Đánh giá mơ hình chuỗi cung ứng của Samsung

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) mô hình chuỗi cung ứng của samsung và bài học cho các doanh nghiệp điện tử việt nam (Trang 53 - 58)

Qua chương 2 này, ta có thể thấy được sự thành cơng trong việc quản trị chuỗi cung ứng của Samsung, điều khiến Samsung trở thành một trong những tập đoàn điện tử hàng đầu thế giới. Phương châm hoạt động của Samsung Electronics là sản xuất vừa linh hoạt vừa tinh gọn. Tính linh hoạt thể hiện ở chỗ Samsung luôn đáp ứng nhu cầu của khách hàng ở mọi nơi trên thế giới nhờ vào q trình chia sẻ thơng tin một cách nhanh chóng trong hệ thống chuỗi cung ứng. Tính tinh gọn được thể hiện qua việc loại bỏ sự lãng phí trong sản xuất bằng việc giảm tồn kho, giảm thời gian giao hàng và tăng năng lực quản lý hoạt động của mình.

2.3.1. Những điểm mạnh của chuỗi cung ứng Samsung

Điểm mạnh thứ nhất là chiến lược chuỗi cung ứng của Samsung hỗ trợ trực

tiếp và dẫn dắt chiến lược kinh doanh. Chiến lược kinh doanh bắt đầu với sứ mệnh

và viễn cảnh của công ty. Sứ mệnh của công ty Samsung Electronics là trở thành công ty kỹ thuật số hàng đầu. Với sứ mệnh đó, chiến lược kinh doanh của công ty luôn xoay quanh vấn đề đổi mới công nghệ, đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ để tạo ra những sản phẩm khác biệt. Cụ thể, năm 2013, Samsung đã đầu tư tới 16.1 tỷ đôla trong lĩnh vực công nghệ mới. Với chiến lược kinh doanh dựa trên cải tiến vượt trội, đòi hỏi đối với mỗi chuỗi cung ứng là tung ra sản phẩm mới ra thị trường thật nhanh, chỉ có như vậy mới có thể tăng doanh thu và lợi nhuận- gặt hái được nhiều hơn lợi ích của người đi đầu. Tích hợp chuỗi cung ứng cũng là một yếu tố quan trọng đối với công ty khi lấy sự cải tiến làm nền tảng cạnh tranh. Việc chuyển từ khâu phát triển các sản phẩm đến khâu sản xuất ra số lượng sản phẩm theo mức chất lượng đòi hỏi việc quản lý hiệu lực các quy trình, các tài sản, sản phẩm và thơng tin. Tích hợp chuỗi cung ứng phải đảm bảo rằng khi nhu cầu thay đổi, toàn bộ chuỗi cung ứng đã sẵn sàng nghĩa là các nhà cung ứng có thể đáp ứng nhu cầu của công ty, hệ thống quản trị đơn hàng hỗ trợ thông tin về sản phẩm mới, các kênh bán hàng và nhân viên dịch vụ được đào tạo. Ở Samsung, mối quan hệ của công ty với

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

các đối tác luôn tốt đẹp; đặc biệt, cơng ty có quan hệ rất tốt với các nhà cung cấp phía sau và các nhà phân phối chính thức phía trước nên chuỗi cung ứng của cơng ty hoàn toàn phù hợp với chiến lược kinh doanh.

Thứ hai, đây là chuỗi cung ứng đạt được tiêu chuẩn phù hợp với nhu cầu khách hàng. Đối với bất kỳ một cơng ty nào thì nhu cầu khách hàng ln là vấn đề

quan trọng. Tiếng nói của họ có thể giúp lột tả và chuyển nhu cầu của mình thành những yêu cầu về sản phẩm mới, dịch vụ mới và điều này tạo lực đòn bẩy cho chuỗi cung ứng hiện tại của công ty. Và với lợi thế cạnh tranh cải tiến vượt trội, Samsung có thể đem đến cho khách hàng của mình những sản phẩm mới nhất với thời gian nhanh nhất có thể.

Điểm mạnh tiếp theo là tính phù hợp vị thế. Giá trị, chất lượng và dịch vụ

hoàn hảo là những yếu tố quan trọng trong giá trị thương hiệu của Samsung. Năm 2013, tập đoàn Samsung đã đặt chi nhánh tại 90 quốc gia với 673 văn phịng đại diện tồn cầu. Đồng thời, Samsung đứng ở vị trí thứ 8 trong bảng xếp hạng những thương hiệu tốt nhất toàn cầu và đứng thứ nhất về thị phần năm 2013 theo báo cáo thường niên năm 2014 của công ty này. Doanh thu ròng của Samsung năm 2014 đạt 305 tỷ đơla, thu nhập rịng 22,1 tỷ đơla và tổng tài sản lên tới 529,5 tỷ đôla (Báo cáo hàng năm của Samsung Electronics, 2014).

Cuối cùng, thành công của Samsung được tạo nên nhờ tính thích nghi.

Samsung đã tạo ra bước tiến và những đổi mới như ứng dụng công nghệ thông tin làm cho chuỗi cung ứng của mình họat động một cách hiệu quả. Cụ thể hóa hai từ “thay đổi” trong kế hoạch của Samsung là hàng loạt hành động chiến lược như đầu tư nghiên cứu công nghệ cốt lõi để tăng tính cạnh tranh trong dài hạn; là cơng ty đầu tiên đưa các sản phẩm sáng tạo thị trường; liên tục đổi mới dây chuyền cung ứng và cơ chế ra quyết định; điều chỉnh nhanh; đưa chất lượng lên hàng đầu.Nói cách khác, yếu tố chiều sâu tạo nên thành công của Samsung Electronics là rất chú trọng vào

công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Không một công ty công nghệ nào,

kể cả Intel, Microsoft hay Sony đầu tư nhiều vào nghiên cứu và phát triển như Samsung. Thậm chí, đây cịn trở thành một chiến lược của cơng ty, họ sẽ đầu tư với quy mô khổng lồ cho các nhà máy hay công nghệ để chiếm lĩnh vị thế tới mức mà các đối thủ khác không thể nào cạnh tranh lại.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

2.3.2. Những hạn chế trong chuỗi cung ứng của Samsung Electronics

Sở hữu một chuỗi cung ứng cực kỳ hiệu quả song bên bên cạnh đó, cơng ty vẫn còn những hạn chế và trở thành yếu điểm trước những đối thủ cạnh tranh.

Thứ nhất, mặc dù là công ty công nghệ, đầu tư rất nhiều cho lĩnh vực nghiên cứu song Samsung Electronics lại khơng có hệ điều hành và phần mềm của riêng

mình. Sản xuất hệ điều hành và phần mềm là một lĩnh vực có lợi nhuận rất cao.

Hơn nữa còn giúp tăng mức độ nhận diện thương hiệu và sự trung thành của khách hàng. Thiếu đi điều này, Samsung gặp rất nhiều bất lợi với các đối thủ khác, điển hình là Apple. Theo báo cáo của comScore vào tháng 1 năm 2014, Apple giành được thị phần điện thoại thông minh lớn nhất ở Mỹ với 41,2% trong khi con số này ở Samsung chỉ có 26%. Lý do là bởi người tiêu dùng muốn sử dụng hệ điều hành độc đáo chỉ có ở các sản phẩm của Apple là iOS. Trong khi đó hệ điều hành Android lại rất phổ biến và có thể tìm thấy ở rất nhiều hãng điện thoại khác ngoài Samsung. Một trong những nguyên nhân có thể do Samsung Electronics chưa có được sự đầu tư thỏa đáng vào lĩnh vực này. Hiện tại, trong 370.000 nhân viên trên tồn thế giới thì chỉ có khoảng 40.000 người làm việc về phần mềm và hệ điều hành (Báo cáo hàng năm của Samsung Electronics, 2014).

Thứ hai, Samsung Electronics thực hiện sản xuất quá nhiều dòng và danh mục sản phẩm cho nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Nhiều sản phẩm song

không phải sản phẩm nào cũng đem lại lợi nhuận cao và gây lãng phí nguồn lực. Thêm vào đó, vì dàn trải cung cấp cho nhiều thị trường nên Samsung Electronics sẽ phải cạnh tranh với nhiều đối thủ hơn và khó tập trung vào thị trường mục tiêu. Ví dụ như với sản phẩm điện thoại thông minh (smartphone), Samsung Electronics vừa có cả dịng điện thoại cao cấp với đối thủ chính là iPhone của Apple lại vừa có dịng bình dân với sự cạnh trang gay gắt từ các nhà sản xuất Trung Quốc như One Plus, Asus, Huawai…Thậm chí, Samsung cịn sản xuất cùng một dịng điện thoại thơng minh nhưng với nhiều kích cỡ khác nhau để tìm ra loại nào được ưa chuộng nhất (bên cạnh Galaxy S III với kích thước màn hình 5 inch cịn có Galaxy S III mini nhỏ hơn với màn hình chỉ 4 inch…). Nghiên cứu của Gartner (2014) cho biết thị phần điện thoại thông minh của Samsung đã giảm từ 32,1% năm 2013 xuống chỉ cịn 24,4% vào năm 2014. Chính vì vậy, cơng ty này buộc phải thu gọn danh mục

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

sản phẩm bằng việc cắt giảm 25-30% mẫu điện thoại mới và tập trung và những sản phẩm cao cấp có tiềm năng hơn. Bên cạnh mảng điện thoại thông minh với mơi trường khốc liệt thì một số sản phẩm cơng nghệ khác của Samsung cũng không thu được nhiều lợi nhuận như mong đợi như máy tính bảng, tivi và tấm màn hình…

Thứ ba, những khách hàng lớn nhất của Samsung Electronics hiện tại lại là những đối thủ cạnh tranh chính như Apple, Sony, Dell, Hp…Không chỉ tự sản

xuất bộ xử lý, memory chip, camera… trên thiết bị của mình mà cơng ty cịn cung cấp những linh kiện này cho các nhà sản xuất khác, kể cả bộ vi xử lý trong iPhone 5 của Apple. Tình huống này vừa có thể có lợi cho cơng ty song lại vừa có thể là nguy cơ. Trong trường hợp đối thủ cạnh tranh không thể mua sản phẩm thay thế ở một nhà cung ứng khác, Samsung Electronics sẽ có lợi thế cực lớn bởi họ biết trước được đối thủ sẽ sử dụng linh kiện gì trong dịng sản phẩm mới mà vẫn thu được lợi nhuận. Song nếu trường hợp ngược lại xảy ra, những khách hàng này tìm được một nhà cung cấp khác, doanh thu của Samsung sẽ bị sụt giảm nghiêm trọng.

Thứ tư là những vấn đề liên quan đến vi phạm bằng sáng chế. Điển hình là vụ Apple kiện Samsung ở Mỹ và các thị trường khác với cáo buộc vi phạm các bản quyền, từ hình dạng cơ bản của chiếc điện thoại tới cách thiết kế hiệu ứng giao diện màn hình nảy ngược lại khi người sử dụng miết tới sát cạnh đáy. Samsung bác bỏ những cáo buộc này, và kiện ngược lại. Nhưng đến tháng 8 năm 2013, Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ đã công nhận Apple và tuyên Samsung vi phạm 4 trong số 6 bằng sáng chế của Apple. Điều này có ảnh hưởng khơng nhỏ đến danh tiếng của Samsung và gây ra những khoản bồi thường thiệt hại rất lớn (Sam Grobart, 2013).

Cuối cùng, Samsung Electronics có tỷ suất lợi nhuận quá thấp và đang có xu

hướng giảm. Là công ty công nghệ lớn nhất thế giới về doanh thu, song lại có lợi

nhuận gộp và lợi nhuận ròng thấp hơn nhiều so với các đối thủ khác.

Dựa vào hình 2.13 có thể thấy, 3 quý đầu năm 2014, lợi nhuận ròng của Samsung Electronics giảm khá mạnh từ 7.6 nghìn tỷ won xuống chỉ cịn 4.2 nghìn tỷ won và chỉ đến quý 4 mới có dấu hiệu phục hổi.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hình 2.13. Lợi nhuận ròng các quý trong năm 2014 của Samsung Electronics Samsung Electronics

(Đơn vị: nghìn tỷ won)

(Nguồn: website của Samsung Electronics)

Một trong những nguyên nhân chính là bởi Samsung Electronics theo đuổi mục tiêu về doanh số hơn là mục tiêu lợi nhuận. Bên cạnh đó, điều này cũng khơng tránh khỏi vì để vận hành được một chuỗi cung ứng tương đối hoàn hảo với những ứng dụng công nghệ mới nhất cần một ngân sách không hề nhỏ. Sản xuất quá nhiều sản phẩm cũng là một trong những nguyên nhân, rất thành công với mảng điện thoại thơng minh nhưng Samsung Electronics lại gặp khó khăn ở những sản phẩm khác như chất bán dẫn khi giá giảm mạnh.

7.6 6.3 4.2 5.3 0 1 2 3 4 5 6 7 8

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

CHƢƠNG 3

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG CHO CÁC DOANH NGHIỆP ĐIỆN TỬ CỦA VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) mô hình chuỗi cung ứng của samsung và bài học cho các doanh nghiệp điện tử việt nam (Trang 53 - 58)