Những mặt hạn chế trong công tác huyđộng vốn

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn của ngân hàng tmcp tiên phong chi nhánh đông đô (Trang 64 - 66)

2.3.3 .Chi phí huyđộng vốn

2.3.2. Những mặt hạn chế trong công tác huyđộng vốn

- Quy mô nguồn vốn cao nhưng chưa xứng với tiềm năng của chi nhánh, còn thua kém những chi nhánh khác trong hệ thống cũng như những ngân hàng khác trên địa bàn

Như đã đề cập, ngân hàng hiện có nhiều yếu tố để có thể tăng trưởng hơn nữa. Là một lớn, hoạt động ổn định trên thị trường, TPB có một lợi thế hơn rất nhiều so với những NHTM khác là sự uy tín. Sự tin tưởng của khách hàng luôn là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng.

Với tình hình kinh tế trên địa bàn tăng trưởng đáng kể trong những năm gần đây, thu nhập bình quân của tất cả các thành phần kinh tế đều tăng, điều này dẫn tới sự tăng theo của nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư. Hơn thế nữa, tình hình xã hội ổn định, tỷ lệ tệ nạn xã hội và tỷ lệ thất nghiệp thấp, điều này tạo ra tâm lý gửi tiết kiệm dưới nhiều hình thức của dân chúng.

Qua những điều trên, có thể thấy, đây là một mơi trường kinh doanh vô cùng tiềm năng. Thế nhưng TPB chi nhánh Đông Đô chưa tận dụng được hết những lợi thế này. Tốc độ tăng trưởng huy động khá cao nhưng quy mô huy động chưa hề xứng tầm với uy tín cũng như tiềm năng mà thị trường đem lại.

- Tốc độ tăng trưởng ổn định nhưng còn thấp

Năm 2020, tốc độ tăng trưởng là 3,77% so với năm 2019, và năm 2021 là 1,68% so với năm 2020. Tuy thời gian khảo sát rất ngắn, chỉ 3 năm, chưa để đưa ra kết luận chính xác về xu hướng tăng trưởng nhưng có thể thấy tốc độ vẫn chưa ổn định.

- Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn đáp ứng được nhu cầu sử dụng nhưng lãng phí. Nguồn vốn trung, dài hạn tăng trưởng thiếu ổn định

Thơng thường, các ngân hàng duy trì tỷ trọng nguồn vốn ngắn hạn ở mức cao và sử dụng một phần nguồn vốn này để cho vay trung, dài hạn. Tuy điều này tiềm tàng rủi ro thanh khoản nhưng nếu kiểm sốt tốt thì sẽ đảm bảo lợi nhuận cho chi nhánh do nguồn vốn này có chi phí thấp hơn. Tuy nhiên, nguồn vốn trung, dài hạn của ngân hàng lại chiếm tỷ tệ cao, điều này đi ngược với xu thế chung của ngân hàng. Hiệu suất sử dụng nguồn vốn trung, dài hạn của chi nhánh chưa cao. Nguồn vốn này có chi phí cao hơn, nên nếu huy động về nhưng khơng sử dụng sẽ tốn nhiều chi phí cho việc trả lãi, chi phí quản lý. Vì thế gây nên sự lãng phí, làm giảm hiệu quả kinh doanh

TPB chi nhánh Đơng Đơ với uy tín cao với nhóm khách hàng cá nhân nên vẫn buộc đẩy mạnh huy động từ tiền gửi tiết kiệm để duy trì tăng trưởng quy mơ nguồn vốn khi mà chưa thể đẩy mạnh huy động từ tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, huy động tiền gửi của dân cư phải phụ thuộc rất nhiều vào tình hình kinh tế của huyện, thực trạng sản xuất kinh doanh của người dân. Vì thế nên tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động này không ổn định. Trong thời gian tới, khi nền kinh tế của huyện phát triển mạnh và nhu cầu về vốn để sản xuất kinh doanh, phát triển ngành nghề tăng rất nhanh, nếu khơng có chiến lược huy động vốn kịp thời, đúng đắn thì TPB chi nhánh Đơng Đơ sẽ thiếu vốn cho hoạt động kinh doanh cũng như sẽ bỏ qua rất nhiều cơ hội mang lại thu nhập cho TPB chi nhánh Đông Đô.

- Tỷ trọng ngoại tệ chưa cao, thiếu đa dạng về loại ngoại tệ

Tuy lượng ngoại tệ đã đáp ứng được nhu cầu cho vay ngoại tệ nhưng đối với một ngân hàng hoạt động trên địa bàn có nhiều doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp chế xuất thì con số này chưa thực sự xứng với tiềm năng. Kế hoạch tín dụng

cũng phụ thuộc nhiều vào kế hoạch huy động vốn, nên nếu đẩy mạnh huy động vốn ngoại tệ cũng có nghĩa là mở rộng hoạt động cho vay ngoại tệ. Tăng cường nguồn vốn ngoại tệ sẽ giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro về tỷ giá.

- Khai thác nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế - xã hội tăng đều qua các năm.

Như đã đề cập, nguồn tiền gửi thanh toán từ các doanh nghiệp là nguồn vốn rẻ, linh hoạt, nó là nguồn ngắn hạn nhưng không quá nhạy cảm với lãi suất do chủ yếu là nguồn tiền gửi của tổ chức kinh tế nên phụ thuộc nhiều vào chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mặc dù tỷ trọng của nguồn này trong năm 2020, 2021 đã có sự chuyển dịch cơ cấu tích cực khi mà tỷ trọng nguồn tiền này tăng lên đến gần 30% nhưng vẫn chiếm tỷ lệ khiêm tốn trong tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh. Tỷ lệ khách hàng là các tổ chức kinh tế tuy có tăng mạnh (gần gấp đơi năm 2020, và gần gấp rưỡi vào năm 2021), tuy nhiên vẫn chủ yếu là đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ, chưa nhiều những doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

- Khai thác thị trường mới, khách hàng mới chưa hiệu quả.

TPB chi nhánh Đông Đơ có duy trì tỷ lệ khách hàng thân thiết khá tốt, tuy nhiên số lượng khách hàng mới lại rất ít, đặc biệt là khách hàng doanh nghiệp. TPB chi nhánh Đông Đô cũng vẫn chi hoạt động trên các địa bàn truyền thống mà chưa mở rộng thị trường.

- Quản lý chi phí huy động vốn chưa tốt

Chi phí trả lãi của TPB chi nhánh Đơng Đô tuy giữ ở mức ổn định nhưng tốc độ tăng mạnh hơn so với quy mô vốn huy động và có bình qn cao hơn mặt bằng chung các ngân hàng trong hệ thống. Nguyên nhân là do TPB chi nhánh Đông Đô phải sử dụng một số nguồn vốn bổ sung có chi phí cao để bù đắp nguồn vốn bị thiếu hụt. Hơn thế nữa, tỷ trọng nguồn vốn trung, dài hạn có lãi suất cao hơn ngắn hạn cũng khiến cho chi phí trả lãi của TPB chi nhánh Đông Đô tăng lên.

Để đẩy mạnh huy động vốn, TPB chi nhánh Đông Đô đã đầu tư nhiều vào các chính sách huy động vốn dẫn đến chi phí phi lãi cũng tăng mạnh.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn của ngân hàng tmcp tiên phong chi nhánh đông đô (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)