Lợi nhuận ròng các quý trong năm 2014 của

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) mô hình chuỗi cung ứng của samsung và bài học cho các doanh nghiệp điện tử việt nam (Trang 57 - 85)

Samsung Electronics

(Đơn vị: nghìn tỷ won)

(Nguồn: website của Samsung Electronics)

Một trong những nguyên nhân chính là bởi Samsung Electronics theo đuổi mục tiêu về doanh số hơn là mục tiêu lợi nhuận. Bên cạnh đó, điều này cũng khơng tránh khỏi vì để vận hành được một chuỗi cung ứng tương đối hoàn hảo với những ứng dụng công nghệ mới nhất cần một ngân sách không hề nhỏ. Sản xuất quá nhiều sản phẩm cũng là một trong những nguyên nhân, rất thành công với mảng điện thoại thơng minh nhưng Samsung Electronics lại gặp khó khăn ở những sản phẩm khác như chất bán dẫn khi giá giảm mạnh.

7.6 6.3 4.2 5.3 0 1 2 3 4 5 6 7 8

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

CHƢƠNG 3

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG CHO CÁC DOANH NGHIỆP ĐIỆN TỬ CỦA VIỆT NAM

3.1. Tổng quan về ngành điện tử Việt Nam

Điện tử là ngành công nghiệp ra đời khá muộn tại nước ta song lại có tốc độ

tăng trưởng nhanh và đóng góp lớn vào sự phát triển của đất nước. Theo số liệu từ Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam (VEIA, 2013), tốc độ tăng trường của ngành công nghiệp điện tử hàng năm đạt 20-30% và doanh số thị trường điện tử/điện gia dụng khoảng 5,5-6 tỉ đôla/năm. Kim ngạch xuất khẩu 3 năm gần đây liên tục tăng với số liệu như sau năm 2011 đạt 6,98 tỉ đôla; năm 2012 tăng lên 20,5 tỷ đôla; năm 2013 tới 32,1 tỉ đôla, trở thành ngành hàng xuất khẩu lớn nhất Việt Nam (Tổng cục thống kê, 2014).

Tuy nhiên, thị trường điện tử lâu nay vẫn chủ yếu bị chiếm lĩnh bởi các cơng ty có vốn đầu tư nước ngồi. Nói cách khác, những con số trên thực chất lại do đóng góp của các cơng ty như Samsung Electroncis, Canon, Nokia, LG…Theo Bộ Công thương, hiện nay Việt Nam có gần 500 doanh nghiệp điện tử, chỉ khoảng 1/3 trong số đó là các doanh nghiệp có vốn nước ngồi nhưng lại sở hữu nhiều cơng nghệ cao, chiếm 80% thị trường trong nước và trên 90% kim ngạch xuất khẩu.

Nguyên nhân là bởi các doanh nghiệp trong nước đa số ở quy mô nhỏ và vừa lại gặp nhiều hạn chế trong hoạt động kinh doanh như: trình độ lao động cịn ở mức thủ công, năng suất lao động thấp. Rất ít doanh nghiệp sản xuất được những sản phẩm có giá trị kinh tế lớn, từ đó hiệu quả kinh doanh cũng khơng cao. Khâu tiếp cận với các nguồn vốn, thông tin thị trường, mặt bằng sản xuất…chưa tốt nên khó có điều kiện mở rộng quy mơ, cải tiến kỹ thuật hay đầu tư nghiên cứu sản phẩm. Chưa kể sự gia nhập của các hãng điện tử lớn trên thế giới hay là các doanh nghiệp nước ngồi đang càng lấn dần vị trí của các doanh nghiệp trong nước dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt hơn. Kết quả là thị phần các công ty trong nước rất nhỏ, chỉ một số sản phẩm trong nước có chỗ đứng trên thị trường nội địa như: tivi của Hanel, BTV, DENCO, máy tính CMS, đầu đĩa karaoke Tiến Đạt…

Tuy nhiên, bên cạnh khó khăn, các doanh nghiệp Việt Nam khơng phải là khơng có cơ hội hay lợi thế, chúng ta am hiểu địa phương hơn, có nhiều chính sách

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

ưu đãi và cạnh tranh ngày càng trở nên bình đẳng khi cơ hội tiếp cận tín dụng, cơng nghệ mới…là rất dễ dàng và rộng mở.

Do đó, việc phân tích, đánh giá tác động từ mơi trường và cách thức quản lý chuỗi cung ứng của những cơng ty, tập đồn tiên tiến trên thế giới để từ đó các doanh nghiệp Việt Nam có thể xác định và xây dựng cho mình được một cấu trúc chuỗi cung ứng phù hợp là một trong những yếu tố quyết định khi muốn cạnh tranh được với các đối thủ quốc tế. Phấn đấu trong thời gian không xa sản phẩm điện tử Việt Nam không chỉ chiếm lĩnh thị trường trong nước mà còn vươn ra thị trường thế giới.

3.2. Phân tích SWOT các doanh nghiệp điện tử tại Việt Nam

Mục đích của việc phân tích SWOT là để tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội cũng như thách thức ở các doanh nghiệp điện tử ở Việt Nam từ đó kết hợp với các kinh nghiệm quản trị chuỗi cung ứng của Samsung Electronics đã đề cập ở trên nhằm đưa ra các giải pháp quản trị chuỗi cung ứng cho các doanh nghiệp này.

3.2.1. Điểm mạnh

Thứ nhất, các doanh nghiệp điện tử Việt Nam có nguồn lực đơng đảo với lớp

lao động trẻ năng động và sáng tạo. Theo kết quả điều tra dân số và nhà ở năm

2014, tổng dân số Việt Nam là 90,73 triệu người cùng với kết cấu dân số trẻ, thị trường lao động ở nước ta đã và đang hình thành, phát triển và hiện tại lực lượng lao động của cả nước bao gồm 52,8 triệu người có việc làm và 0,9 triệu người thất nghiệp. Quý 2 năm 2014, tỷ số việc làm trên dân số là 76,2%, có sự chênh lệch đáng kể về tỷ số việc làm trên dân số giữa thành thị và nơng thơn. Tỷ số có việc làm trên dân số thành thị thấp hơn nơng thơn 12%. Tình hình trên tạo sức ép làm cho giá nhân công rẻ, lao động giá rẻ nên giá sản phẩm có thể giảm, do đó tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

Thứ hai, Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi cho việc giao thương buôn bán với các nước trong khu vực và trên thế giới nên các cơng ty có vị trí thuận lợi để tiến hành sản xuất kinh doanh với các đại lý phân phối có mặt ở các tỉnh trong cả nước. Ngoài ra, các doanh nghiệp điện tử trong nước có thể mua hay thuê đất dễ dàng hơn các doanh nghiệp điện tử ở khu vực nước ngoài.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Cuối cùng, các doanh nghiệp điện tử Việt Nam hiện nay cũng rất chú trọng trong việc đầu tư vào cơng nghệ hay những dây chuyền sản xuất. Ví dụ như vào

tháng 8/2014, công ty Viết Sơn (TP. HCM) đã đầu tư dây chuyền sản xuất máy tính bảng cơng suất 10.000 chiếc/tháng tại Bình Dương với những đơn đặt hàng từ các đại lý với số lượng khoảng 1.000 chiếc. Hay Trung tâm Nghiên cứu và thiết kế vi mạch (ICDREC) đang tính tới chuyện đầu tư nhà máy sản xuất mặt hàng điện kế điện tử vì với mặt hàng này, cả nước có 27 triệu khách hàng, riêng TP. HCM là 2 triệu với nguồn vốn để xây dựng nhà máy sản xuất điện kế điện tử ước chừng 70 tỉ đồng. Năm 2011, Viettel cũng đã đầu tư nhà máy sản xuất các thiết bị di động và đến năm 2013, nhà máy này đã sản xuất 3 triệu thiết bị di động. Trong đó có 1,2 triệu máy điện thoại di động, chủ yếu là dịng máy phổ thơng giá rẻ dành cho thị trường trong nước và những quốc gia có mạng Viettel như Haiti, Đơng Timor, Lào, Campuchia… Đến năm 2014, nhà máy này đã sản xuất khoảng 4 triệu thiết bị, trong đó có 2,5 triệu chiếc điện thoại di động, còn lại là các sản phẩm điện tử như: máy thu phát vô tuyến điện, thiết bị giám sát nhà trạm BTS, thiết bị giám sát hành trình V-tracking cho ơtơ và M-tracking cho xe máy… với tỷ lệ nội địa khoảng 35%. Ngoài ra, một số doanh nghiệp chủ chốt của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam như VTB cũng đã cho sản xuất những mặt hàng âm thanh như loa, ampli, máy tính để bàn vừa phân phối các sản phẩm tin học như Samsung, HP… Belco, ngoài những mặt hàng truyền thống như tivi đèn hình (CRT), loa, ampli… gần đây nhảy sang sản xuất mặt hàng mới: camera, đầu ghi hình. Maseco Phú Nhuận vẫn cịn trung thành với thế mạnh của mình là sản xuất đầu karaoke, loa, mới nhất là thiết bị kết nối internet chạy hệ điều hành Android dành cho tivi LCD… để đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa.

Gần đây, nhóm hàng điện thoại di động và nghe nhìn cũng đã có những bước đột phá về thiết kế, chất lượng và cấu hình sản phẩm. Sản phẩm điện kế điện tử và khố điện tử của ICDREC được đánh giá là khơng hề thua kém các sản phẩm của nước ngoài về thiết kế, độ bền và tính năng nhưng giá chỉ bằng một nửa ví dụ như dịng smartphone mới- Prime 508 với cấu hình mạnh (bộ xử lý lõi 8) và vật liệu cao cấp (kính cường lực Dragontrail của Asahi Glass và Gorilla thế hệ thứ 3 của Corning)…

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

3.2.2. Điểm yếu

Bên cạnh những nỗ lực của một vài doanh nghiệp muốn tồn tại lâu dài và bền vững trên thị trường trong nước thì theo đánh giá chung, sản phẩm điện tử Việt Nam dù giá còn rẻ, đáp ứng nhu cầu sử dụng của giới thu nhập thấp nhưng về chất lượng và mẫu mã chỉ ở mức trung bình cũng như vẫn cịn rất nhiều hạn chế.

Đầu tiên, đó là chưa có chiến lược phát triển cụ thể. Được đánh giá là có vai trị quan trọng đối với nền kinh tế nhưng công nghiệp điện tử Việt Nam chưa có được một quy hoạch phát triển tổng thể. Các doanh nghiệp lĩnh vực này thường phải tự tìm đường đi cho mình và chịu thiệt thịi khi chính sách khơng nhất qn. Đầu tư cho ngành công nghiệp điện tử đã nhỏ và manh mún, lại cộng thêm với việc chưa có định hướng chiến lược nào được thơng qua, khiến các doanh nghiệp điện tử càng gặp nhiều khó khăn. Khơng có chiến lược, các doanh nghiệp điện tử buộc phải phát triển tự phát. Nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ do công nghệ quá lạc hậu, sản phẩm không đủ sức cạnh tranh đã phải chuyển hướng sang sản xuất, kinh doanh các mặt hàng khác. Chỉ có một số ít doanh nghiệp trụ lại được trong lĩnh vực sản xuất, lắp ráp điện tử và dần dần xây dựng được uy tín thương hiệu. Trong mấy năm qua, Bộ Công thương cũng chưa đưa ra được định hướng hoặc chiến lược mới nào cho ngành điện tử Việt Nam. Trong khi định hướng cũ là sản xuất linh kiện đã không thực hiện được.

Thứ hai, cơng nghệ vẫn cịn yếu kém. Trong khi ngành điện tử các nước trong khu vực đã đạt đến khâu sáng chế và sản xuất thành phẩm, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn cịn loay hoay ở cơng đoạn gia công và lắp ráp bởi trình độ cơng nghệ, trang thiết bị máy móc sản xuất của các doanh nghiệp trong nước vẫn còn thấp, các dây chuyền sản xuất lạc hậu so với khu vực và thế giới khoảng 10-20 năm. Cơ sở vật chất kỹ thuật còn nhiều hạn chế nên đòi hỏi các doanh nghiệp cần tăng cường hơn nữa các mối quan hệ hợp tác quốc tế, liên kết, liên doanh giữa các doanh nghiệp nhằm tìm kiếm cơ hội hợp tác sản xuất, đầu tư và chuyển giao công nghệ.

Từ năm 2010, người tiêu dùng trong nước đã nhận diện nhiều nhóm hàng, từ kỹ thuật số, cơng nghệ thông tin, điện lạnh, điện tử, như: điện thoại di động, máy tính để bàn, tivi LCD, quạt máy, máy lạnh, tủ lạnh, nồi cơm điện…do các doanh nghiệp trong nước như Mobiistar, Q-Mobile, FPT, Thiên Hoà, Bách Khoa…sản xuất bằng

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

hình thức đặt hàng gia công tại các nhà máy ở Trung Quốc. Hiện nay chưa có thống kê doanh số của nhóm hàng này nhưng tỷ lệ về số lượng xuất hiện tại các siêu thị điện máy lớn khoảng 10%, còn tại các cửa hàng nhỏ tỷ lệ nhóm hàng này lên tới 50 – 60%, chủ yếu là các mặt hàng điện thoại di động, quạt máy, loa, ampli, nồi cơm điện, tivi CRT…Tuy nhiên, theo các chuyên gia, hàng gia cơng hiện có hai dạng. Dạng thứ nhất là mua sản phẩm nguyên chiếc từ các nhà máy của Trung Quốc, sau đó dán nhãn riêng. Dạng thứ hai là tham gia vào thiết kế sản phẩm, chọn linh kiện, liên kết với các doanh nghiệp phần mềm trong nước để gia tăng chất xám… Khơng riêng gì doanh nghiệp Việt, mà nhiều thương hiệu lớn như Asus, Dell, Acer… cũng mua hàng từ các nhà cung cấp linh kiện khác để đặt hàng gia công sản phẩm. Song vấn đề quan trọng là nhà sản xuất phải biết được chất lượng linh kiện đó như thế nào để tạo ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong nước. Nếu làm ra được linh kiện tham gia vào cấu thành sản phẩm là điều tuyệt vời, còn nếu khơng phải tạo uy tín với các đối tác của mình. Đó là cách thể hiện năng lực sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng không thể đấu phần cứng với các thương hiệu toàn cầu được. Để tồn tại, họ phải biết tranh thủ đối tác cũng như tạo được sắc thái riêng. Vì thế, gia cơng hay sản xuất không quan trọng mà điều cốt yếu là doanh nghiệp phải nắm được công nghệ lõi, tuỳ thuộc vào độ lớn của sản phẩm trên thị trường mà tính tốn phương thức sản xuất gia công hay đầu tư nhà máy.

Thứ ba, các doanh nghiệp Việt Nam khá hạn chế về vốn. Ngành điện tử trong nước vẫn phải tranh thủ nguồn đầu tư nước ngồi để có thể phát triển vì nguồn vốn đầu tư trong nước rất hạn chế. Thiếu vốn không phải là vấn đề của riêng các công ty điện tử mà cịn là khó khăn chung của hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp tư nhân. Theo đánh giá của World Bank trong Báo cáo Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam (tháng 12/2014), số doanh nghiệp trong nước đóng cửa hay tạm ngừng hoạt động đang ngày càng tăng lên. Nguyên nhân là bởi các doanh nghiệp vừa và nhỏ rất khó vay từ ngân hàng, từ nhà đầu tư lại càng khó hơn nếu họ khơng có một phương án kinh doanh và kế hoạch phát triển đủ thuyết phục. Chính từ sự hạn chế về vốn này làm cho các doanh nghiệp khó có điều kiện

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

mở rộng quy mô, cải tiến kĩ thuật, đầu tư nghiên cứu sản phẩm, phát triển các hoạt động quảng bá hay xúc tiến thương mại để thu hút sự chú ý của khách hàng.

Thứ tư, trình độ nhân lực của các doanh nghiệp điện tử Việt Nam chưa cao. Nguồn nhân lực đóng một vai trị rất quan trọng trong việc xây dựng và phát triển một ngành công nghiệp, đặc biệt là với ngành công nghệ cao như điện tử. Thiếu những kỹ sư lành nghề, trình độ lao động cịn ở mức độ thủ công nên năng suất lao động thường thấp. Chưa kể chúng ta thiếu hụt đội ngũ nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới ở các cơ sở sản xuất. Một khi các cơ sở sản xuất không tiến hành việc thiết kế, chế tạo và cải tiến chỉ tiêu chất lượng các sản phẩm của mình thì thiếu hẳn động lực phát triển cho cơng nghệ nói chung và nhóm ngành cơng nghệ điện tử nói riêng. Mặt khác, việc nghiên cứu công nghệ của nước ta hiện nay ít nhiều cịn xa rời với thực tiễn sản xuất và chưa gắn bó hữu cơ với thị trường nên khơng tạo nên sức phát triển tổng hợp. Hiện nay, phần lớn các sản phẩm của Việt Nam đều sản xuất theo thiết kế của nước ngoài bởi lực lượng lao động trong ngành điện tử tuy được đánh giá cao về kỹ năng, mức độ tiếp thu công nghệ mới nhưng các nhà khoa học đầu ngành, các kỹ sư công nghệ, các kỹ sư nghiên cứu thiết kế và phát triển sản phẩm- những người có khả năng tạo ra những sản phẩm mới có giá trị gia tăng cao

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) mô hình chuỗi cung ứng của samsung và bài học cho các doanh nghiệp điện tử việt nam (Trang 57 - 85)