Quan điểm chỉ đạo của Ngân hàng TMCPNT Việt Nam về chính

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam (Trang 78 - 81)

tín dụng & quản trị rủi ro tín dụng đến năm 2015.

1.1. Quan điểm

Nguyên tắc chung về chính sách tín dụng: chính sách tín dụng nhằm đảm bảo việc cấp tín dụng cho khách hàng tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc: - Tuân thủ pháp luật: tất cả cán bộ, nhân viên có trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật trong hoạt động tín dụng và các quy định liên quan. Việc cấp tín dụng cho khách hàng dựa trên cơ sở lợi ích chính đáng và hợp pháp của NH TMCPNT, không đƣợc lợi dụng tài sản và uy tín của NH TMCP NT vì mục đích cá nhân trong hoạt động tín dụng.

- Phù hợp với chiến lƣợc hoạt động kinh doanh của NH TMCPNT trong từng thời kỳ: mở rộng và phát triển tín dụng phải dựa trên cơ sở chiến lƣợc, định hƣớng kinh doanh tại từng thời kỳ và có sự kết hợp với các bộ phận khác trong hệ thống.

- Vừa tôn trọng quyền tự quyết của Giám đốc Chi nhánh vừa đảm bảo mục tiêu quản lý rủi ro tín dụng: chính sách tín dụng vừa đảm bảo an tồn tín dụng, song vừa đảm bảo tính linh hoạt trong hoạt động thực tế, dành cho chi nhánh khả năng nắm bắt tốt nhất các cơ hội phát triển đầu tƣ tín dụng theo mục tiêu, định hƣớng kinh doanh trong từng giai đoạn.

- Quan điểm bình đẳng và hƣớng tới khách hàng: trong cấp tín dụng, NH TMCP NT thực hành thống nhất chính sách khách hàng, khơng phân biệt thành phần kinh tế, hình thức sở hữu (ngoại trừ trƣờng hợp cấp tín dụng theo chỉ định của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nƣớc) phù hợp với hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trƣờng. Các ƣu đãi trong tín dụng chỉ căn cứ vào năng

lực tài chính, uy tín, mức độ rủi ro và thiện chí trả nợ của bản thân khách hàng. - Đề cao trách nhiệm cá nhân: NH TMCP NT đề cao trách nhiệm cá nhân nhằm nâng cao tính minh bạch và chất lƣợng trong hoạt động tín dụng. Các cá nhân đƣợc giao quyền quyết định phải tự chịu trách nhiệm trƣớc hết đối với quyết định của mình.

Nguyên tắc chung về quản trị rủi ro tín dụng: NH TMCPNT đã có Quyết định số 57/QĐ-NH TMCPNT.HĐQT ngày 22/03/2007 về việc ban hành Chính sách quản lý rủi ro tín dụng nhằm mục đích:

+ Thống nhất cơ chế quản lý rủi ro tín dụng trong tồn hệ thống; + Tạo mơi trƣờng quản lý rủi ro tín dụng minh bạch và hiệu quả;

+ Đảm bảo hoạt động kinh doanh phát triển bền vững, chủ động đối phó với rủi ro tín dụng;

+ Xác định và phân chia trách nhiệm quản lý rủi ro tín dụng đối với từng cấp bậc trong ngân hàng.

Quan điểm tổng quát của NH TMCPNT về rủi ro tín dụng:

+ Khơng tập trung cấp tín dụng quá cao cho 1 khách hàng, 1 ngành nghề/lĩnh vực; các nhóm khách hàng, ngành nghề/lĩnh vực có liên quan với nhau; 1 loại tiền tệ và tại một địa bàn.

+ Khi quyết định cấp tín dụng cho một dự án lớn phải đƣợc thực hiện theo chế độ tập thể (nhiều thành viên cùng tham gia quyết định cho vay thông qua nhiều mức xét duyệt và biểu quyết hoạt động của Hội đồng tín dụng), bảo đảm tính khách quan.

+ Áp dụng hạn mức quyết định cấp tín dụng và/hoặc thời hạn cấp tín dụng tùy thuộc vào năng lực của Chi nhánh.

Chính sách quản lý rủi ro tín dụng là văn bản cao nhất trong lĩnh vực quản lýrủi ro tín dụng của NH TMCPNT. Trong chính sách quản lý rủi ro tín dụng, NH TMCPNT phân định rõ bộ máy tổ chức quản lý rủi ro tín dụng;

thẩm quyền ban hành các văn bản quản lý rủi ro tín dụng; chính sách quản lý tín dụng đối với khách hàng; chính sách phân bổ tín dụng; chính sách về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng rủi ro tín dụng; thẩm quyền phán quyết; quy định về báo cáo và kiểm tra giám sát rủi ro. Đây là những cơ sở quan trọng cho các Chi nhánh trong thực hiện chính sách quản lý rủi ro tín dụng.

Hình thức quản trị rủi ro tín dụng:

+ Hội đồng quản trị ban hành các văn bản nhằm tạo môi trƣờng quản lý rủi ro tín dụng chung, đề ra các mức rủi ro có thể chấp nhận đƣợc và phê duyệt chiến lƣợc rủi ro từng thời kỳ. Hội đồng quản trị cũng ban hành Quy chế/quy định cho vay, Quychế/quy định bảo đảm tiền vay, Quy chế/quy định miễn giảm lãi đối với khách hàng…

+ Tổng Giám đốc ban hành các văn bản có tính chất hƣớng dẫn, triển khai các quy định của Hội đồng quản trị liên quan đến quản lý rủi ro tín dụng nhƣ quy trình tín dụng, cẩm nang tín dụng, chính sách phân bổ tín dụng trong từng thời kỳ, các quy định liên quan về việc đo lƣờng và nhận biết rủi ro, thẩm quyền xét duyệt...

+ Định hƣớng cấp tín dụng theo từng thời kỳ thông qua các Hội nghị tổng kết, các văn bản chỉ đạo, cảnh báo…

1.2. Mục tiêu

Hoạt động cho vay luôn tiềm ẩn rủi ro nhƣng ngân hàng không thể chối bỏ rủi ro, tức là khơng cho vay, mà chỉ có thể tìm cách để hoạt động tín dụng trở nên an tồn hơn và hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất thông qua nâng cao chất lƣợng quản trị rủi ro tín dụng. Do vậy, quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động của NH TMCPNT cần phải đáp ứng đƣợc các mục tiêu sau:

- Giảm thiểu rủi ro tín dụng trên cơ sở nâng cao chất lƣợng tín dụng nhƣng đảm bảo tăng trƣởng theo chính sách và định hƣớng tín dụng đã đề ra. Mục tiêu về chất lƣợng tín dụng là tỷ lệ nợ xấu dƣới 2%, tăng trƣởng tín

dụng đạt mức 25 - 30%/năm.

- Phân tán rủi ro trong danh mục đầu tƣ tín dụng theo định hƣớng lựa chọn những ngành nghề, lĩnh vực và nhóm khách hàng có khả năng phát triển và đạt hiệu quả; không đầu tƣ quá mạnh, đầu tƣ theo phong trào vào một nhóm ngành hàng/khách hàng cho dù ngành nghề/khách hàng đó đang có sự tăng trƣởng và phát triển mạnh mẽ nhƣng có khả năng bão hòa hoặc cung vƣợt cầu trong tƣơng lai.

- Tăng khả năng phòng ngừa rủi ro tín dụng trong hoạt động của NH TMCPNT thông qua nâng cao chất lƣợng thẩm định và tăng cƣờng kiểm sốt, giám sát liên tục, tồn diện và kịp thời trong q trình cấp tín dụng.

- Xây dựng cơ chế xử lý nợ xấu uyển chuyển, hiệu quả, đảm bảo giữ đƣợc sự hợp tác của khách hàng trong quá trình xử lý nợ xấu, giảm tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và hƣớng đến các chuẩn mực quốc tế trong quản trị rủi ro tín dụng.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam (Trang 78 - 81)