HÀ THÀNH
1. Những cơ hội và thách thức đối với hoạt động bán lẻ tại Chi nhánh
Hà Nội là trung tâm kinh tế chính trị của cả nước, là nơi tập trung nhiều doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trên nhiều lĩnh vực như sản xuất, thương mại, dịch vụ với đội ngũ lao động có trình độ, dân trí cao đã tạo ra thị trường lớn cho các ngân hàng hoạt động kinh doanh, cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Đồng thời, Hà Nội cũng là khu vực tập trung nhiều các ngân hàng (với khoảng 150 tổ chức tín dụng chỉ tính đến chi nhánh cấp 1) đang hoạt động, do đó, ngày càng có sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trên địa bàn ở tất cả các mặt như mở rộng mạng lưới giao dịch, cạnh tranh lãi suất, tăng chất lượng phục vụ, cải tiến quy trình nghiệp vụ.
Hoạt động kinh doanh trên địa bàn thủ đô Hà Nội, Chi nhánh Hà thành cũng chịu tác động bởi nhiều yếu tố, có những cơ hội thuận lợi, đồng thời gặp khơng ít thách thức, khó khăn trong kinh doanh nói chung cũng như trong hoạt động bán lẻ của Chi nhánh nói riêng, cụ thể đó là:
1.1. Cơ hội
♦ Việt Nam đang là thị trường tiềm năng cho các sản phẩm dịch vụ ngân hàng
Hội nhập kinh tế quốc tế - Việt Nam gia nhập WTO trong tình hình chính trị ổn định, kinh tế trên đà tăng trưởng cao đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân, đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng mạnh. Hoạt động ngoại giao và kinh tế đối ngoại ngày một mở rộng là cơ hội lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội, đổi mới hoạt động cho các doanh nghiệp và ngân hàng phù hợp với chuẩn
mực và thông lệ quốc tế. Cạnh tranh trong nước và quốc tế ngày càng gia tăng cũng là điều kiện để các doanh nghiệp và ngân hàng nhanh chóng đổi mới, có những bước đột phá - bứt phá, đi tắt - đón đầu, đổi mới công nghệ - quản trị kinh doanh, tiếp cận nhanh hơn với nền kinh tế quốc tế để hội nhập. Hội nhập kinh tế quốc tế mang lại cơ hội lớn cho sự phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, ngày càng chuyên nghiệp của các doanh nghiệp, của dân cư trong nền kinh tế hội nhập. Sự cạnh tranh mạnh mẽ tạo cơ hội và sức ép thúc đẩy tính sáng tạo, tăng cường năng suất lao động và đào tạo nguồn nhân lực ở các ngân hàng đáp ứng với nhu cầu phát triển mới.
Đặc biệt, trong giai đoạn thị trường chứng khoán Việt Nam đang từng bước được hồn thiện và phát triển, với vai trị là ngân hàng chỉ định thanh toán chứng khoán, Chi nhánh Hà thành có điều kiện để triển khai các sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới như lưu ký chứng khoán, bảo lãnh phát hành trái phiếu, cổ phiếu.v.v.
♦ Nhu cầu của cá nhân đối với các sản phẩm dịch vụ ngân hàng là rất lớn và
đang ở giai đoạn khởi đầu
Chi nhánh Hà thành hoạt động trên địa bàn thủ đô Hà Nội - trung tâm kinh tế, chính trị, xã hội của cả nước với tốc độ phát triển kinh tế liên tục và ổn định. Đồng thời, Hà Nội là thành phố đông dân cư với mức thu nhập tương đối cao, dân cư có trình độ dân trí cao với tuổi bình qn trẻ dễ tiếp cận với công nghệ hiện đại và các dịch vụ ngân hàng mới.
Hà Nội là điểm thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế. Tổng lượng khách du lịch qua các năm không ngừng tăng cao, năm 2005 lượng khách du lịch bao gồm cả khách quốc tế và khách nội địa đến Hà Nội đạt gần 6 triệu tăng hơn 20% so với năm 2004. Chính những yếu tố khách quan đó là cơ hội để Chi nhánh mở rộng và phát triển hoạt động bán lẻ, cung cấp các sản phẩm dịch vụ cho lượng lớn cá nhân đang cần các sản phẩm dịch vụ tài chính.
Khối khách hàng doanh nghiệp mục tiêu của Chi nhánh đang tăng lên do chương trình cổ phần hố các doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam, các doanh nghiệp ngồi quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi cũng ngày càng khẳng định vai trị trong việc phát triển kinh tế thủ đơ. Trong số 27,492 doanh nghiệp của thủ đô Hà Nội, tăng trưởng mạnh nhất vẫn là khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Tỷ trọng doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong tổng số các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn là trên 96%, đặc biệt trong lĩnh vực thương nghiệp, dịch vụ, doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tới 98%. Vì vậy, định hướng hoạt động bán lẻ phục vụ nhóm khách hàng là các doanh nghiệp vừa, nhỏ là hoàn toàn hợp lý và hứa hẹn sẽ là khách hàng đem lại nguồn thu chiếm tỉ trọng lớn trong tổng thu nhập của Chi nhánh.
1.2. Thách thức
♦ Áp lực cạnh tranh từ các ngân hàng khác
Áp lực cạnh tranh của Chi nhánh ngày càng gia tăng từ phía các ngân hàng thương mại cổ phần linh hoạt, năng động và có cùng thị trường mục tiêu (doanh nghiệp ngồi quốc doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ, cá nhân) với Chi nhánh, và từ các ngân hàng nước ngồi có kinh nghiệm quản lý, công nghệ hiện đại và năng lực tài chính mạnh đang hoạt động trên cùng địa bàn. Trong đó, một số ngân hàng đã tạo dựng được uy tín trên thị trường trong lĩnh vực sản phẩm dịch vụ bán lẻ như ngân hàng ngoại thương (VCB), ngân hàng Á châu (ACB), ngân hàng công thương (Techcombank). Các ngân hàng thương mại cổ phần hiện nay đã có sự phát triển hơn trước, họ đang dần lấy được uy tín đối với khách hàng. Đồng thời với việc duy trì lãi suất huy động vốn khá cao, thường xuyên đưa ra các hình thức khuyến mại huy động vốn hấp dẫn, các ngân hàng thương mại cổ phần đã tạo được sức cạnh tranh lớn trong huy động vốn.
Việt Nam gia nhập WTO đồng nghĩa với việc chính thức mở cửa cho phép các ngân hàng nước ngoài thành lập và thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ ngân hàng, BIDV nói chung và Chi nhánh Hà thành nói riêng sẽ phải cạnh
tranh bình đẳng với các ngân hàng nước ngồi có kinh nghiệm quản lý, cơng nghệ hiện đại và sản phẩm dịch vụ tiên tiến.
Thị trường tín dụng (kể cả bán buôn và bán lẻ) sẽ cạnh tranh gay gắt khi mà các ngân hàng nước ngoài đang dần hiểu rõ thị trường Việt Nam cũng như môi trường pháp lý đã đảm bảo cho họ xử lý rủi ro. Theo kinh nghiệm của các nước khác, các ngân hàng nước ngoài khi vào hoạt động tại các nước đang phát triển sẽ thu hút khối khách hàng tốt của các ngân hàng trong nước. Trong bối cảnh này, BIDV nói chung và BIDV Hà thành nói riêng sẽ phải đối mặt với việc thị phần (khách hàng tốt) có thể sẽ bị thu hẹp dần, nhất là tại các thành phố lớn và những vùng kinh tế trọng điểm.
♦ Áp lực từ thị trường tài chính thế giới
Những biến động của thị trường tài chính thế giới đã có những tác động lớn đến các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và BIDV nói riêng trong việc xác định quy mơ, hiệu quả đầu tư, để nâng cao khả năng quản trị kinh doanh, đảm bảo an tồn, kiểm sốt rủi ro.
Trong quá trình hội nhập, BIDV và Chi nhánh Hà thành phải đối mặt với những tác động mạnh mẽ của thị trường tài chính thế giới, nhất là về lãi suất và tỷ giá, đòi hỏi phải tăng cường tính linh hoạt trong hoạt động, tăng cường kỹ năng kinh doanh và cải cách phương thức quản trị nhằm mục tiêu lợi nhuận và an toàn.
2. Kết quả đạt đƣợc của Chi nhánh trong hoạt động bán lẻ
♦ Chi nhánh Hà thành đã thực hiện xong chương trình hiện đại hố, áp dụng
công nghệ hiện đại để phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới, hiện đại
Trong hoạt động bán lẻ của mình, bên cạnh nỗ lực đẩy mạnh mảng sản phẩm dịch vụ truyền thống, Chi nhánh Hà thành đã tiếp cận và triển khai mạnh mẽ, thành công các sản phẩm dịch vụ mới như thanh tốn thẻ tín dụng quốc tế (Visa, Master), Homebanking, Smart@ccount, Western Union, Kiều hối Đài loan, thu đổi đa dạng các loại ngoại tệ… và được đánh giá là một
trong những đơn vị dẫn đầu trong hệ thống BIDV về sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ.
Thu dịch vụ ròng của Chi nhánh trong năm 2007 đạt 18.15 tỷ VND tăng trưởng 80% so với năm 2006, là một trong những đơn vị đứng đầu toàn hệ thống BIDV về phát triển dịch vụ. Trong năm 2008, Chi nhánh quyết tâm phấn đấu hoàn thành vượt mức kế hoạch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam giao, tập trung khẳng định vị trí truyền thống dẫn đầu về dịch vụ của toàn hệ thống.
♦ Phát triển mạng lưới gắn chặt với phục vụ nhóm khách hàng mục tiêu đã chứng minh tính hiệu quả, thiết thực
Mạng lưới phân phối của Chi nhánh Hà thành được phát triển theo hướng mở rộng đến các khu vực tập trung đông dân cư, các trung tâm thương mại, trường học, bệnh viện để tập trung phục vụ đối tượng khách hàng mục tiêu. Mạng lưới điểm giao dịch (Phòng giao dịch, Điểm giao dịch, ATMs) rộng trên địa bàn thành phố.
Chi nhánh chú trọng thực hiện nhiều giải pháp cụ thể nhằm không ngừng tăng trưởng nền khách hàng bền vững, tính đến nay Chi nhánh đã phục vụ được hơn 19,900 khách hàng. Là một trong những đơn vị đầu tiên trong hệ thống BIDV phát triển theo hướng ngân hàng bán lẻ, tiếp cận và triển khai nhanh các nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ đến cho từng cá nhân.
♦ Chất lượng sản phẩm dịch vụ của Chi nhánh được khách hàng đánh giá cao
với một đội ngũ cán bộ nhân viên chuyên nghiệp, năng động, tạo hình ảnh một ngân hàng hiện đại
Chi nhánh có lợi thế là đội ngũ cán bộ trẻ, năng động có khả năng tiếp cận những nghiệp vụ ngân hàng mới, hiện đại giúp khách hàng dễ dàng biết và sử dụng sản phẩm dịch vụ của Chi nhánh được hài lịng nhất. Đội ngũ quản lý có tư duy cởi mở, linh hoạt trong điều hành kinh doanh. Chi nhánh đã hồn thiện mơ hình tổ chức, chăm lo công tác phát triển nguồn lực, đào tạo, rèn
luyện đội ngũ cán bộ; nâng cao tác phong giao dịch, chất lượng dịch vụ, quan điểm phục vụ khách hàng có chuyển biến tích cực.
Chi nhánh đã tạo dựng được đội ngũ cán bộ chủ chốt cũng như đội ngũ nhân viên tác nghiệp đủ trình độ, đáp ứng yêu cầu của ngân hàng bán lẻ kiểu mẫu, hiện đại.
♦ Chi nhánh Hà thành bước đầu đã gây dựng được uy tín cao là ngân hàng
quốc doanh chuyên phục vụ các khách hàng ngoài quốc doanh
Kinh nghiệm trong việc hợp tác với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ là điều kiện cho Chi nhánh tiếp tục đón đầu và nắm bắt được các cơ hội khi khối doanh nghiệp này ngày càng phát triển trong thời gian tới. Sau 5 năm hoạt động, Chi nhánh đã xây dựng được nền khách hàng huy động vốn ổn định. Đặc biệt với việc mở rộng hợp tác với các khách hàng là công ty chứng khốn, đây là đối tượng khách hàng có nguồn tiền gửi thanh tốn rất lớn và ổn định đã tạo được nguồn vốn giá rẻ cho Chi nhánh.
3. Những tồn tại và nguyên nhân
♦ Kênh phân phối và hình thức các sản phẩm dịch vụ bán lẻ của Chi nhánh
chưa đa dạng và chưa có sức cạnh tranh cao
Là đơn vị đi đầu trong hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam về định hướng mở rộng hoạt động bán lẻ, cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiên tiến, hiện đại, Chi nhánh đã chú trọng đầu tư nhiều các nguồn lực để thực hiện mục tiêu định hướng đặt ra. Tuy nhiên, các sản phẩm dịch vụ của Chi nhánh vẫn cịn mang nặng tính chất truyền thống, chưa ứng dụng nhiều công nghệ ngân hàng hiện đại nên chưa thu hút được số đông các khách hàng mong muốn sử dụng tối đa các tiện ích dịch vụ tài chính để phục vụ đời sống. Các sản phẩm của BIDV nói chung cũng như của Chi nhánh cịn chưa có sự khác biệt nhiều với sản phẩm của các ngân hàng khác. Đồng thời việc các ngân hàng cổ phần và các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam cũng đang nỗ lực hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực bán lẻ hiện nay sẽ là thách
thức không nhỏ cho Chi nhánh để cung ứng sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ có tính khác biệt và gây dấu ấn với khách hàng.
♦ Hạn chế về trình độ cơng nghệ ngân hàng hiện đại trong các sản phẩm dịch vụ bán lẻ
Sự phát triển của nền kinh tế, trình độ dân trí nâng cao và mức sống của người dân tăng lên, đòi hỏi các sản phẩm dịch vụ ngân hàng ngày càng tiên tiến, hiện đại hơn đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng. Những khó khăn về mạng lưới công nghệ thông tin và công nghệ ngân hàng hiện đại cùng các yêu cầu về nguồn nhân lực chuyên nghiệp, chuyên sâu đang là nguy cơ và thách thức lớn nhất đối với BIDV nói chung và Chi nhánh Hà thành nói riêng.
Hiện tại công nghệ phần mềm của Chi nhánh còn yếu và thiếu, chưa đáp ứng cho các yêu cầu quản lý, còn thiếu hệ thống bảo mật - bảo trì - dự phịng; mạng truyền thơng, mạng thơng tin, đường truyền - kết nối còn đang là những vấn đề cần phải đầu tư, hồn thiện và nâng cấp; chưa có hệ thống thơng tin quản lý (MIS) đáp ứng kịp thời nhu cầu quản trị điều hành. Mạng lưới phát triển nhưng chi phí cịn cao, hiệu quả cịn thấp, năng lực quản lý còn đang là những vấn đề cần phải tăng cường và đổi mới.
♦ Chính sách khách hàng và cơng tác Marketing chưa thực sự hiệu quả
Trong hoạt động bán lẻ thì việc có thu hút được một lượng đơng đảo khách hàng hay khơng phụ thuộc rất nhiều vào chính sách khách hàng, quảng bá và giới thiệu sản phẩm, hỗ trợ dịch vụ… Nhưng cho đến nay, Chi nhánh chưa mấy chú trọng tới các chiến lược Marketing để tiến gần hơn với khách hàng, nâng cao hiệu quả hoạt động bán lẻ qua việc thu hút sự chú ý của một lượng lớn người dân chưa sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.
Mặt khác, hiện tại Chi nhánh đang phải thuê trụ sở làm việc nên chưa thể hiện hình ảnh là ngân hàng hiện đại để khẳng định vị thế đối với khách hàng. Hình ảnh, vị thế, thương hiệu, văn hoá doanh nghiệp của BIDV nói chung và Chi nhánh Hà thành nói riêng chưa được quảng bá sâu rộng đến đông đảo các tầng lớp dân cư.
CHƢƠNG III
GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG BÁN LẺ TẠI CHI NHÁNH HÀ THÀNH NHĐT & PT
VIỆT NAM
I. XU HƢỚNG VỀ HOẠT ĐỘNG BÁN LẺ CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM 1. Những yếu tố tác động tới hoạt động bán lẻ của các NHTM
1.1. Nhu cầu sản phẩm dịch vụ ngân hàng ngày càng đa dạng
Đời sống nâng cao, nhu cầu sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng của người dân ngày càng đa dạng, do đó, để nâng cao năng lực cạnh tranh, các NHTM đang ra sức mở rộng danh mục sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Xu hướng mở rộng danh mục sản phẩm dịch vụ ngân hàng tăng tốc trong những năm gần đây dưới áp lực cạnh tranh gia tăng từ các tổ chức tài chính khác, từ sự hiểu biết và đòi hỏi cao hơn của khách hàng và từ sự thay đổi cơng nghệ. Nó làm tăng chi phí của ngân hàng và dẫn đến rủi ro phá sản cao hơn. Các sản phẩm dịch vụ mới tạo ra nguồn thu mới cho ngân hàng là thu phí dịch vụ, một bộ phận có xu hướng tăng trưởng nhanh hơn so với các nguồn thu truyền thống từ lãi cho vay.
1.2. Gia tăng cạnh tranh trên thị trường tài chính và tồn cầu hóa ngân hàng
Cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính đang ngày càng quyết liệt khi các NHTM mở rộng danh mục sản phẩm dịch vụ. Các ngân hàng thương mại cấp