7. Nội dung của chuyên đề
1.5. Cơ sở thực tiễn về đào tạo nghề cho lao động nông thôn
1.5.1. Kinh nghiệm về đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở một số địa phương địa phương
Những năm qua, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đƣợc quan tâm chú trọng ở khắp các địa phƣơng trên cả nƣớc. Theo đó, nhiều địa phƣơng đã có những mơ hình đào tạo nghề hiệu quả và đáng đƣợc học hỏi, nhân rộng.
1.5.1.1. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước
* Mơ hình đào tạo nghề theo địa chỉ ở huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái
Theo khảo sát nhu cầu về học nghề của LĐNT, hàng năm, trên địa bàn huyện Văn Yên có khoảng hơn 1.000 lao động nông thôn thiếu việc làm, chủ yếu thuộc lĩnh vực nghề nông nghiệp, chiếm 70%, nghề phi nông nghiệp 30%.
Để đẩy mạnh công tác dạy nghề, huyện đã thành lập ban chỉ đạo thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thông ở tất cả các xã, thị trấn trong toàn huyện.
Nội dung triển khai tập trung vào tuyên truyền về các chính sách và tƣ vấn học nghề cho LĐNT trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng của huyện, phát tờ rơi và tƣ vấn trực tiếp cho ngƣời lao động.
20
Phòng Lao động - Thƣơng binh và Xã hội huyện phối hợp với các tổ chức đồn thể và các cơng ty, doanh nghiệp uy tín tuyển dụng lao động. Qua công tác tuyên truyền phổ biến chính sách, ngƣời lao động đã hiểu đƣợc quyền và nghĩa vụ khi tham gia học nghề, nắm bắt đƣợc cơ hội tìm việc làm và tích cực tham gia học nghề.
Hiện nay, trên địa bàn huyện có Trung tâm Dạy nghề và Giáo dục thƣờng xuyên là cơ sở dạy nghề chính với 25 nghề, trong đó nghề phi nơng nghiệp gồm các nghề sau : sửa chữa xe máy, kỹ thuật gò hàn, kỹ thuật xây dựng, may công nghiệp, sửa chữa điện dân dụng, sửa chữa máy nông cụ và các nghề nông nghiệp nhƣ: kỹ thuật trồng lúa, chăn nuôi thú y, chăn nuôi lợn nái sinh sản, lợn thịt hƣớng nạc, nuôi cá nƣớc ngọt, kỹ thuật dâu tằm tơ, sản xuất rau an toàn, quản lý và phát triển trang trại, kỹ thuật trồng nấm…
Thời gian đào tạo 1 tháng đối với nghề nông nghiệp và 3 tháng đối nghề phi nông nghiệp. Từ năm 2014 đến hết năm 2019 vừa qua, Trung tâm đã mở 159 lớp đào tạo nghề cho 4.897 ngƣời theo Quyết định số 1956 theo các nhóm đối tƣợng gồm: lao động thuộc diện hƣởng chính sách ƣu đãi có cơng với cách mạng 23 ngƣời; dân tộc thiểu số 2.541 ngƣời; hộ nghèo 241 ngƣời; hộ cận nghèo 120 ngƣời; lao động khác 1.530 ngƣời… Cơ cấu, ngƣời lao động đƣợc hỗ trợ học nghề đối với nghề nông nghiệp chiếm 81,2% và nghề phi nông nghiệp chiếm 18,8%.
Để tạo điều kiện cho học viên học nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp, nhiều năm qua, 100% các lớp đều đƣợc mở tại trung tâm các xã, trung bình mỗi lớp có từ 25 đến 30 học viên, tạo điều kiện cho học viên vừa học, vừa làm, giảm bớt thời gian đi lại và các chi phí khác, điển hình nhƣ các lớp học nghề phi nông nghiệp vừa qua đƣợc mở nhƣ: Tại xã Yên Hợp, Tân Hợp đã mở 3 lớp học nghề may công nghiệp cho 90 học viên; xã Mỏ Vàng mở lớp sửa chữa máy nông cụ, 25 học viên tham gia; các xã Yên Thái, Lang Thíp, Châu Quế Hạ mở 3 lớp về kỹ thuật trồng lúa, 90 học viên tham gia…
* Kinh nghiệm của huyện Ba Bể - tỉnh Bắc Kạn
Với mục tiêu tạo điều kiện cho lao động nông thơn trên địa bàn huyện có kiến thức kỹ thuật để tự tạo việc làm, nâng cao thu nhập, nên hằng năm huyện Ba Bể đều có văn bản yêu cầu các địa phƣơng đăng ký nhu cầu học
21
nghề của ngƣời dân, trên cơ sở đó để xây dựng kế hoạch đào tạo cho năm sau, tập trung vào hai nghề chính nơng nghiệp và phi nơng nghiệp. Nhờ vậy, từng bƣớc thay đổi phƣơng thức sản xuất trong nhân dân, chuyển dần từ sản xuất nhỏ lẻ tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hóa theo hƣớng dịch vụ có giá trị kinh tế cao.
“Cầm tay chỉ việc” là cách làm chủ yếu trong công tác dạy nghề trong
nhiều năm qua của tỉnh ta và đƣợc huyện Ba Bể triển khai thực hiện có hiệu quả. Năm 2019, huyện tổ chức hồn thành 6 lớp dạy nghề cho lao động nông thơn với 180 học viên. Ngồi ra, hàng trăm lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật đƣợc mở tại các xã trên địa bàn huyện thu hút đông đảo ngƣời dân tham gia. Sau khi học nghề, nhiều lao động đã áp dụng có hiệu quả vào phát triển sản xuất, nhiều hộ gia đình đã xây dựng đƣợc các mơ hình sản xuất hiệu quả.
Ở các lớp dạy nghề, thời gian dành để hƣớng dẫn học viên thực hành chiếm tới 2/3. Học viên đƣợc trực tiếp thực hành những kiến thức đã học, có sự hƣớng dẫn của giảng viên. Trong q trình thực hành có gì khơng hiểu, làm chƣa đúng cách học viên chủ động trao đổi với giảng viên để đƣợc hƣớng dẫn, điều chỉnh, rút kinh nghiệm kịp thời.
Việc quan tâm thực hiện hiệu quả việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn với các ngành nghề đào tạo phù hợp định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phƣơng nhƣ chăn nuôi gà thả vƣờn ở Thƣợng Giáo; ni và phịng trị bệnh cho lợn, dê, thỏ ở xã Quảng Khê, Bành Trạch, Mỹ Phƣơng; trồng và chăm sóc cây chè ở Đồng Phúc, Chu Hƣơng; sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi ở Khang Ninh… đã góp phần đƣa tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 28,28%, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 20% và thoát khỏi danh sách là huyện nghèo nhất nƣớc.
1.5.2. Những bài học rút ra cho huyện Chi Lăng
Nhƣ vậy từ những căn cứ trên, kinh nghiệm đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở các địa phƣơng và các nƣớc bạn cho thấy việc xác định đúng nhu cầu đào tạo cũng nhƣ đào tạo các nghề phù hợp với địa phƣơng, và có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp và ngƣời lao động là hƣớng đi hiệu quả trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong giai đoạn hiện nay. Một số các vấn đề chính cần lƣu ý, đó là:
22
- Cần có chính sách phát triển hệ thống đào tạo nghề tại các vùng nông thôn. Các nghề phải gắn với nhu cầu của thị trƣờng lao động.
- Xây dựng chiến lƣợc đào tạo cho lao động nông thôn phù hợp. Với chiến lƣợc phù hợp sẽ đáp ứng đƣợc một lƣợng lớn lao động nơng thơn có nhu cầu học, cung cấp cho xã hội những lao động có trình độ chun mơn cao, có khả năng đáp ứng về khoa học kỹ thuật cũng nhƣ trình độ trong thời buổi cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa.
- Áp dụng nhiều chính sách khuyến khích ngƣời lao động nơng thôn chuyển đổi việc làm. Đƣa ra nhiều chính sách nhƣ: Hỗ trợ học phí, hỗ trợ tìm kiếm việc làm sau đào tạo, hỗ trợ chỗ ở đồi với ngƣời học xa... tạo điều kiện tốt nhất để ngƣời học tham gia các lớp đào tạo nghề.
- Chƣơng trình và nội dung học phù hợp với nhiều đối tƣợng học: lao động nơng thơn có nhiều lứa tuổi khác nhau, trình độ khác nhau, ở các địa phƣơng khác nhau... nên cần đa dạng nội dung và hình thức học. Điều này giúp nhiều đối tƣợng tham gia các lớp đào tạo.
- Đào tạo nghề truyền thống để phát triển các làng nghề sẵn có. - Đào tạo nghề để đƣa lao động đi xuất khẩu lao động.
- Đào tạo nghề để lao động nông thôn nâng cao năng suất và hiệu quả lao động sản xuất.
Đặc biệt, sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ giữa các cấp chính quyền với cơ sở đào tạo, ngƣời lao động và doanh nghiệp cho thấy nhận thức đúng đắn của họ về ý nghĩa của công tác đào tạo nghề và sự nhiệt tình khi thực hiện cơng tác này một cách đầy nhiệt huyết và hiệu quả.
Qua những phân tích trên, tác giả nhận thấy, cơng tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn cần đƣợc đầu tƣ và quan tâm hơn nữa tới các yếu tố ban đầu nhƣ xác định nhu cầu của thị trƣờng lao động, nhu cầu học tập của ngƣời lao động. Đứng trƣớc những yêu cầu của sự phát triển cũng nhƣ đƣợc sự chỉ đạo của cấp trên, tỉnh Lạng Sơn đang mở rộng và triển khai nhiều chƣơng trình đào tạo nghề cho lao động nơng thơn. Tuy nhiên, cơng tác thực hiện cịn chậm và hiệu quả chƣa cao, vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn và bất cập. Do vậy, tác giả nghiên cứu vấn đề đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn, nhằm đánh giá đúng thực trạng và đề xuất các giải pháp hồn thiện cơng tác này trong những năm tới.
23
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Chƣơng I tơi trình bày các khái niệm, định nghĩa, quan điểm cơ bản có liên quan tới nơng thôn và đào tạo nghề cho lao động nơng thơn. Phân tích, đánh giá nơng thơn và vai trị của nơng thơn trong sự nghiệp phát triển kinh tế của nƣớc ta trong giai đoạn hiện nay.
Tôi đã nêu đầy đủ các nội dung của công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, mục tiêu của công tác ĐTN cho LĐNT đồng thời phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng đào tạo nghề trong thực tế hiện nay. Học tập một số kinh nghiệm của 2 huyện các tỉnh bạn nhƣ: Yên Báo và Bắc Kạn, là những tỉnh có nền kinh tế - xã hội, địa lý, văn hóa khá tƣơng đồng với tỉnh Lạng Sơn; các nƣớc bạn nhƣ: Trung Quốc và Hàn Quốc, trong việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Từ đó tơi đã đúc rút ra những bài học rút ra cho huyện Chi Lăng và kinh nghiệm nhằm củng cố, chuẩn bị các vấn đề, các ý kiến đề xuất cho chƣơng III.
Trên cơ sở phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn của ĐTN cho LĐNT, tôi nhận thấy: Việc nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề cho LĐNT trên địa bàn huyện Chi Lăng là rất có ý nghĩa và hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
24
CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHI LĂNG