1.3.1 .Khái niệm về hiệu quả huyđộng vốn ở Ngân hàng thương mại
2.2. Thực trạng hoạt động huyđộng vốn của ngân hàng thương mại cổ phần
2.2.4. Cơ cấu vốn huyđộng
Vốn huy động là những giá trị tiền tệ do ngân hàng huy động được từ các tổ chức kinh tế và các cá nhân trong xã hội thông qua q trình thực hiện các nghiệp vụ tín dụng , thanh toán , các nghiệp vụ kinh doanh khác… Vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn của ngân hàng thương mại , nó đóng vai trò rất quan trọng trong mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ta có bảng cơ cấu huy động vốn của TPB chi nhánh Đông Đô dưới đây:
Bảng 2.5: Cơ cấu huy động vốn theo tiền tệ của TPB chi nhánh Đông Đô giai đoạn 2019 – 2021
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng 2020/ 2019 Giá trị Tỷ trọng 2021/ 2020 Nội tệ 2,282 91,46 2,674 92,53 392 3,285 93,11 611 Ngoại tệ 213 8,54 216 7,47 3 243 6,89 27
Nguồn: BCTC của Ngân hàng TMCP Tiên Phong chi nhánh Đông Đô giai đoạn 2019-2021
Qua Bảng 2.5 ta có thể thấy nguồn vốn huy động bằng nội tệ chiếm chủ yếu trong cơ cấu huy động vốn. Nguồn vốn nội tệ không ngừng tăng trưởng qua các năm. Năm 2019 là 2.282 tỷ đồng, năm 2020 là 2.674 tỷ đồng, tăng 17,18% so với 2019 và đến năm 2021 lên đến 3.285 tỷ đồng, tăng 22,85% so với 2020. Vì nội tệ chiếm xấp xỉ 92% vốn huy động nên tốc độ tăng trưởng vốn nội tệ cũng chính là tốc độ tăng trưởng huy động vốn. TPB chi nhánh Đông Đô đã thu hút được lượng nội tệ khá lớn
chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm của cá nhân và tiền gửi thanh toán của các doanh nghiệp đặc biệt các doanh nghiệp hoạt động trong các khu công nghiệp trên địa bàn.
Bên cạnh huy động bằng đồng nội tệ TPB chi nhánh Đông Đô cũng quan tâm tới việc huy động bằng đồng ngoại tệ. Hiện nay, ở chi nhánh mới chỉ dừng lại huy động đối với đồng USD và EURO và giá trị của đồng ngoại tệ tăng theo các năm nhưng không đáng kể. Mặc dù, trong thời gian qua tình hình lãi suất trên thị trường ln biến động, nhưng ngân hàng vẫn thu hút được lượng ngoại tệ khá lớn. Trong năm 2020 đã thu hút được 216 tỷ đồng tăng 1,4% so với lượng vốn huy động bằng USD so với năm 2019. Đến năm 2021 tốc độ đó tăng lên 243 tỷ đồng vốn ngoại tệ. Điều này chứng tỏ TPB nói chung và TPB chi nhánh Đơng Đơ nói riêng, đã chủ động thực hiện các biện pháp chính sách lãi suất linh hoạt phù hợp và sử dụng những phương pháp huy động vốn hiệu quả giúp cho lượng ngoại tệ huy động được ngày càng tăng lên phục vụ cho nhu cầu kinh doanh cũng như đáp ứng Ngân hàng thương mại nhu cầu vay ngoại tệ của khách hàng.
Bảng 2.6: Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn của TPB chi nhánh Đông Đô giai đoạn 2019 – 2021 ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Chênh lệch 2020-2019 Chênh lệch 2020-2021 Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ
Tiền gửi không kỳ hạn 1,077 1,412 1,638 335 31,1 226 16 Tiền gửi có kỳ hạn
dưới 12 tháng 835 875 1,011 40 4,8 136 15,54
Tiền gửi có kỳ hạn từ
12 tháng trở lên 583 603 879 20 3,43 276 45,77
Nguồn: BCTC của Ngân hàng TMCP Tiên Phong chi nhánh Đông Đô giai đoạn 2019-2021
Qua việc phân tích quy mơ và cơ cấu của các nguồn vốn trong tổng nguồn vốn, chúng ta có cái nhìn tổng qt về tình hình huy động vốn của TPB chi nhánh Đông Đô. Tuy nhiên, mỗi nguồn vốn đều có những đặc điểm riêng và chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau, sự biến động của các nguồn vốn tác động khác nhau đến tổng nguồn vốn cũng như chi phí của nó, do vậy cần phải đi sâu phân tích nguồn vốn huy động.
Nhìn chung, có thể thấy chiến lược phát triển của TPB chi nhánh Đông Đô là tiếp tục huy động vốn theo hướng thu hút các khoản vốn ngắn hạn.
Nguồn vốn ngắn hạn có tốc độ tăng trưởng ổn định. Năm 2020, nguồn vốn ngắn hạn là 875 tỷ đồng, so với năm 2019 (là 835 tỷ đồng) tăng 40 tỷ đồng; tương ứng với tỷ lệ 4,8%. Đến năm 2021 con số này là 1,011 tỷ đồng so với năm 2020 tăng 136 tỷ đồng; tương ứng với tốc độ là 15,54 %, Ngân hàng tăng sự phụ thuộc vào nguồn tiền ngắn hạn làm tăng rủi ro về thanh khoản, rủi ro kỳ hạn.
Nguồn vốn có kỳ hạn trên 12 tháng có tốc độ tăng trưởng qua các năm. Năm 2020 là 603 tỷ đồng so với năm 2019 là 583 tỷ đồng; tăng 20 tỷ đồng; tương ứng với tốc độ tăng là 3,43%. Đến năm 2021 là 879 tỷ đồng so với năm 2020 tăng 276 tỷ đồng; tương ứng với tốc độ tăng là 45,77%
Nguồn vốn dài hạn cũng có sự thay đổi theo chiều hướng thuận dịng so với nguồn vốn ngắn hạn. Từ năm 2019 đến 2020, nguồn vốn dài hạn tăng từ 1,077 tỷ đồng lên 1,412 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ tăng là 31,1%. Năm 2021 con số này tăng nhẹ còn 1,638 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng là 16%.
Bảng 2.7: Cơ cấu huy động vốn theo thành phần kinh tế của TPB chi nhánh Đông Đô giai đoạn 2019 – 2020
ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Chênh lệch 2019-2020 Chênh lệch 2020-2021 Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ
Tiền gửi dân cư 578 723 987 145 25,01 264 36,51
Tiền gửi tổ chức
kinh tế 908 1,136 1,579 228 25,11 443 39
Tiền gửi TCTD khác 1,009 1,031 962 22 2,18 -69 -6,69
Nguồn: BCTC của Ngân hàng TMCP Tiên Phong chi nhánh Đông Đô giai đoạn 2019-2021
TPB chi nhánh Đông Đơ chia lĩnh vực hoạt động của mình theo 2 mảng khách hàng chính là khách hàng là cá nhân và khách hàng là doanh nghiệp. Trong hoạt động huy động vốn cũng vậy, đối tượng khách hàng được chia thành 2 đối tượng chính là dân cư (khách hàng là cá nhân), và tổ chức kinh tế (khách hàng là doanh nghiệp). Đây chính là 2 đối tượng khách hàng chủ yếu trong cơ cấu huy động vốn của Ngân hàng. Qua bảng số liệu cho thấy số lượng tiền gửi của tổ chức kinh tế tăng đều qua các năm từ 908 tỷ đồng năm 2019 đến năm 2020 đã tăng lên 1.136 tỷ đồng và năm 2021 là 1.579 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng này tương ứng với tốc độ tăng của nguồn
vốn ngắn hạn do nguồn vốn ngắn hạn chủ yếu là nguồn tiền gửi của các doanh nghiệp dùng để thanh toán. Đồng thời lượng tiền này cũng chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn huy động của chi nhánh, chiếm gần 40% trong mấy năm gần đây. Đặc điểm của nguồn huy động từ các tổ chức kinh tế là chủ yếu gửi vào ngân hàng để thanh toán thuận lợi, và tiền gửi của các tổ chức này nằm dưới dạng tiền gửi thanh tốn. Mặt khác nguồn này có tính biến động cao tùy thuộc vào nhu cầu và chu kỳ sản xuất kinh doanh trong năm của các đơn vị. Chi phí của khoản tiền huy động này thấp nhưng đòi hỏi chất lượng phục vụ ngày càng cao. Nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế của chi nhánh chủ yếu là từ các khách hàng truyền thống, có quan hệ lâu dài với khách hàng. Trong thời gian sắp tới, chi nhánh có kế hoạch mở rộng quan hệ với đối tượng khách hàng này, đồng thời có chính sách chăm sóc khách hàng chiến lược để duy trì mối quan hệ lâu dài của ngân hàng với khách hàng.
Trong khi đó, số lượng tiền gửi của dân tăng trong năm 2020 là 723 tỷ đồng, so với năm 2019 tăng 145 tỷ đồng; tương ứng với tốc độ tăng là 25,01 %. Đến năm 2021 lượng tiền gửi của dân là 987 tỷ đồng tăng 264 tỷ đồng so với năm 2020; tương ứng với tỷ lệ tăng là 36,51%. Điều này cho thấy các chính sách huy động tiết kiệm kèm theo việc điều chỉnh lãi suất kịp thời, mang tính cạnh tranh trong ngành đã tạo niềm tin cho người dân gửi tiền. Nguồn vốn huy động từ dân cư chiếm tỷ trọng khá lớn so với tổng nguồn.
Ngoài ra, tỷ trọng tiền gửi từ các TCTD giảm dần: trong năm 2020 tiền gửi TCTD là 1.031 tỷ đồng so với năm 2019 (1.009 tỷ đồng) tăng 22 tỷ đồng nhưng không đáng kể; tương ứng với tốc độ tăng là 2,18%. Đến năm 2021 lượng tiền gửi từ các TCTD là 962 tỷ đồng giảm 69 tỷ đồng so với năm 2020 tương ứng với tốc độ giảm là 6,69%.