Đánh giá về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn

Một phần của tài liệu Chuyên ngành quản lý nhà nước tăng cường công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện chi lăng (Trang 63 - 68)

7. Nội dung của chuyên đề

2.5. Đánh giá về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn

địa bàn huyện Chi Lăng

2.5.1. Những kết quả đạt được

Trong các năm từ 2013 đến 2019 đã tổ chức đào tạo cho 3.900 ngƣời, trong đó Trung tâm GDNN-GDTX huyện và trƣờng Đông Bắc, Trung tâm khuyến nông tỉnh, Công ty cổ phần thuốc lá Ngân Sơn tổ chức đào tạo nghề LĐNT là 2.616 ngƣời; Các đơn vị khác ngoài huyện liên kết đào tạo với Trung tâm giáo dục thƣờng xuyên (nay là Trung tâm GDNN-GDTX) huyện liên kết đào tạo là 1.284 ngƣời.

Thông qua các lớp dạy nghề cho lao động nông thôn, các học viên đã đƣợc trang bị những kiến thức cơ bản theo từng nghề đào tạo, đƣợc trực tiếp tham gia vào quá trình thực hành thực tế, để vận dụng những kiến thức đã học vào phát triển sản xuất, đƣợc tƣ vấn nghề nghiệp, tìm kiếm việc làm hoặc tự

54

tạo việc làm, do vậy trên 80% học viên tự tạo việc làm biết vận dụng kiến thức đã học vào trong chăn ni, canh tác, sản xuất...Qua đó đã tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa có chất lƣợng, năng suất cao, góp phần nâng cao thu nhập cho bản thân ngƣời lao động, giảm nghèo, ổn định đời sống tại khu vực nông thôn. Trong những năm quan đào tạo dạy nghề cho lao động nơng thơn đã góp phần làm tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo trên địa bàn huyện, năm 2013 là 31,2%, năm 2017 là 40% và năm 2019 là 44,01%. Công tác nghèo hàng giai đoạn 2013-2016 của huyện đều đạt và vƣợt giảm trên 3%/năm; giai đoạn 2017 – 2020 cụ thể năm 2017 tỷ lệ hộ nghèo của huyện là 23,66 đến năm 2019 là 16,80%.

Công tác tuyên truyền, tƣ vấn mở lớp do các tổ chức, đoàn thể, và Trung tâm GDNN-GDTX huyện thực hiện tại cấp xã, lao động nông thôn đã đƣợc tƣ vấn tham gia, đăng ký học các nghề phù hợp với điều kiện gia đình, trình độ của bản thân và phù hợp với quy hoạch tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới của huyện. Lao động nông thôn khi tham gia các lớp đào tạo nghề, thuộc đối tƣợng đƣợc hỗ trợ (ngƣời nghèo; ngƣời dân tộc thiểu số; ngƣời có cơng; ngƣời bị mất đất sản xuất...) đều đƣợc hỗ trợ đầy đủ theo qui định. Sau khi học nghề đƣợc tƣ vấn, giới thiệu việc làm, hỗ trợ vay vốn để mở rộng mơ hình phát triển sản xuất và tạo việc làm nâng cao thu nhập.

2.5.2. Những hạn chế

Bên cạnh các kết quả đã đạt đƣợc trong những năm qua, công tác đào tạo nghề cho lao động nơng thơn vẫn cịn nhiều tồn tại, hạn chế, cụ thể là:

- Chính sách của Huyện về công tác đào tạo nghề chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu và tình hình thực tế hiện nay. Chƣa tìm ra đƣợc định hƣớng kế hoạch dạy nghề phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong những năm vừa qua. Kinh phí dành cho cơng tác đào tạo nghề cịn ít, chủ yếu vẫn là nguồn kinh phí từ Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia về dạy nghề, chƣa có kinh phí đối ứng của địa phƣơng.

- Mạng lƣới các cơ sở đào tạo, cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo nghề còn yếu và phân bổ chƣa hợp lí, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu và nhu cầu đào tạo. Tồn huyện có 02 cơ sở đào tạo nghề chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tế

55

hiện nay. Việc ký kết các hợp đồng đào tạo thiếu tính chủ động và linh hoạt trong cơng tác dạy nghề cho lao động nông thôn.

- Đội ngũ giáo viên ký kết các hợp đồng giảng dạy vừa thiếu, vừa yếu, chƣa huy động đƣợc đội ngũ chuyên gia nông nghiệp, nghệ nhân và các hội nghề nghiệp tham gia q trình đào tạo. Thậm trí đối với Trung tâm dạy nghề huyện chƣa đƣợc bố trí đủ đội ngũ giáo viên cơ hữu cho các chuyên môn nghề do vậy đến nay chƣa có khả năng đảm bảo thực hiện nhiệm vụ dạy nhiều loại hình học nghề đáp ứng theo nhu cầu của ngƣời lao động và của doanh nghiệp. Huyện chƣa bố trí cán bộ chuyên trách theo dõi về dạy nghề tại phòng Lao động – Thƣơng binh và Xã hội, hiện nay chỉ có 01 cán bộ kiêm nhiệm làm cơng tác này.

- Chất lƣợng dạy nghề chƣa đáp ứng yêu cầu thị trƣờng lao động; nhận thức của một bộ phận ngƣời lao động về học nghề gắn với giải quyết việc làm tăng thêm thu nhập còn chƣa đầy đủ nên chƣa quan tâm đến việc học nghề;

- Việc gắn kết theo 4 nhà “nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học

và nhà quản lý” trong sản xuất nông nghiệp cho bà con nơng dân nói chung

và ngƣời học nghề nơng nghiệp nói riêng chƣa thực hiện đƣợc để mở rộng phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho ngƣời dân.

2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế

- Các cấp uỷ, chính quyền mặc dù quan tâm đến cơng tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhƣng chƣa thực sự đúng với vai trị quan trọng của cơng tác này. Sự phối hợp của các tổ chức đoàn thể trên địa bàn chƣa đƣợc thƣờng xuyên.

- Số lƣợng cơ sở dạy nghề ít, chƣa đƣợc tăng cƣờng về chất lƣợng và đủ về số lƣợng. Ngoài ra việc huy động tất cả các loại hình cơ sở đào tạo tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn; huy động những ngƣời sản xuất giỏi, thợ lành nghề, nghệ nhân tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn chƣa đƣợc quan tâm.

- Việc triển khai Đề án 1956 phải đƣợc lồng ghép, gắn kết chặt chẽ với các hoạt động của Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo Quyết định số 800/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ; dạy nghề phải căn cứ vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch lao động của

56

địa phƣơng theo ngành, lĩnh vực và cần đƣợc thực hiện đồng bộ với các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng, nhất là chính sách giải quyết việc làm, đất đai, tín dụng, phát triển thị trƣờng hàng hóa…

- Đào tạo nghề cần có qui mơ về số lƣợng nhƣng cũng phải chú trọng và đảm bảo đƣợc chất lƣợng đào tạo. Do vậy, kế hoạch dạy nghề phải căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng (từ cấp xã) và nhu cầu cần lao động của các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh. Để dạy nghề có hiệu quả, cần có sự tham gia tích cực của chính quyền địa phƣơng, của các doanh nghiệp trên địa bàn.

- Công tác tuyên truyền, tƣ vấn học nghề, việc làm cho lao động nơng thơn cịn hạn chế, chƣa mở rộng đƣợc các loại hình đào tạo và đào tạo theo hƣớng liên kết, dài hạn, chƣa có đội ngũ lao động có trình độ tay nghề cao, nhiều thiết bị dạy nghề đã đƣợc trang bị nhƣng chƣa khai thác đƣợc

- Ảnh hƣởng của tập quán sản xuất nhỏ lẻ, canh tác theo kinh nghiệm lâu đời tâm lý ít muốn thay đổi, ngại tiếp thu kiến thức mới, chỉ quan tâm đến lợi ích trƣớc mắt, chƣa quan tâm đến lợi ích lâu dài; ý thức tổ chức, tính kỷ luật cịn thấp.

57

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Cơng tác đào tạo nghề những năm qua trên địa bàn huyện Chi Lăng đã đƣợc nâng lên cả về số lƣợng và chất lƣợng. Các cấp chính quyền đã đƣợc quan tâm, trú trọng, tạo mọi điều kiện cho lao động nông thôn đƣợc học nghề. Công tác điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của ngƣời dân đƣợc quan tâm. Công tác kiểm tra, giám sát đƣợc trú trọng.

Các lớp đào tạo nghề theo mơ hình đã tạo sự chuyển biến mạnh trong nhận thức của lao động nông thôn đối với hoạt động dạy nghề, các lớp học đƣợc các giáo viên đầu ngành về chăn ni, trồng trọt, có kinh nghiệm, kiến thức chuyên sâu và đáp ứng đƣợc toàn bộ những vƣớng mắc của học viên. Đồng thời việc dạy nghề theo mơ hình đã kết hợp tốt giữa việc học lý thuyết và thực hành tay nghề tại chỗ, đặc biệt vật tƣ thực hành đƣợc đầu tƣ, trang bị đầy đủ, đảm bảo việc thực hành thành thạo các kỹ năng cho từng học viên của lớp học, qua đó tạo sự hấp dẫn thu hút các học viên tham gia lớp học.

Để công tác đào nghề cho LĐNT đƣợc nâng cao, hoàn thiện, huyện Chi Lăng cần tiếp tục quan tâm hơn nữa đến công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho ngƣời lao động, huy động sự tham gia, sự phối hợp giữa các cấp, các ngành và các đoàn thể; đẩy mạnh phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề, bồi dƣỡng nâng cao nghiệp vụ sƣ phạm nghề và Kỹ năng nghề cho đội ngũ giáo viên các cơ sở dạy nghề và bộ quản lý dạy nghề trên địa bàn.

58

CHƢƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN

HUYỆN CHI LĂNG

Một phần của tài liệu Chuyên ngành quản lý nhà nước tăng cường công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện chi lăng (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)