2.1.2 .Phân phối chương trình phầnCacbohiđrat
2.2.1. Nguyên tắc lựa chọn chủ đềtích hợp thực tiễn
Việc lựa chọn chủ đề tích hợp thực tiễn cần dựa vào các nguyên tắc dưới đây:
-Tên chủ đề liên quan đến thực tiễn cuộc sống. - Chủ đềphù hợp với mục tiêu DHTH.
-Nội dung của chủ đề tích hợp thực tiễn phải chính xác khoa học, đáp ứng
nhu cầu phát triển của xã hội.
-Nội dung tích hợp thực tiễn trong chủ đề phải vừa sức với HS. - Việc lựa chọn các chủ đề phải dựa trên chương trình nhà trường. 2.2.2. Quy trình thiết kế chủ đềtích hợp thực tiễn
Căn cứ vào nguyên tắc lựa chọn chủ đề, nội dung phầnCacbohđrat, kế thừa kết quả nghiên cứu về dạy học theo chủ đề chúng tơi thiết lập qui trình xây dựng chủ đề gồm các bước sau:
Bước 1. Xác định nội dung học tập có liên quan đến thực tiễn
Căn cứ vào nội dung sách giáo khoa và mục tiêu của chương trình để GV xây dựng các chủ đề học tập. SGK mơnHóa học hiện hànhít thiết kế những nội dung liên quan đến thực tiễn, vì vậy GV cần tìm những vấn đề thực tiễn liên quan đến môn học và hấp dẫn học sinh để xây dựng chủ đề. Vấn đề thực tiễn mà GV lựa chọn để thiết kế chủ đề nên chọn những vấn đề có tính thời sự hoặc những vấn đề được xã hội quan tâm nhưng khơng q khó đối với HS.
Bước 2. Đặt tên cho chủ đề và xây dựng bộ câu hỏi
Khi đặt tên cho một chủ đề học tập cần sử dụng ngơn từ có nghĩa tường minh, gần gũi với HS và chứa đựng nội dung học tập.
Trước khi tiến hành dạy một chủ đề nào đó GV cần xây dựng những câu hỏi để định hướng hoạt động học tập của HS thơng qua cách đặt vấn đề nhằm kích thích tư duy của HS. Khi xây dựng câu hỏi định hướng GV cần căn cứ vào nội dung bài học, tên của chủ đề để xây dựng.
Bước 3.Dự kiến kế hoạch dạy học
Sau khi xây dựng chủ đề và nêu những nội dung học tập cần đạt GV dựa vào phân phối chương trình mơn học, kế hoạch dạy học của nhà trường để đưa hoạt động học tập theo chủ đề vào các tiết học cụ thể.
Đầu tiên GV phải xây dựng kế hoạch dạy học căn cứ vào nội dung của chủ đề để thiết kế các hoạt động cụ thể cho từng nhóm HS, cho từng HS, giúp HS tự chủ trong học tập, xác định được những công việc cần làm. Hướng dẫn các trưởng nhóm phân cơng cơng việc, xây dựng thời gian biểu, địa điểm, phương tiện, kinh phí, phương pháp tiến hành sau đó thống nhất lại với các thành viên trong nhóm.
Thứ hai GV phải liệt kê các hình thức đánh giá, khi triển khai cần thống nhất với HS các tiêu chí đánh giá, các đầu điểm cần đạt.
Bước 4.Đánh giá, tổng kết
Trong dạy học chủ đề, HS là người tổng hợp và khái quát hóa những tri thức thu nhận được trong quá trình học, GV cần xây dựng những tiêu chí để đánh giá quá trình học tập của HS, từ khi HS bắt đầu lập kế hoạch cho tới khi hoàn thành chủ đề. Căn cứ vào hoạt động và sản phẩm học tập để xây dựng tiêu chí đánh giá tương ứng, mỗi tiêu chí đánh giá phải đưa thang điểm cụ thể.
Sau khi đánh giá công bố điểm cho từng HS, GV tổng kết những nội dung của chủ đề, những nội dung HS đã làm được và những nộidung chưa làm được,khen thưởng những HS, những nhóm hồn thành tốt nhiệm vụ đồng thời nhắc nhở những HS làm việc chưa tốt.
Trên cở sở rà sốt phần Cacbohiđrat mơn Hóa học 12 cơ bản và một số kiến thức thực tiễn liên quan, đồng thời áp dụng nguyên tắc và qui trình xây dựng chủ đề DHTH thực tiễn chúng tôi đã tiến hành xây dựng và dạyba chủ đề dưới đây:
Chủ đề 1: Glucozơ với bệnh tiểu đường.
Chủ đề 2: Saccarozơ với sức khỏe con người (tài liệu tự học có hướng dẫn). Chủ đề 3: Polisaccarit với sức cuộc sống con người.
2.3.Đề xuất một số biện pháp áp dụng trong dạy học phần Cacbohiđrat nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh THPT
2.3.1. Biện pháp 1. Thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn (phần lí thuyết)nhằm phát triên năng lực tự học cho học sinh ở trường THPT