Nhóm giải pháp về sản phẩm dịch vụ bán lẻ của Chi nhánh

Một phần của tài liệu Hoạt động bán lẻ tại chi nhánh hà thành ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 75 - 81)

III. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG

1. Nhóm giải pháp về sản phẩm dịch vụ bán lẻ của Chi nhánh

Q trình hồn thiện và phát triển sản phẩm dịch vụ bán lẻ phải được thực hiện từng bước, vững chắc, đồng thời có bước đột phá để tạo đà phát triển nhanh chóng trên cơ sở giữ vững thị phần đã có và mở rộng thị trường, tạo nhiều tiện ích cho người sử dụng sản phẩm dịch vụ, kết hợp hài hoà lợi ích khách hàng với lợi ích của ngân hàng và có lợi cho nền kinh tế.

1.1. Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ hiện có của Chi nhánh.

♦ Các sản phẩm dịch vụ cho vay:

- Tiếp tục hướng ưu tiên vào thị trường mới là khối khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát triển tín dụng tiêu dùng, đa dạng hoá khách hàng, xây dựng nền khách hàng vững chắc. Phấn đấu đến năm 2010 tổng dư nợ tín dụng tiêu dùng đạt 45% trong tổng dư nợ.

- Ưu tiên phát triển khối khách hàng sử dụng trọn gói sản phẩm ngân hàng tại Chi nhánh, phát triển khách hàng tín dụng có nhu cầu sử dụng nhiều dịch vụ ngân hàng.

- Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ tín dụng dưới các hình thức cấp tín dụng: cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá, bảo lãnh, bao thanh toán, thấu chi, tạm ứng và các hình thức cấp tín dụng khác.

- Coi chất lượng và an tồn hoạt động tín dụng là mục tiêu hàng đầu; Gắn tăng trưởng tín dụng với kiểm sốt chặt chẽ chất lượng và hiệu quả tăng trưởng tín dụng; Thu hồi các nợ xấu cũ, hạn chế sự gia tăng của nợ xấu mới.

- Tiếp tục đổi mới thủ tục cấp tín dụng theo hướng đơn giản, thuận tiện. ♦ Các sản phẩm dịch vụ tiền gửi:

- Tập trung đẩy mạnh huy động vốn dân cư tạo nền vốn ổn định, tránh tình trạng phụ thuộc vào một số đối tượng khách hàng là tổ chức kinh tế.

- Đẩy mạnh kinh doanh vốn thu lợi nhuận, tập trung tăng trưởng nguồn vốn có chi phí thấp, phấn đấu nguồn tiền gửi thanh toán chiếm tỷ trọng 27% - 30% trong tổng nguồn huy động.

- Tập trung đẩy mạnh huy động vốn ngoại tệ từ dân cư và các tổ chức kinh tế có nguồn ngoại tệ lớn.

- Tận dụng cơ hội thị trường huy động nguồn vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài.

♦ Các sản phẩm dịch vụ khác:

- Hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống, đồng thời chủ động mở rộng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng

mới trên nền tảng công nghệ hiện đại của BIDV phù hợp với nhu cầu thị trường; Nâng cao các tiện tích thanh tốn qua ngân hàng để khuyến khích các thành phần kinh tế, đặc biệt là các cá nhân sử dụng dịch vụ thanh toán qua Chi nhánh.

- Gắn tăng trưởng hoạt động dịch vụ với ứng dụng công nghệ hiện đại, tập trung thu dịch vụ tăng trưởng với tốc độ cao.

- Triển khai mạnh mẽ và đầy đủ các sản phẩm Hội sở chính đã triển khai, bên cạnh đó trên cơ sở nhu cầu khách hàng và thực tế hoạt động của đơn vị, Chi nhánh cần nghiên cứu đề xuất với Hội sở chính triển khai các sản phẩm dịch vụ mới, đặc biệt các sản phẩm dịch vụ cho cá nhân và dịch vụ phục vụ thị trường chứng khoán.

1.2. Đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ phù hợp điều kiện hiện tại và đáp ứng yêu cầu của nhóm khách hàng mục tiêu

Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ là điểm mạnh và mũi nhọn để mở rộng và phát triển hoạt động bán lẻ của ngân hàng. Chi nhánh cần hình thành bộ phận nghiên cứu chuyên trách phát triển sản phẩm dịch vụ. Trong đó, tập trung vào những sản phẩm có hàm lượng cơng nghệ cao, có đặc điểm nổi trội trên thị trường nhằm tạo sự khác biệt trong cạnh tranh, tận dụng các kênh phân phối mới để đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng và phát triển tín dụng tiêu dùng.

Mở rộng và phát triển các sản phẩm dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt nhằm phát huy hiệu quả và tính năng kỹ thuật của cơng nghệ mới, góp phần hạn chế giao dịch tiền mặt bất hợp pháp, nhanh chóng nâng cao tính thanh khoản của VND và hiệu quả sử dụng vốn trong nền kinh tế.

Đẩy mạnh các sản phẩm dịch vụ tài khoản tiền gửi với thủ tục đơn giản, an toàn nhằm thu hút nguồn vốn của cá nhân trong thanh toán và phát triển dịch vụ thanh toán thẻ, séc thanh toán cá nhân, đẩy mạnh huy động vốn qua tài khoản tiết kiệm. Chi nhánh cũng cần tăng cường hợp tác với các tổ chức và doanh nghiệp có các khoản thanh tốn dịch vụ thường xuyên, ổn định

số lượng khách hàng trả lương như bưu điện, hàng khơng, điện lực, cấp thốt nước, kinh doanh xăng dầu.

Phát triển các sản phẩm dịch vụ khác như tăng cường thu hút nguồn kiều hối trên cơ sở phối hợp với các công ty xuất khẩu lao động, các công ty dịch vụ kiều hối, tổ chức chuyển tiền ở nước ngoài, các ngân hàng đại lý nước ngồi. Chi nhánh cần có chính sách khai thác và tạo điều kiện thuận lợi phát triển dịch vụ chuyển tiền kiều hối qua hệ thống của Chi nhánh.

Triển khai dịch vụ quản lý tài sản, ủy thác đầu tư, cung cấp thông tin và tư vấn cho khách hàng. Tăng cường bán chéo sản phẩm dịch vụ giữa ngân hàng và bảo hiểm, vì có tới 50% khách hàng sử dụng một sản phẩm duy nhất là tài khoản nhận lương.

Chọn theo lộ trình thích hợp để phát triển các sản phẩm dịch vụ bán lẻ cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu lớn, như:

* Dịch vụ quản lý và chi trả tiền lương cho cán bộ và công nhân viên của những doanh nghiệp lớn. Đây là thị trường dịch vụ đầy tiềm năng và rất có triển vọng thành cơng. Ích lợi của dịch vụ này được thể hiện trên các mặt:

- Tạo sự tiện lợi cho các cá nhân trong chi tiêu thanh toán một cách văn minh, hiện đại.

- Đồng tiền khơng bị đóng băng trong túi cá nhân

- Chi nhánh có điều kiện tăng số dư trong tài sản Nợ để mở rộng tài sản Có.

- Giúp các cơ quan thuế quản lý hiệu quả các khoản thu nhập cá nhân trong xã hội.

* Dịch vụ nạp và rút tiền tự động: Khắc phục những hạn chế của ATM để thu hút nhiều khách hàng hơn bằng cách phát triển các tiện ích của thẻ.

* Dịch vụ thanh toán hộ tiêu dùng là dịch vụ mà ngân hàng đứng ra thay mặt chủ tài khoản thực hiện thanh toán các khoản chi tiêu của chủ tài khoản (các nhân và tổ chức) khi có giấy báo nợ gửi đến ngân hàng.

* Dịch vụ thanh toán hàng đối ngoại: Hiện nay tuy các ngân hàng đã kết nối mạng thông tin của mình đến một số doanh nghiệp lớn nhưng vẫn chưa phát huy hết tiện ích của mạng thơng tin trong việc xử lý nghiệp vụ thanh tốn quốc tế thơng qua mạng từ ngân hàng đến các doanh nghiệp cũng như từ ngân hàng mẹ đến các chi nhánh trong các nghiệp vụ như mở L/C nhập khẩu, thực hiện các dịch vụ thanh toán quốc tế.

* Phát triển các dịch vụ liên quan đến các cơng cụ tài chính: Đó là các dịch vụ như mua bán lại khoản cho vay của NHTM khác - Các ngân hàng thu lợi bằng cách bán lại khoản cho vay với số tiền lớn hơn so với số tiền của khoản cho vay ban đầu. Người mua khoản cho vay này cũng thu được lãi suất còn lại trong lãi suất ban đầu của khoản vay đó; Thực hiện kinh doanh hối đoái nhân danh một khách hàng; Đảm bảo các chứng khoán vay nợ bằng phát hành hối phiếu được ngân hàng chấp nhận; Cung cấp tín dụng hỗ trợ như thư tín dụng dự phịng, đảm bảo cung cấp cho khách hàng một khoản tiền vay đã định theo yêu cầu, thư tín dụng hỗ trợ bằng phát hành thương phiếu và các chứng khoán khác; Dịch vụ phát hành thẻ tín dụng, thẻ bảo chi nội - ngoại bằng vốn tự có của khách hàng. Phát hành thẻ này ngân hàng cũng an tồn hơn các thẻ tín dụng khác vì ngân hàng chỉ phát hành thẻ dựa trên số dư tiền gửi thanh toán của khách hàng. Đây là dịch vụ rất phổ biến ở các nước phát triển và ở nhiều quốc gia đang phát triển.

1.3. Hồn thiện mạng lưới và đa dạng hố các kênh phân phối sản phẩm dịch vụ bán lẻ

Trong xu thế hội nhập, cạnh tranh trên thị trường NHBL ngày càng gay gắt, phát triển sản phẩm dịch vụ NHBL được xác định là một định hướng chiến lược quan trọng của các NHTM Việt Nam. Trong đó, việc phát triển các kênh phân phối là một trong những giải pháp tiên quyết, địi hỏi phải tích cực phát triển mạng lưới các chi nhánh cấp I và cấp II, chú trọng mở rộng thêm các phòng giao dịch vệ tinh với mơ hình gọn nhẹ.

Bên cạnh việc duy trì và mở rộng các kênh phân phối truyền thống là các phòng giao dịch, các điểm tiết kiệm, Chi nhánh cần nghiên cứu và ứng dụng các kênh phân phối hiện đại, đồng thời tăng cường quản lý nhằm tối đa hóa vai trị của từng kênh phân phối một hiệu quả, đáp ứng yêu cầu giao dịch ở mọi lúc, mọi nơi như:

- Tập trung mở rộng mạng lưới hoạt động tại các khu vực đông dân cư, trung tâm thương mại, siêu thị, và là ngân hàng chỉ định phục vụ một số lĩnh vực cụ thể như các bệnh viện, trường học.v.v.

- Phát triển các kênh phân phối dịch vụ mới nhằm tiết kiệm chi phí hoạt động như dịch vụ ngân hàng điện tử (Internet/phone/sms banking). Phát triển loại hình ngân hàng qua máy tính và ngân hàng tại nhà nhằm tận dụng sự phát triển của máy tính cá nhân và khả năng kết nối Internet. Trong đó, Chi nhánh cần sớm đưa ra các loại dịch vụ mới để khách hàng có thể đặt lệnh, thực hiện thanh tốn, truy vấn số dư và thơng tin về cam kết giữa ngân hàng và khách hàng.v.v.

- Phát triển loại hình ngân hàng qua điện thoại, đây là mơ hình phổ biến với chi phí rất thấp, tiện lợi cho cả khách hàng và ngân hàng. Khách hàng có thể thực hiện giao dịch tại bất cứ thời gian, địa điểm nào.

- Tăng cường hiệu quả và khả năng tự phục vụ của hệ thống ATM nhằm cung cấp nhiều loại dịch vụ khác nhau với chi phí rẻ hơn, nâng cấp hệ thống ATM thành những “ngân hàng thu nhỏ” trải đều khắp các tỉnh, thành phố. Đồng thời, phát triển mạng lưới các điểm chấp nhận thẻ (POS) và tăng cường liên kết với các NHTM khác để nâng cao hiệu quả và mở rộng khả năng sử dụng thẻ ATM.

- Mở rộng các kênh phân phối qua các đại lý như: đại lý chi trả kiều hối, đại lý phát hành thẻ ATM, đại lý thanh toán.

Một phần của tài liệu Hoạt động bán lẻ tại chi nhánh hà thành ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 75 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)