Chính sách quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam (Trang 29 - 32)

2. Quản trị rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thƣơng mại

2.4. Chính sách quản trị rủi ro tín dụng

2.4.1. Giới hạn hoặc giảm giá rủi ro tín dụng

Giới hạn cho vay đối với khách hàng lớn (Large Expossures) là tổng mức rủi ro cao nhất mà NHTM có thể chấp nhận đối với khách hàng. Luật pháp các nƣớc đều đƣa ra giới hạn này nhằm ngăn chặn các ngân hàng tập trung cho vay quá nhiều vào một khách hàng hoặc một nhóm khách hàng. Giới hạn này thƣờng dƣợc thiết lập trên cơ sở mức vốn của ngân hàng (thƣờng ở mức từ 10% đến 25%). Trong khi thiết lập các giới hạn, ngân hàng phải tính tốn đầy đủ các loại hình rủi ro tín dụng (chẳng hạn nhƣ các vấn đề bảo lãnh, chấp nhận thanh tóan, L/C…), xác định rõ khái niệm khách hàng và nhóm khách hàng liên quan.

Giới hạn cho vay nhóm khách hàng có liên quan là tổng mức rủi ro cao nhất mà ngân hàng có thể chấp nhận đối với nhóm khách hàng đó. Hiện nay, khái niệm về nhóm khách hàng có liên quan vẫn còn đang gây tranh cãi và

chƣa thống nhất hồn tồn về tiêu chí xây dựng. Tuy nhiên, các quy định về giới hạn tối đa cho nhóm khách hàng có liên quan lại đang tỏ ra đặc biệt có ý nghĩa do việc cho vay loại khách hàng này hiện đang trở nên phổ biến tại một số ngân hàng có xu hƣớng thịnh hành phƣơng pháp cho vay dựa trên uy tín hơn là căn cứ trên các thủ tục và điều kiện cho vay mang tính thƣơng mại và truyền thống. Thông lệ quốc tế cho thấy giới hạn tối đa của các TCTD đối với hoạt động cho vay của nhóm khách hàng có liên quan khơng nên vƣợt quá 50% vốn tự có của ngân hàng và 60% tính cả các hoạt động bảo lãnh.

Giới hạn theo ngành/lĩnh vực là tổng mức rủi ro cao nhất mà NHTM có thể chấp nhận đối với ngành/lĩnh vực kinh tế đó. Chính sách này nhằm ngăn chặn ngân hàng bị tổn thất do hàng loạt khách hàng gặp khó khăn với cùng một lý do. Các giới hạn này đƣợc thiết lập theo ngành, lĩnh vực hay thậm chí theo khu vực địa lý.

Cơ cấu lại các khoản nợ: Chính sách này đề cập đến nguyên tắc, quy định việc áp dụng các hình thức xử lý nợ nhƣ miễn giảm lãi, chuyển đổi nợ thành cổ phần… Theo thơng lệ, tốt nhất các hình thức này phải do Hội đồng quản trị duyệt.

2.4.2. Phân loại nợ

Đây đƣợc coi là công cụ chủ chốt cho công tác QTRR tín dụng. Về nguyên tắc, việc phân loại này phải đƣợc tiến hành ngay khi cấp tín dụng và đƣợc đánh giá lại vài lần trong một năm. Thông thƣờng có 5 loại bao gồm: Nợ tiêu chuẩn/Nợ thông thƣờng, nợ cần theo dõi, nợ dƣới tiêu chuẩn, nợ có vấn đề và nợ mất vốn. Ba loại cuối trong năm loại này đƣợc coi là nợ xấu

Bảng 1.5 Phƣơng pháp phân loại tài sản thông dụng STT Loại tài STT Loại tài sản Thời gian quá hạn Đặc điểm 1 Tiêu chuẩn Dƣới 10 ngày

Khơng có nghi ngờ về năng lực trả nợ

2 Cần theo dõi

10 đến 90 ngày

Các khoản nợ hiện bình thƣờng nhƣng có thể hay có khả năng gặp khó khăn trả nợ trong trƣờng hợp có yếu tố khơng thuận lợi. Ví dụ về loại này là các khoản cho vay mà hồ sơ, hợp đồng khơng chặt chẽ hoặc tài sản đảm bảo khó quản lý

3 Dƣới tiêu chuẩn 91 đến 180 ngày

Các khoản nợ đã xác định rõ là có yếu tố khơng thuận lợi và sẽ tác động tiêu cực đến khả năng trả nợ. Ví dụ về loại này nhƣ việc cho vay các khách hàng có dịng tiền khơng đảm bảo, khách hàng thiếu vốn.

4 Nợ có vấn đề

181 đến 1 năm

Có đặc tính của nợ dƣới tiêu chuẩn, nhƣng đã có thể khẳng định tình trạng khó khăn của khoản nợ trên cơ sở các thơng tin hiện có.

5 Nợ mất vốn

Trên 1 năm

Các khoản nợ đã xác định đƣợc là khó thu hồi, về cả mặt thực tế và mong muốn

Nguồn: Nguyễn Văn Tiến (2005), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng

2.4.3. Trích lập dự phịng rủi ro

Mục đích của việc trích lập dự phịng là nhằm giúp ngân hàng có khả năng chống chọi lại các tổn thất dự kiến. Phân loại nợ là cơ sở cho chính sách này, đồng thời các yếu tố khác nhƣ kinh nghiệm thu hồi nợ trong quá khứ, tốc độ tăng trƣởng tín dụng, sự thay đổi trong điều kiện kinh tế…cũng đƣợc đề cập khi xây dựng chính sách lập dự phịng tổn thất tín dụng. Bảng sau đƣa ra gợi ý về mức trích lập dự phịng rủi roc ho các nền tài chính chƣa phát triển. Các tỷ lệ này thấp hơn các quốc gia phát triển, chẳng hạn nhƣ ở Mỹ, tỷ lệ trích lập dự phịng đối với loại dƣới tiêu chuẩn ở mức 10%.

Bảng 1.6. Tỷ lệ trích lập dự phịng tổn thất tín dụng đối với các nƣớc có nền tài chính chƣa phát triển.

STT Loại tài sản Tỷ lệ trích lập dự phịng

1 Tiêu chuẩn/ Thông thƣờng 1- 2% 2 Cần theo dõi 5 - 10% 3 Dƣới tiêu chuẩn 15 - 30% 4 Nợ có vấn đề 50 - 75% 5 Nợ mất vốn 100%

Nguồn: Greuning, H., and S.B. Bratanovic, 2003, Table 7.3, page 165

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam (Trang 29 - 32)