5. Kết cấu của khóa luận
3.3. Kiến nghị đối với Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền
3.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước
Chính sách và chủ trương của nhà nước luôn là kim chỉ nam cho doanh nghiệp thực hiện nên những định hướng của nhà nước có tác động mạnh mẽ đến hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và với cơng ty cổ phần Airseaglobal Việt Nam nói riêng.
Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuận lợi mở rộng quy mô hoạt động, thuận lợi trong công tác giao nhận, nhà nước ta nên tập trung chỉ đạo sát sao, đốc thúc mạnh mẽ hơn các dự án phát triển hạ tầng cơ sở ngành hàng khơng, cần đẩy mạnh tiến độ hồn thành dự án cảng hàng không quốc tế để hoạt động vận tải, giao nhận hàng khơng nói chung. Nhà nước cần kết hợp với ủy ban nhân dân các tỉnh thành, cơ quan liên quan để đưa ra những giải pháp toàn diện và đồng bộ nhất. Một số giải pháp từ phía cơ quan nhà nước để hỗ trợ sự phát triển của hoạt động giao nhận hàng hóa bằng đường hàng khơng:
Nhà nước cần hồn thiện hệ thống chính sách pháp luật, cơ chế quản lý, tiến hành hội nhập kinh tế phù hợp với các công ước quốc tế, bộ luật quốc tế mà nước ta
72
là thành viên. Tại Việt Nam, từ trước đến nay, quản lý nhà nước chuyên ngành đối với dịch vụ cảng hàng không được điều chỉnh bởi nhiều văn bản quy phạm pháp luật thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau: hàng khơng, thương mại, tài chính, xuất nhập cảnh… nên không tránh khỏi sự chồng chéo, mâu thuẫn và chưa phù hợp với với quy định của các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập. Do vậy, hệ thống pháp luật được xây dựng đồng bộ, thiết lập khung pháp lý phù hợp theo đúng kỹ thuật quốc tế sẽ giúp khắc phục dần những yếu kém của hoạt động và doanh nghiệp trong quá trình tham gia thương mại quốc tế, nâng cao sức cạnh tranh. Vì vậy, nhà nước cần nghiên cứu để xây dựng hành lang đảm bảo tính thống nhất, thơng thống và hợp lý hóa trong các văn bản, quy định liên quan đến giao nhận hàng hóa quốc tế, hoạt động kinh tế quốc tế, điều chỉnh các thông lệ quốc tế; triển khai hiệu quả các văn bản dưới luật nhằm hiện thực hóa Luật thương mại; hồn thiện quy chế, chính sách về nguồn vốn đầu tư cho hoạt động giao nhận quốc tế.
Nhà nước nên đẩy mạnh tìm kiếm thêm thị trường thương mại, mở rộng đầu tư và hợp tác kinh tế, tăng cường ký kết các hiệp định giao thương, tham gia vào các diễn đàn kinh tế, các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới nhằm mở ra các cơ hội giao thương giữa các công ty xuất nhập khẩu trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài nhằm phát triển nền kinh tế nước nhà cũng như học hỏi kinh nghiệm kinh doanh. Châu Âu là một thị trường đầy tiềm năng để mở rộng thị trường của Việt Nam, Chính phủ cần tích cực đàm phán để có thể thực hiện các hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và khối EFTA và các hiệp định thương mại khác trong thời gian tới. Các hoạt động thương mại tự do này sẽ góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, từ đó phát triển hoạt động giao nhận một cách hữu hiệu.
Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vô cùng quan trọng trong giao nhận trong khi cơ sở hạ tầng ở Việt Nam còn yếu kém trên tất cả các tuyến đường bộ, đường sắt, đường hàng khơng, đường sơng, đường biển. Chính sự hạn chế này làm cho q trình giao nhận tăng chi phí và giảm thiểu đi sự hiệu quả. Nhà nước cần ưu tiên phát triển các cơ sở hạ tầng giao thông đa phương thức, đầu tư xây dựng hệ thống sân bay, đường bộ..., trang bị hệ thống theo dõi, giám sát phù hợp.
Cơ sở hạ tầng phần mềm đóng một vai trị quan trọng trong giao nhận hàng hóa, tuy nhiên hiện nay vấn đề cơ sở dữ liệu hệ thống thơng tin của Việt Nam cịn nhiều bất cập, dữ liệu còn chưa thật sự phong phú, chưa đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp, nhiều khi bị tắc nghẽn do bị quá tải hoặc lỗi phần mềm. Như các công ty Logistics trên cả nước đang sử dụng hệ thống thông quan tự động VNACCS, nhưng
73
theo phản hồi của các cơng ty thì hệ thống hơi khó sử dụng và thường bị lỗi, gây ảnh hưởng đến tiến độ cơng việc, khách hàng khơng hài lịng. Do đó, nhà nước cần xem xét nâng cấp phần mềm này để có thể dễ dàng sử dụng hơn, tạo sự thuận tiện thơng quan hàng hóa và phương tiện tại cửa khẩu, áp dụng công nghệ thông tin một cách hữu hiệu. Đặc biệt, các công ty trong nước chỉ dừng lại ở việc giới thiệu doanh nghiệp, dịch vụ kinh doanh chứ các tiện ích liên quan đến hàng hóa như Track-trace thì khơng có. Do đó, nhà nước cần cải tiến hệ thống thơng tin và cơ sở dữ liệu đầy đủ, hiệu quả hơn giúp cho các doanh nghiệp có đà phát triển mạnh mẽ.
Nhà nước nên có chính sách đơn giản hóa khâu Thủ tục Hải Quan nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí cho các cơng ty khi tiến hành khâu thủ tục Hải quan, giúp tăng lợi nhuận cho các cơng ty, khuyến khích tăng cường hoạt động giao thương với nước ngoài, thu ngoại tệ về cho Đất nước. Vì hiện thủ tục hải quan tại Việt Nam hầu hết vẫn được thực hiện theo hình thức thủ cơng, phải chuẩn bị giấy tờ rất mất công sức và thời gian. Thủ tục khai báo lại phức tạp, các loại giấy tờ xuất trình và nộp cịn quá nhiều và trùng lặp về nội dung, thậm chí sai một lỗi trong một bộ hồ sơ sẽ phải làm lại nó vừa chậm trễ giao hàng tới khách, vừa khiến thủ tục thêm rườm rà lại mất thêm chi phí tăng thêm như việc đi lại để nộp lại hồ sơ. Như vậy điều này dẫn đến thời gian thực hiện hoạt động hải quan kéo dài, ảnh hưởng đến lưu thơng hàng hóa quốc tế. Chính vì thế chi phí "ngầm" trong hoạt động hải quan rất cao vừa giảm tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, khiến thị trường giao nhận bị nhiễu loạn. Do đó để cố gắng đẩy lùi những hành vi tham nhũng, Chính phủ nên xử lý triệt để, nghiêm khắc những hành vi này trong đội ngũ Hải quan – lực lượng quan trọng trong giao nhận thương mại quốc tế, đề xuất thêm án phạt chi tiết và thực tế để hoạt động trong môi trường giao dịch quốc tế được trong sạch, bền vững.
Tiến hành tổ chức những buổi hội chợ triển lãm mang tầm quốc tế nhằm thu hút các doanh nghiệp nước ngồi tham dự, tạo mơi trường cho các doanh nghiệp trong nước tìm kiếm quan hệ hợp tác kinh doanh quốc tế. Đồng thời xây dựng được hình ảnh và quảng bá thương hiệu Việt Nam trong con mắt quốc tế.
Cuối cùng, hoạt động giao nhận hàng khơng có mối quan hệ mật thiết với mức độ hội nhập thực sự với nền kinh tế quốc tế và ngành vận tải hàng khơng của nước ta. Chính phủ và nhà nước Việt Nam cần đẩy mạnh các chính sách và các bước hội nhập với nền kinh tế toàn cầu, tăng cường mối quan hệ thương mại và hợp tác với các quốc gia khác, tích cực tham gia vào các cơng ước, tổ chức quốc tế sẽ là một bước đi chiến lược có tác dụng đẩy cả nền kinh tế, trong đó có mảng đại lý hãng hàng khơng. Đây là một giải pháp có tính chất tồn diện và dài hạn nhất với toàn bộ nền kinh tế.
74