1.4 .Dạy học chủ đềtích hợp ở trường trung học phổ thông
1.4.2. Chương trình nhà trường và dạy họctheo chủ đềtích hợp thực tiễn
1.4.2.1. Chương trình nhà trường[16]
Chương trình nhà trường là sự phát triển của chương trình quốc gia trên cơ sở căn cứ vào mục tiêugiáo dục, chuẩn đầu ra, nội dung dạy học chung. Từ chương trình quốc gia, mỗi trường căn cứ vào điều kiện cụ thể, đối tượng HS của mình để đề xuất mục tiêu, sử dụng và cách thực thi chương trình quốc gia nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục của chương trình.
Phát triển chương trình nhà trường là q trình cụ thể hóa, sắp xếp lại chương trình Quốc gia phù hợp với thực tiễn địa phương trên cơ sở đảm bảo yêu cầu chung của chương trình Quốc gia, lựa chọn, xây dựng nội dung (phần dành cho nhà trường xác định) và cách thức thực hiện phản ánh đặc trưng và phù hợp với thực tiễn nhà trường (yêu cầu, thành tựu công nghệ thông tin hiện đại, khoa học, công nghệ,...) nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển các phẩm chất, năng lực của người học, thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục.
Chương trình nhà trường bao gồm: Cáckiểu hoạt động, số người tham gia chương trình và thời gian thực hiện chương trình.
Việc phát triển chương trình nhà trường nhằm mục đích: Khắc phục chương trình hiện hành, nâng cao chất lượng dạy học; Củng cố cơ chế phối hợp, tăng cường vai trò của các trường phổ thông; Bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học; Chuẩn bị cơ sở lí luận và thực tiễn cho đổi mới chương trình sau 2018. Việc phát triển chương trình nhà trường (thực hiện các nguyên tắc): Nâng cao kết quả thực hiện mục tiêu giáo dục; Tính logic kiến thức giữa các mơn học; Tính khả thi; Tính thời lượng; Có sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa các cơ quan quản lí giáo dục ở trường, sở, khoa, các ban ngành,…
1.4.2.2. Dạy học theo chủ đề
Dạy học theo chủ đềlà sự kết hợp giữa mơ hình dạy học truyền thống và
hiện đại, ở đó giáo viên khơng dạy học chỉ bằng cách truyền thụ (xây dựng) kiến thức mà chủ yếu là hướng dẫn học sinh tự lực tìm kiếm thơng tin, sử dụng kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ có ý nghĩa thực tiễn.
Dạy học theo chủ đề là một mơ hình mới cho hoạt động lớp học thay thế
cho lớp học truyền thống (với đặc trưng là những bài học ngắn, cô lập, những hoạt động lớp học mà GV giữ vai trò trung tâm) bằng việc chú trọng những nội
dung học tập có tính tổng quát, liên quan đến nhiều lĩnh vực, với trung tâm tập
trung vào HS và nội dung tích hợp với những vấn đề gắn liền với thực tiễn.
Vì vậy dạy học theo chủ đề tích hợp thực tiễn là: Là q trình dạy học có
kết hợp các vấn đề có liên quan đến thực tiễn vào trong bài dạy nhằm phát triển năng lực cần thiết cho người học.
Về việcthiết kế chủ đề tích hợp thực tiễncần chú ý các yêu cầu sau:
− Tích hợp kiến thức thực tiễn phải liên quan tới nội dung bài học, những tình huống GV đưa ra địi hỏi HS phải vận dụng các kiến thức của môn học để giải quyết những vấn đề thực tiễn từ đó giúp người học chủ động tiếp cận kiến thức bài học.
− Nội dung tích hợp phải gần gũi với thực tiễn cuộc sống của HS, phù hợp với từng đối tượng HS, trên từng địa bàn cư trú.
− Giáo viên cần phân tích nội dung mơn học để thiết kế các hoạt động sao cho khi thực hiện HS phải vận dụng kiến thức môn học để giải quyết các vấn đề liên quan đến thực tiễn.
1.4.2.3. Dạy học chủ đề tích hợp thực tiễn và việc phát triển năng lực tự học của học sinh ở trường trung học phổ thông
Mối quan hệ giữa dạy học chủ đề tích hợp thực tiễn và việc phát triển năng lực tự học của học sinh ở trường trung học phổ thông được mô tả như sau:
Bảng 1.1. Mối tương quan giữa thực hiện dạy học với năng lực tự học
STT Dạy học tích hợp thực tiễn Năng lực tự học
1
Lập kế hoạch đưa nội dung tích hợp thực tiễn vào trong bài dạy
Kĩ năng lập kế hoạch
Phân chia nội dung cần tìm hiểu kiến thức thực tiễn liên quan đến nội dung bài học cho các thành viên trong nhóm, dự kiến thời gian đưa những kiến thức liên quan vào bài học.
2
Vận dụng kiến thức mơn hóa học, kiến thức thực tiễn, kinh nghiệm của bản thân để giải quyết các vấn đề thực tiễn.
Kĩ năng giải quyết vấn đề
Đối chiếu các nguồn thơng tin, suy đốn vấn đề để phân các sự vật hiện tượng và đề ra giải pháp thực hiện
Kĩ năng giao tiếp xã hội
3 Môi trường học tập đa dạng Kĩ năng giao tiếp xã hội Khả năng giải quyết vấn đề
Việc phát triển NLTH cho HS ở trường THPT dựa vào nhiều yếu tố đặc biệt là sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học nhằm đáp ứng mục tiêu đề ra. Trong khuôn khổ đề tài chúng tôi sử dụng phương pháp dạy học dự án (dạy học theo chủ đề tích hợp thực tiễn) nhằm phát triển NLTH, tự nghiên cứu của HS.
1.4.3. Tổ chức dạy học dự án theo chủ đề tích hợp
1.4.3.1. Khái niệm dạy học dự án
Theo tài liệu [32] đã đưa ra khái niệm về dạy học dự án như sau: DHDA là phương pháp dạy học trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập để giải quyết một vấn đề thực tiễn có liên quan đến nội dung học tập trong chương trinhg giáo dục, chủ động lập kế hoạch và vận dụng kiến thức thức tổng hợp ở nhiều lĩnh vực khác nhau để tạo ra sản phẩm có ý nghĩa thực tiễn thơng qua đó người học chiếm lĩnh được kiến thức và phát triển năng lực.
Mục tiêu dạy học theo dự án:
- Giúp người học có nền tảng kiến thức rộng phù hợp với thực tiễn. HS được học theo chủ đề mà chủ đề trong dự án là sự kết nối kiến thức bài học với kiến thức thực tiễn cuộc sống.
- Phối hợp hiệu quả với mọi người.
- Phát triển năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề một cách hiệu quả. - Tạo cho người học có động cơ học tập thực sự
Một trong những đặc trưng của DHTDA là người học tự đi tìm nội dung tri thức thơng qua các hoạt động học tập cụ thể vì vậy người học phải chủ động tìm kiếm thơng tin, kết nối với các bên liên quan để thuận lợi cho việc tìm kiếm và tiếp thu tri thức.
1.4.3.2. Các giai đoạn dạy học dự án
Căn cứ vào tài liệu [32], các giai đoạn DHDA gồm:
Giai đoạn 1: Xác định chủ đề
Căn cứ vào nội dung SGK, tình hình học tập của HS mà giáo viên lựa chọn chủ đề cho phù hợp. Vấn đề thực tiễn mà giáo viên lựa chọn để thiết kế dự án nên là một vấn đề có tính thời sự hay một sự kiện đang được xã hội quan tâm nhưng khơng nên q khó để tất cả học sinh trong lớp đều có thể tham gia.
Giai đoạn 2: Thiết kế dự án
− Xác định mục tiêu
− Giới thiệu nguồn tài liệu tham khảo cho HS
Giai đoạn 3: Tiến hành dạy học dự án
Bước 1: Hướng dẫn học sinh xác định mục tiêu và ý tưởng dự án.
Bước 2: Thảo luận, lấy ý kiến người học trước khi tiến hành dự án trên
cơ sở đó điều chỉnh mục tiêu dự án cho phù hợp với thực tế và nhu cầu của người học.
Bước 3: Chia nhóm và lập kế hoạch dự án, kí hợp đồng giữa GV và HS Bước 4: HS thực hiện dự án đã đề ra
Giai đoạn 4: Trình bày sản phẩm
Các nhóm cử đại diện trình bày dự án trên lớp theo kế hoach dã đề ra, GV và những HS cịn lại lắng nghe và dựa vào tiêu chí đánh giá để đánh giá sản phẩm.
Giai đoạn 5: Đánh giá dự án
Trong DHDA, HS là người tổng hợp và khái quát hóa các khái niệm thu nhận được trong quá trình học tập. Căn cứ vào hoạt động và sản phẩm của dự án học tập để giáo viên xây dựng tiêu chí đánh giá cho phù hợp. Mỗi tiêu chí đánh giá cần đưa ra thang điểm rõ ràng, phù hợp và đưa ra nhiều hình thức đánh giá.
1.4.3.3. Ưu điểm và hạn chế của dạy học dự án
DHDA gắn lý thuyết với thực tiễn, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội từ đó kích thích động cơ, hứng thú học tập của người học; phát huy tính tự lực, tính trách nhiệm; phát triển khả năng sáng tạo; Rèn luyện năng lực giải quyết những vấn đề phức hợp; rèn luyện tính bền bỉ, kiên nhẫn; rèn luyện năng lực cộng tác làm việc; phát triển năng lực đánh giá.
Bên cạnh những ưu điểm DHDA còn một số nhược điểm
DHDA không phù hợp trong việc truyền thụ tri thức lý thuyết mang tính trừu tượng, hệ thống cũng như rèn luyện hệ thống kỹ năng cơ bản; DHTDA cần có thời gian. Vì vậy DHDA khơng thay thế cho PP thuyết trình và luyện tập, mà là hình thức dạy học bổ sung cần thiết cho các PPDH truyền thống; DHTDA đòi hỏi phương tiện vật chất và tài chính phù hợp.