DỰ BÁO XU HƢỚNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CHO THUÊ TÀI CHÍNH

Một phần của tài liệu Dịch vụ cho thuê tài chính cơ hội và thách thức trong thời kỳ hội nhập WTO (Trang 71 - 73)

1. Dự báo xu hƣớng phát triển dịch vụ CTTC trong thời gian tới

Xu hƣớng vận động của thị trƣờng CTTC trong tƣơng lai có vai trò quan trọng đối với việc phát triển kinh tế. Với những ƣu thế của mình, CTTC sẽ khuyến khích các thành phần kinh tế, đặc biệt là các tổ chức tài chính trung gian đầu tƣ vào hoạt động này nhằm tăng cƣờng nguồn vốn đầu tƣ cho nền kinh tế. Thị trƣờng CTTC sẽ là một kênh chuyển tải vốn đầu tƣ trong nƣớc và nƣớc ngoài hiệu quả, giúp các doanh nghiệp nƣớc ta nhanh chóng đổi mới thiết bị, công nghệ trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Trong khi thị trƣờng CTTC ở các nƣớc phát triển đang có xu hƣớng bão hòa, các cơng ty CTTC ở đó đang phải tìm cách đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ của mình và tìm kiếm thị trƣờng mới thì CTTC Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn đầu phát triển. Cùng với sự tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trƣớc nhiều cơ hội, đồng thời cũng phải đối mặt với nhiều thách thức mà một trong số đó là sự cạnh tranh gay gắt khi hàng hóa nƣớc ngồi xâm nhập vào thị trƣờng với chất lƣợng cao và giá thành thấp. Hiện nay, công nghệ sản xuất và thiết bị máy móc của các doanh nghiệp Việt Nam cịn có tỷ lệ lạc hậu rất cao và do đó khó có thể nâng cao chất lƣợng sản phẩm, hạ giá thành và từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh. Chính vì vậy nhu cầu đổi mới máy móc thiết bị, hiện đại hóa dây chuyền sản xuất là nhu cầu đang ngày càng bức xúc của các doanh nghiệp Việt Nam. Và với trên 95% là các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì CTTC thực sự sẽ là

Khoá luận tốt nghiệp

kênh dẫn vốn hiệu quả đối với các doanh nghiệp. Chính vì vậy cũng có thể thấy trƣớc một thị trƣờng CTTC với nhiều sôi động và phát triển trong thời gian tới. Dự kiến trong những năm tới thị trƣờng CTTC Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trƣởng mạnh mẽ với tốc độ tăng trƣởng hàng năm ít nhất cũng tƣơng đƣơng với tốc độ tăng trƣởng tín dụng. Theo dự báo, đến năm 2010 qui mô thị trƣờng CTTC đạt 74.686 tỷ VND.

Sự vận động và phát triển của thị trƣờng CTTC sẽ ngày càng làm đa dạng hóa thị trƣờng vốn làm đa dạng hóa hình thức tích tụ và tập trung vốn cho nền kinh tế trong điều kiện thị trƣờng chứng khoán phát triển chƣa ổn định, NHTM chỉ đáp ứng đƣợc một phần nhu cầu vốn trung dài hạn cho việc đầu tƣ đổi mới máy móc thiết bị của doanh nghiệp Việt Nam. Tức là phát triển thị trƣờng CTTC sẽ tạo ra sự chuyển đổi về cơ cấu tín dụng đặc biệt là giảm bớt gánh nặng của hệ thống các NHTM.

2. Định hƣớng phát triển của dịch vụ CTTC

Xuất phát từ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội Việt Nam đến năm 2010, xuất phát từ các yêu cầu đối với quá trình phát triển thị trƣờng CTTC Việt Nam trong tƣơng lai, định hƣớng phát triển thị trƣờng CTTC Việt Nam đến năm 2010 là:

 Phát triển thị trƣờng CTTC phải đảm bảo là một bộ phận của thị trƣờng tài chính đồng bộ và thống nhất, vận hành theo cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của nhà nƣớc, là một kênh huy động vốn đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn cho đầu tƣ phát triển, cho CNH-HĐH đất nƣớc, đảm bảo hoàn thành mục tiêu về huy động nguồn lực tài chính trong chiến lƣợc tài chính quốc gia đến năm 2010.

 Phát triển thị trƣờng CTTC phải đảm bảo từng bƣớc tự do hóa có trật tự, các hoạt động trên thị trƣờng CTTC đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các chủ thể tham gia thị trƣờng. Để đạt đƣợc mục tiêu đó, nhà nƣớc phải xây dựng hoàn thiện và nâng cao năng lực hệ thống pháp luật về thị trƣờng tài

Khoá luận tốt nghiệp

chính nói chung và thị trƣờng CTTC nói riêng đảm bảo tính đồng bộ thống nhất, minh bạch ổn định và phù hợp với thông lệ quốc tế.

 Phát triển thị trƣờng CTTC phải đảm bảo đa dạng hóa các sản phẩm tài chính, các hình thức đầu tƣ, khuyến khích các cơng ty CTTC và các định chế tài chính trung gian phát triển các sản phẩm dịch vụ tài chính mới, cung cấp các dịch vụ trọn gói và nâng cao chất lƣợng dịch vụ. Phát triển cả số lƣợng và chất lƣợng hoạt động của các trung gian tài chính theo nhiều hình thức hoạt động kinh doanh, tăng mức vốn tối thiểu và vốn pháp định, củng cố và nâng cao năng lực kinh doanh và sức cạnh tranh của các chủ thể.

 Phát triển dịch vụ CTTC phải đảm bảo sự vận hành an toàn lành mạnh và có hiệu quả, từng bƣớc mở cửa thị trƣờng đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế cho phép các đối tác nƣớc ngoài tham gia vào thị trƣờng CTTC với mức độ hợp lý khai thác tối đa các tác động tích cực và hạn chế tối đa các tác động tiêu cực của quá trình hội nhập, tạo điều kiện để thị trƣờng CTTC vừa là một kênh nhận vốn đầu tƣ nƣớc ngoài vừa là một kênh chuyển giao công nghệ trong q trình cơng nghiệp hóa thời kỳ hội nhập WTO.

Một phần của tài liệu Dịch vụ cho thuê tài chính cơ hội và thách thức trong thời kỳ hội nhập WTO (Trang 71 - 73)