn vật tư trong nước, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho các cán bộ quản lý, đội ngũ cán bộ cần phải biết quản lý sản xuất kinh doanh, biết thu thập và xử lý các thông tin cần thiết một cách khoa học, biết xác lập và xác định mục tiêu, ra các quyết định hợp lý và kịp thời. Mở rộng và đào tạo cán bộ trên các lĩnh vực: chuyên môn, ngoại ngữ, tin học…

3.2.4 Về lao động

thích ứng với cơ chế thị trường. Cơng nhân phải có trách nhiệm bảo quản máy móc thiết bị mà mình phụ trách, có tác phong cơng nghiệp trong sản xuất dây chuyền, vận hành máy móc

3.2.5 Về máy móc thiết bị

Tiếp tục đầu tư hồn thiện dần máy móc, thiết bị theo cơng nghệ hiện đại để có khả năng sản xuất các sản phẩm đòi hỏi kỹ thuật cao, thích ứng với các thị trường khó tính nhất.

3.3 Giải pháp đối với cơng ty

Nhóm yếu tố thị trường nước ngoài được thể hiện qua 05 tiêu chí cơ bản: (1) Các quy định pháp lý về nhập khẩu, (2) Mức độ tương đồng văn hóa tại nước nhập khẩu, (3) Tính cạnh tranh của sản phẩm tại thị trường nước nhập khẩu, (4) Các rào cản từ thị trường nước nhập khẩu, (5) Sự biến động của thị trường thế giới. Để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu công ty cần áp dụng một số giải pháp sau đây:

3.3.1 Đầu tư, thiết kế, phát triển xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp

Dù đã hoạt động hơn 50 năm trong lĩnh vực ngành Dệt may nhưng công ty May Đáp Cầu vẫn chưa cho thấy được thương hiệu của mình trên thị trường nội địa dù hoạt động rất mạnh ở thị trường quốc tế. Thương hiệu là một cam kết tuyệt đối về chất lượng, dịch vụ và giá trị trong một thời gian dài và đã được chứng nhận qua hiệu quả sử dụng và bởi sự thoả mãn của người tiêu dùng. Đây là một hạn chế khiến cho cơng ty khó xâm nhập được vào thị trường nội địa vì thương hiệu của Cơng ty ở thị trường này dường như chưa được tạo dựng. Chính vì vậy, để xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty cần:

Xác định chiến lược kinh doanh tổng thể: Bản chất của thương hiệu

là đầy hứa hẹn và khả năng mang lại, nếu chiến lược kinh doanh tổng thể có mục đích rõ ràng thì việc phát triển thương hiệu sẽ dễ dàng hơn.

Xác định được khách hàng mục tiêu và nhóm khách hàng tiềm năng: Việc tìm hiểu về hành vi mua sắm của nhóm khách hàng thơng qua

hoạt động của họ trên mạng xã hội rất quan trọng. Từ điều này sẽ dễ dàng phân loại và có chính sách tiếp cận phù hợp hơn.

Định vị thị trường (phát triển đinh vị thương hiệu): Điều này chính

là sự khẳng định mạnh mẽ với khách hàng sự khác biệt của Công ty với đối thủ, nêu rõ lý do tại sao khách hàng phải chọn sản phẩm của Công ty mà không phải của một doanh nghiệp nào khác.

Phát triển tên, logo, khẩu hiệu doanh nghiệp: Nhận diện thương hiệu

thơng qua tên, hình ảnh, logo, khẩu hiệu là các làm có tính định hình, đây là cơng cụ hỗ trợ đắc lực cho việc quảng bá thương hiệu.

Phát triển trang web: kinh doanh thương mại điện tử đặc biệt đề cao

vai trò của website, khách hàng sẽ quay lại để tìm hiểu thơng tin về doanh nghiệp nhiều hơn tại đây. Web phải chứ nội dung quý giá, đặc biệt chăm chút về thiết kế, sự logic là điều khách hàng mong đợi để nhanh chóng tìm ra thứ họ muốn. Ngồi ra việc tối ưu hóa cơng cụ tìm kiếm (SEO) sẽ hỗ trợ đưa khách hàng về với web cao hơn.

Định hướng phát triển nội dung nhất quán: Kinh doanh thương mại

điện tử đòi hỏi định hướng nội dung trên website và các kênh hỗ trợ phải nhất quán. Đầu tư vào việc xây dưng nội dung làm tăng khả năng hiện thị và danh tiếng, hãy đảm bảo những thứ khách hàng nhận được đều có giá trị, thực sự bổ ích và đáp ứng được nhu cầu thông tin đang cần. Nên nhớ rằng, sức mạnh của thương hiệu được định hướng bằng danhh tiếng và tầm nhìn.

Xây dựng cơng cụ tiếp thị đủ mạnh: Đừng để khách hàng mất quá

nhiều thời gian để tìm thấy Cơng ty, trong khi doanh nghiệp có thể tận dụng rất nhiều cơng cụ hỗ trợ khác nhau để tiếp cận khách hàng. Tận dụng tất cả các kênh có thể tiếp cận với người dùng và tận dụng nó bằng cách đầu tư có hiệu quả.

Liên tục theo dõi, phát hiện và điều chỉnh: Một khi đã bỏ thời gian

xây dựng và phát triển thì phải thực hiện nó với quyết tâm cao nhất. Cơng ty cần liên tục theo dõi từ tổng thể đến chi tiết, điều này giúp Công ty chắc chắn

được chiến lược mình đưa ra phù hợp hay chưa và có sự điều chỉnh kịp thời để không làm ảnh hưởng đến kỳ vọng phát triển thương hiệu.

3.3.2 Mở rộng thị trường trong nước

Khi đã xây dựng được một thương hiệu mạnh thì ngồi việc đẩy mạnh hoạt động xuất khan, cơng ty có thể đẩy mạnh việc mở rộng thị trường trong nước vì thị trường may mặc trong nước là một thị trường vô cùng tiềm năng. Theo kết quả của cuộc Tổng điều tra năm 2019, tính tới 0h ngày 01/04/2019 dân số Việt Nam là 96.208.984 người. Hiện nay Việt Nam đang là quốc gia đông dân thứ ba trong khu vực Đông Nam Á và thứ 15 trên Thế giới. Đây là một điều kiện rất tốt để ngành dệt may có thể phát triển. Vì may mặc là một nhu cầu thiết yếu của con người. Bên cạnh đó việc mở rộng thị trường trong

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu sản phẩm may mặc tại công ty cổ phần tổng công ty may đáp cầu (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)