6. Kết cấu của đề tài
1.3.5. Thị trường mục tiêu
Thị trường mục tiêu (Target Market) Là một nhóm người có một số đặc điểm chung về nhân khẩu học - được xác định là khách hàng tiềm năng cho sản phẩm của doanh nghiệp. Hiểu một cách đơn giản, thị trường mục tiêu là tiền đề để doanh nghiệp quyết định chiến lược tiếp thị phù hợp.
Các bước xác định thị trường mục tiêu
• Bước 1. Nghiên cứu thị trường
• Bước 2. Phân khúc thị trường
• Bước 3: Xác định phân khúc hấp dẫn làm thị trường mục tiêu
• Bước 4: Triển khai chiến lược marketing hướng đến thị trường mục tiêu
Những chiến lược Marketing hướng đến thị trường mục tiêu
• Chiến lược tiếp thị khơng phân biệt (đại trà)
Đây là chiến lược mà doanh nghiệp sẽ phục vụ toàn bộ thị trường một sản phẩm và thực hiện chiến lược tiếp thị chung cho toàn bộ thị trường đó theo hướng đại trà khơng có sự phân biệt về phân khúc thị trường nào.
Lựa chọn chiến lược tiếp thị khơng phân biệt thì doanh nghiệp có thể theo đuổi tồn bộ thị trường với một mặt hàng, một sản phẩm và một chương trình tiếp thị hướng tới đại đa số khách hàng. Từ đó xây dựng hình ảnh hồn hảo về thương hiệu cho doanh nghiệp.
Ưu điểm của chiến lược này là giúp doanh nghiệp tiết kiệm tối đa chi phí nhờ khai thác được lợi thế về quy mơ, sản xuất và phân phối. Đồng thời cịn có thể hạ thấp giá thành sản phẩm để phục vụ thị trường rộng lớn.
Chiến lược tiếp thị phân biệt là chiến lược mà doanh nghiệp sẽ lựa chọn nhiều phân khúc thị trường và phục vụ mỗi phân khúc thị trường đã chọn bằng một sản phẩm dịch vụ cùng chiến lược tiếp thị riêng.
Với chiến lược này doanh nghiệp có thể tận dụng cơ hội để tiếp thị, quảng bá tốt hơn, thiết kế được chiến lược tiếp thị phù hợp với mục tiêu. Tự điều chỉnh được các nội dung về giá cả, kênh phân phối và quảng cáo để tiếp cận thị trường mục tiêu của doanh nghiệp được hiệu quả nhất.
Bên cạnh đó chiến lược tiếp thị phân biệt mang đến ưu điểm vượt trội trong việc đáp ứng nhu cầu, mong muốn và thị hiếu đa dạng của khách hàng. Tuy nhiên hạn chế của chiến lược này là doanh nghiệp phải đối mặt với chi phí tăng cao trong q trình sản xuất và tiếp thị.
• Chiến lược tiếp thị tập trung (thị trường ngách)
Chiến lược tiếp thị tập trung là chiến lược mà doanh nghiệp lựa chọn một hoặc một số ít phân khúc thị trường. Trong đó mỗi phân khúc được phục vụ bởi một loại sản phẩm và chiến lược tiếp thị riêng, hướng đến mục tiêu là chiếm lĩnh được thị phần lớn tại phân khúc thị trường mà doanh nghiệp đã chọn.
Ưu điểm của chiến lược thị trường mục tiêu này là giúp doanh nghiệp dành được vị trí vững chắc trong phân khúc thị trường đã lựa chọn. Bên cạnh đó nhờ chun mơn hóa sản xuất và kênh phân phối nên vừa tiết kiệm được chi phí vừa tăng tỷ suất lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Nhược điểm của chiến lược này là nếu các đối thủ cạnh tranh lớn tham gia vào phân khúc thị trường thì doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn.
• Chiến lược tiếp thị vi mơ (cá nhân và bản địa hóa)
Đây là chiến lược mà doanh nghiệp sẽ cung cấp các sản phẩm dịch vụ theo nhu cầu của từng khách hàng khác nhau hoặc một nhóm nhỏ khách hàng trong một phân khúc thị trường.