IV. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG BÁN LẺ
3. Kiến nghị với Chính phủ
Như đã nói, hoạt động của ngân hàng chịu ảnh hưởng rất nhiều vào môi trường kinh doanh (điều kiện kinh tế, xã hội và luật pháp). Những thay đổi rất nhỏ của các yếu tố khách quan này, cũng sẽ tác động và làm thay đổi rất nhiều hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động bán lẻ nói riêng. Vì vậy, bên cạnh những nỗ lực của Chi nhánh Hà thành thì sự hỗ trợ của Chính phủ, của NHNN và các bộ ngành có liên quan cũng đóng vai trị rất quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động bán lẻ của Chi nhánh.
3.1. Chính phủ cần nhanh chóng hồn thiện khung pháp lý cho hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động bán lẻ của ngân hàng nói riêng
Trên tầm vĩ mơ, mặc dù mơi trường pháp lý đã được cải thiện đáng kể, nhưng các văn bản pháp quy về hoạt động ngân hàng chủ yếu được xây dựng trên cơ sở các quy trình thao tác giao dịch thủ cơng, mang nặng tính giấy tờ và phức tạp trong quá trình xử lý, nhiều quy chế đã trở nên bất cập và không bao hàm hết các mặt nghiệp vụ đã gây ra những khó khăn khơng nhỏ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đặc biệt là hoạt động bán lẻ với nhiều nghiệp vụ mới, ứng dụng cơng nghệ hiện đại địi hỏi một cơ chế pháp lý hoàn chỉnh
để đáp ứng xử lý nhiều mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng như vấn đề bảo mật thơng tin, vấn đề an tồn… nhằm hạn chế nguy cơ rủi ro còn tiềm ẩn với cả khách hàng và ngân hàng.
Các quy định pháp lý điều chỉnh hoạt động ngân hàng do nhiều cấp và nhiều cơ quan ban hành, điều này địi hỏi Chính phủ cần nhanh chóng hồn thiện mơi trường pháp lý một cách đầy đủ, đồng bộ và thống nhất về các loại hình sản phẩm dịch vụ ngân hàng nói chung và dành cho hoạt động bán lẻ của ngân hàng nói riêng theo hướng đơn giản, dễ hiểu, dễ phổ cập, phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế, đồng thời bảo vệ lợi ích chính đáng của khách hàng và ngân hàng.
3.2. Chính phủ tạo điều kiện cho môi trường kỹ thuật công nghệ hiện đại phát triển hỗ trợ cho công nghệ ngân hàng
Trình độ cơng nghệ của Việt Nam hiện nay vẫn còn rất thấp so với các nước trên thế giới, vì vậy, Chính phủ cần tạo điều kiện hơn nữa để phát triển cơ sở hạ tầng, cơng nghệ nói chung và cơng nghệ ngân hàng nói riêng. Chính phủ cần tăng cường xúc tiến việc chuyển giao công nghệ ngân hàng giữa Việt Nam và các nước trên thế giới trên cơ sở học hỏi, tiếp thu và làm chủ cơng nghệ đó. Đồng thời cần có định hướng hợp tác trong giáo dục quốc tế để đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực tài chính tiền tệ cũng như là các chuyên gia kỹ thuật đặc biệt trong công nghệ thông tin để giúp hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay mở rộng hoạt động kinh doanh trên các lĩnh vực đảm bảo tính an tồn, bảo mật.
Đồng thời, Chính phủ cần ủng hộ cho phép các NHTM được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư hiện đại hố kỹ thuật cơng nghệ để phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng quan trọng thiết yếu và hiện đại.
3.3. Chính phủ cần có chính sách cải thiện mơi trường kinh tế, xã hội nhằm khuyến khích người dân sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng
Thói quen và tâm lý tiêu dùng của người dân thay đổi theo thu nhập và điều kiện kinh tế. Kinh tế tăng trưởng, mức sống người dân được cải thiện, trình độ dân trí nâng cao là các điều kiện thuận lợi để đại đa số dân chúng tiếp cận và sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng như một phần tất yếu. Do đó, Chính phủ cần duy trì ổn định nền kinh tế chính trị, có các chính sách để duy trì chỉ số kinh tế hợp lý như chỉ số giá tiêu dùng, lạm phát… khuyến khích đầu tư nước ngoài, phát triển các ngành nghề tăng thu nhập cho người dân, từ đó tạo điều kiện thuận lợi để các ngân hàng mở rộng hoạt động bán lẻ.
KẾT LUẬN
Thị trường tài chính diễn ra sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, đòi hỏi các NHTM phải chú trọng đến vấn đề đa dạng hố loại hình sản phẩm của ngân hàng và phải tìm kiếm những thị trường có thể tiếp cận được phù hợp với năng lực của mình. Chính vì vậy, tạo dựng được hình ảnh và vị thế riêng bằng việc phát triển các sản phẩm dịch vụ mới, bên cạnh những sản phẩm dịch vụ truyền thống là vấn đề vừa cấp bách, vừa có tính chiến lược trong hoạt động của các NHTM phát triển theo hướng ngày càng hiện đại ở Việt Nam.
Mở rộng hoạt động bán lẻ của các ngân hàng gắn liền với tăng cường năng lực cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiên tiến trên cơ sở đổi mới toàn diện và đồng bộ hệ thống ngân hàng, đồng thời đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và mở cửa thị trường tài chính trong nước. Kinh doanh bán lẻ buộc các ngân hàng phải tuân theo những quy định chặt chẽ và tỉ lệ an toàn trong điều kiện bị hạn chế về nguồn lực.
BIDV là ngân hàng thương mại Nhà nước đang nằm trong nhóm các NHTM ngày càng khẳng định được vị thế, uy tín của mình trên thị trường bán lẻ Việt Nam. Từ thực tế đó, tác giả đã lựa chọn Chi nhánh Hà thành Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam để đi sâu nghiên cứu và phân tích thực trạng hoạt động bán lẻ của Chi nhánh nhằm đưa ra một số giải pháp cho hoạt động bán lẻ như:
- Xây dựng danh mục sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ có chất lượng, an toàn và đạt hiệu quả kinh tế cao trên cơ sở tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng thị trường sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ theo các cam kết song phương và đa phương.
- Ứng dụng công nghệ ngân hàng tiên tiến và phát triển hợp lý mạng lưới phân phối để cung ứng đầy đủ, kịp thời, thuận tiện các sản phẩm dịch vụ và tiện ích ngân hàng cho mọi đối tượng khách hàng, trong đó chú trọng đáp
ứng sản phẩm dịch bán lẻ cho sự phát triển của khu vực doanh nghiệp vừa, nhỏ và khách hàng cá nhân.
Các khách hàng sẽ có xu hướng tiếp cận với nhiều ngân hàng và chọn sản phẩm dịch vụ của ngân hàng có mức giá rẻ, địi hỏi các ngân hàng phải cung cấp sản phẩm và dịch vụ có chất lượng tốt cho khách hàng, giảm thiểu chi phí và đổi mới cơng nghệ nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh.
Chi nhánh Hà thành là đơn vị của hệ thống BIDV được định hướng với mục tiêu là trở thành “ngân hàng bán lẻ hiện đại kiểu mẫu” đã không ngừng nỗ lực phấn đấu, tuy nhiên, Chi nhánh mới thành lập và đi vào hoạt động 5 năm nên vẫn cịn nhiều khó khăn để xây dựng nền khách hàng ổn định. Vì vậy, để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dịch bán lẻ của BIDV và Chi nhánh Hà thành nói riêng theo nguyên tắc thị trường, hạn chế bao cấp và độc quyền cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng, cạnh tranh lành mạnh, an toàn và hiệu quả, trong thời gian tới Chi nhánh cần có những chiến lược kinh doanh và thực hiện các giải pháp kịp thời cho hoạt động bán lẻ của mình. Phấn đấu phát triển được hệ thống dịch vụ ngân hàng bán lẻ ngang tầm với các nước trong khu vực về chủng loại, chất lượng và năng lực cạnh tranh, từng bước nâng cao uy tín và thương hiệu của hệ thống ngân hàng Việt Nam trên thị trường tài chính quốc tế.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phan Thị Thu Hà (2002), Ngân hàng thương mại – Quản trị và nghiệp
vụ, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.
2. Hồ Diệu (2002), Quản trị ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.
3. Học viện Công nghệ Châu Á (2004), Ngân hàng thương mại Quản trị
và nghiệp vụ, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.
4. Luật các Tổ chức tín dụng năm 1997, và sửa đổi bổ sung năm 2004.
5. Chi nhánh Hà thành Ngân hàng ĐT & PT Việt Nam, báo cáo thường
niên năm 2003, 2004, 2005, 2006, 2007.
6. Chi nhánh Hà thành, Ngân hàng ĐT & PT Việt Nam, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2003, 2004, 2005, 2006, 2007.
7. http://www.centralbank.vn. 8. http://tintuc.ethitruong.com 9. http://www.vnba.org.vn. 10. http://www.sbv.gov.vn. 11. http://www.vnep.org.vn. 12. http://www.saga.vn