Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn của ngân hàng tmcp tiên phong chi nhánh đông đô (Trang 78 - 81)

2.3.3 .Chi phí huyđộng vốn

3.3. Một số kiến nghị

3.3.1 Kiến nghị đối với Nhà nước, Chính phủ

Thứ nhất, Hồn thiện và ổn định các chính sách kinh tế vĩ mơ. Chính phủ cần có các biện pháp ổn định tình hình kinh tế trong nước, trước hết là ổn định mặt bằng giá cả hiện nay đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của dân cư. Kiểm soát được giá cả của một số mặt hàng thiết yếu giúp cho chính phủ kiểm sốt được tỷ lệ lạm phát, kiềm chế lạm phát ở mức độ hợp lý đồng thời tạo điều kiện cho người dân có điều kiện tích lũy trong tương lai. Để làm được điều này, Chính phủ phải thực hiện các chính sách tiền tệ phù hợp, chính sách tỷ giá linh hoạt, đảm bảo được lãi suất thực dương. Đồng thời trong giai đoạn nền kinh tế như hiện nay chính phủ cũng nên thực hành chính sách tiết kiệm. Tiết kiệm trong sử dụng vốn, trong hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước, đẩy mạnh q trình cổ phần hóa doanh nghiệp, tránh tham ơ lãng phí.

Thứ hai, thiết lập môi trường pháp lý đồng bộ, ổn định để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có thể vay vốn ngân hàng, thực hiện đầu tư dự án, đảm bảo nguồn tiền gửi ổn định cho ngân hàng và thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Ngoài ra, các văn bản pháp lý về hoạt động của các ngân hàng và tổ chức tín dụng cịn chưa đầy đủ, cần phải được rà soát lại, chỉnh sửa bổ sung cho phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế.

Thứ ba, có biện pháp thúc đẩy thị trường chứng khoán để chúng thực sự trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn cho đầu tư phát triển.

3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Ngân hàng Nhà nước có chức năng quản lý và điều hành hệ thống Ngân hàng thương mại và là ngân hàng của các Ngân hàng thương mại, Ngân hàng Nhà nước có tầm quan trọng rất lớn đối với chiến lược huy động vốn của các ngân hàng, đồng thời cũng định hướng cho các ngân hàng hoạt động kinh doanh. Ngân hàng Nhà nước với chính sách hợp lý và cách thức điều hành đúng đắn sẽ là tiền đề tốt, tác động tích cực đến cơng tác huy động vốn của Ngân hàng thương mại.

Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục xây dựng và hồn thiện các chính sách tiền tệ tín dụng thúc đẩy phát triển nghiệp vụ ngân hàng. Do hoạt động huy động vốn của

Ngân hàng thương mại phụ thuộc rất nhiều vào chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ. Có lúc Ngân hàng Nhà nước quản lý quá lỏng lúc chặt quá gây ra khó khăn cho hoạt động của các tổ chức này. Vì vây, các cơng cụ của chính sách tiền tệ phải sử dụng linh hoạt, không quá cứng nhắc, phù hợp với quy luật cung cầu trên thị trường để đẩy mạnh việc cung ứng vốn cho nền kinh tế.

Tiếp tục tuyên truyền và bồi dưỡng kiến thức về nghiệp vụ thị trường mở cho các Ngân hàng thương mại để khuyến khích các Ngân hàng thương mại đủ điều kiện tham gia vào thị trường mở. Đồng thời, sử dụng hiệu quả công cụ thị trường mở trong việc kiểm sốt cung cầu tiền thay cho cơng cụ dự trữ bắt buộc, hay lãi suất tái chiết khấu.

Cơ cấu lại hệ thống thanh tra giám sát hoạt động của các Ngân hàng thương mại để đảm bảo sự tuân thủ pháp luật mọi nghiệp vụ trong hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại, góp phần nâng cao chất lượng của các Ngân hàng thương mại, tạo điều kiện cho hoạt động của ngân hàng lành mạnh, ổn định và bền vững.

Do không phải lúc nào nguồn vốn huy động được cũng đáp ứng được nhu cầu sử dụng của ngân hàng. Vì thế, Ngân hàng Nhà nước cần có những giải pháp cần thiết để tạo điều kiện cho thị trường liên ngân hàng hoạt động có hiệu quả, nhằm đảm bảo cho các ngân hàng có thể dễ dàng huy động vốn bằng cách vay vốn trên thị trường khi cần thiết.

KẾT LUẬN

Với sự hội nhập ngày càng sâu rộng của nền kinh tế Việt Nam vào khu vực và thế giới, vốn ngày càng đóng vai trị quan trọng trong các hoạt động của các ngân hàng, quyết định năng lực cạnh tranh của các ngân hàng. Hoạt động huy động vốn đã và đang sẽ là một trong những hoạt động có tầm quan trọng hàng đầu của các ngân hàng. Để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, tạo tính chủ động trong hoạt động kinh doanh, địi hỏi các ngân hàng khơng ngừng đổi mới, đưa ra các giải pháp thích hợp với từng lĩnh vực kinh tế, từng khu vực dân cư để huy động được tối đa nguồn vốn nhàn rỗi. Vì vậy ngồi việc nỗ lực phấn đấu của tồn bộ tập thể cán bộ trong Ngân hàng, việc nghiên cứu tìm tịi đề tài “ Đánh giá hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong chi nhánh Đông Đô” là một yêu cầu hết sức cần thiết. Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu, phạm vi nghiên cứu bài khóa luận này đã hồn thành được một số nhiệm vụ đặt ra:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại. - Phân tích thực trạng hoạt động huy động vốn của TPB chi nhánh Đông Đô trong những năm gần đây, từ đó chỉ ra một số kết quả mà ngân hàng đã đạt được, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế mà ngân hàng cần phải chú ý khắc phục trong thời gian tới.

- Nêu ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn đối với TPB chi nhánh Đông Đô.

Với tầm nhìn, sự hiểu biết và khả năng có hạn nên trong q trình thực hiện luận văn khó tránh khỏi sai sót, rất mong được sự nhận xét và đóng góp để đề tài được hồn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS,TS Phạm Ngọc Dũng (2005), Giáo trình lý thuyết tài chính, NXB Tài chính 2005

2. PGS,TS Phạm Ngọc Dũng, PGS,TS Đinh Xuân Hạng (2008), Giáo trình Lý thuyết Tài chính tiền tệ, NXB tài chính 2008

3. TS Nghiêm Văn Bảy (2012), Giáo trình Quản trị dịch vụ khác của Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính 2012

4. PGS,TS Đinh Xuân Hạng, ThS Nguyễn văn Lộc (2012), Giáo trình Quản trị tín dụng Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính 2012

5. Báo cáo thường niên các năm 2019-2020-2021 của Ngân hàng TMCP Tiên Phong

6. Các tài liệu được cung cấp bởi phòng Vận hành của TP Bank Chi nhánh Đông Đô.

7. Luật Ngân hàng của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

8. Ngân hàng thương mại – PGS.TS. Phan Thị Thu Hà, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.xb năm 2002

9. Quy chế cho vay, bảo lãnh do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành. 10. Quy định về nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng TMCP Tiên Phong

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn của ngân hàng tmcp tiên phong chi nhánh đông đô (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)