Phân tích khái qt tình hình tài chính của cơng ty giai đoạn 2019-

Một phần của tài liệu Chuyên ngành tài chính phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần xi măng bỉm sơn (Trang 41 - 54)

2.2. Phân tích tình hình tài chính của Cơng ty Cổ phần Xi măng Bỉm Sơn gia

2.2.1. Phân tích khái qt tình hình tài chính của cơng ty giai đoạn 2019-

Qua việc so sánh, phân tích các số liệu của bảng cân đối kế toán 3 năm 2019- 2021 ta thấy được sự biến động của TSNH, TSDH, cơ cấu tài sản, nguồn vốn và

33

nguồn hình thành nên các tài sản đó. Qua đó, có thể đánh giá khái qt tình hình tài chính của cơng ty:

34

Bảng 2.2: Bảng biến động tài sản của Công ty giai đoạn 2019-2021

Đơn vị: 1000 đồng Chỉ Tiêu Năm 2019 trọng Tỷ (%) Năm 2020 trọng Tỷ (%) Năm 2021 trọng Tỷ (%) Chênh lệch 2019-2020 Chênh lệch 2020-2021 Số tuyệt đối Số tương

đối % Số tuyệt đối

Số tương đối % TÀI SẢN NGẮN HẠN 632,687,548 13.94 538,877,573 13.05 544,036,886 14.03 (93,809,975) (14.83) 5,159,313 0.96 Tiền và TĐ Tiền 122,117,263 2.69 88,125,503 2.13 94,822,306 2.45 (33,991,760) (27.84) 6,696,803 7.60 ĐTTC ngắn hạn 5,000,000 0.11 - 0.00 - 0.00 (5,000,000) (100.00) - - Các khoản PTNH 130,307,587 2.87 91,032,608 2.21 87,595,436 2.26 (39,274,979) (30.14) (3,437,172) (3.78) Hàng tồn kho 353,387,739 7.79 345,621,285 8.37 318,314,929 8.21 (7,766,454) (2.20) (27,306,356) (7.90) Tài sản ngắn hạn khác 21,874,959 0.48 14,098,177 0.34 43,304,215 1.12 (7,776,782) (35.55) 29,206,038 207.16 TÀI SẢN DÀI HẠN 3,906,502,432 86.06 3,589,023,645 86.95 3,332,357,349 85.97 (317,478,787) (8.13) (256,666,296) (7.15) Các khoản PTDH 4,978,514 0.11 5,555,404 0.13 7,598,090 0.20 576,890 11.59 2,042,686 36.77 Tài sản cố định 3,699,534,960 81.50 3,434,059,904 83.19 3,165,385,337 81.66 (265,475,056) (7.18) (268,674,567) (7.82) Tài sản dở dang dài

hạn 66,866,793 1.47 50,065,533 1.21 68,279,917 1.76 (16,801,260) (25.13) 18,214,384 36.38

Tài sản dài hạn khác 135,122,165 2.98 99,342,804 2.41 91,094,005 2.35 (35,779,361) (26.48) (8,248,799) (8.30)

TỔNG CỘNG TÀI SẢN 4,539,189,980 100 4,127,901,218 100 3,876,394,235 100 (411,288,762) (9.06) (251,506,983) (6.09)

35

Đơn vị: triệu đồng

Hình 2.2: Tổng tài sản của Xi măng Bỉm Sơn giai đoạn 2019 – 2021

Dựa vào bảng 2.2 kết hợp với hình 2.2, quy mơ tài sản của Cơng ty Cổ phần Xi măng Bỉm Sơn năm 2021 có xu hướng giảm so với các năm 2019 và 2020. Nguyên nhân của sự biến động này chủ yếu do TSDH năm 2021 giảm nhanh so với năm 2019, làm cho tổng tài sản năm 2021 giảm 14.6% với giá trị cụ thể là 663 tỷ đồng so với năm 2019. Giá trị của TSDH dù giảm qua từng năm, nhưng tỷ trọng vẫn giữ ở mức ổn định luôn chiếm trên 85% tổng tài sản. Trong khi đó, tài sản ngắn hạn chỉ chiếm khoảng 15% tổng giá trị tài sản cho thấy công ty đang thực hiện tốt công tác quản lý cơ cấu tài sản, cho dù có một số biến động về quy mơ tài sản. Có thể thấy rằng quy mơ của Cơng ty chưa được mở rộng nhưng đây là cơ cấu hợp lý đối với một công ty trong lĩnh vực sản xuất.

Nguyên nhân của sự biến động tổng sài sản trong giai đoạn 2019 - 2021 được lý giải cụ thể như sau:

Tài sản ngắn hạn

TSNH của Công ty qua các năm có sự thay đổi về giá trị, cụ thể năm 2019 tài sản ngắn hạn là 632 tỷ đồng với tỷ trọng trong tổng tài sản là 13.94%. Đến năm 2020 TSNH giảm 93 tỷ đồng tương ứng giảm 14.83%, nhưng cho đến năm 2021, tài sản ngắn hạn lại có xu hướng tăng 5 tỷ đồng, chiếm 14.03% tổng giá trị tài sản.

Nhìn chung, từ năm 2019 đến năm 2021 tài sản ngắn hạn giảm mạnh, năm 2021 giảm 88 tỷ đồng so với năm 2019 tương ứng tỷ lệ giảm là 14.01%. Có sự giảm như trên là do sự biến động của các chỉ tiêu trong TSNH, đặc biệt khoản mục tiền

36

và các khoản tương đương tiền có chỉ tiêu biến động lớn nhất trong tài sản ngắn hạn.

- Đối với tiền và các khoản tương đương tiền::

Trong năm 2020 do phải tập trung vào các cơng trình xây dựng dây chuyền sản xuất cộng với việc dây chuyền mới Nhà máy XM Bỉm Sơn có cơng suất 5.500 tấn Clinker/ngày, tương đương 2 triệu tấn xi-măng/năm sắp đi vào hoạt động đã tiêu tốn thêm của công ty một khoản tiền nhằm đầu tư và chi mua nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, thiết bị văn phòng, để đáp ứng cho hoạt động được diễn ra thơng suốt... Ngồi ra, trong năm cơng ty đã thanh tốn cho các khoản vay nợ ngắn hạn và nợ dài hạn đến hạn trả, cụ thể thanh toán cho Tổng Công ty Xi măng Việt Nam 250 tỷ đồng việc thanh tốn các khoản vay giúp giảm chi phí tài chính cũng như rủi ro tài chính của cơng ty. Những điều trên đã làm cho vốn bằng tiền của công ty trong năm giảm mạnh 27.84% cụ thể đã giảm 33 tỷ đồng so với năm 2019. Điều này khơng những làm mất tính chủ động và cơ hội trong hoạt động của cơng ty mà cịn ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng thanh tốn nhanh của cơng ty. Đến năm 2021, do nhận thấy được những khó khăn nêu trên nên cơng ty đã thực hiện một số biện pháp để cải thiện tình hình như: thu hồi các khoản nợ của khách hàng 27 tỷ đồng (Công ty TNHH Nguyên liệu Omanco Việt Nam 7 tỷ, Cơng ty TNHH Hồng Hà Sơn 3 tỷ, các khách hàng khác 17 tỷ), tăng quỹ đầu tư phát triển và quỹ dự phòng 22 tỷ. Điều này giúp cho khoản mục tiền và tương đương tiền năm 2021 tăng 7.6% so với năm 2020.

Có thể thấy trong 3 năm liên tiếp, từ năm 2019-2021 tiền và tương đương tiền có giá trị biến động lớn, nguyên nhân chủ yếu do đặc thù hoạt động kinh doanh của Công ty chủ yếu cung cấp nguyên vật liệu và xi măng thành phẩm cho các công ty và đơn vị cùng ngành. Đây chính là sự chuẩn bị chu đáo cho việc tiến hành các dự án đầu tư trong những năm tới, đồng thời góp phần cải thiện khả năng thanh toán ngắn hạn và sự chủ động trong hoạt động, kịp thời nắm bắt các cơ hội mới.

- Đầu tư tài chính ngắn hạn:

Khoản đầu tư tài chính ngắn hạn của cơng ty là các khoản cho vay bắt đầu từ năm 2019. Việc cho vay này thực chất là để thực hiện mục đích ngoại giao, hợp tác với các đơn vị cùng ngành cũng như hình thành các mối quan hệ gắn bó trong kinh doanh đối với cơng ty. Vì vậy, tỷ trọng của các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn rất

37

thấp chiếm chưa đến 1% tổng tài sản. Kết quả này đã cho thấy sự nỗ lực trong việc duy trì mối quan hệ khách hàng của cơng ty. Đến giai đoạn 2020-2021, lo sợ rủi ro liên quan đến khả năng thu hồi cơng nợ và tình trạng bị chiếm dụng vốn, cơng ty đã thu hồi tất cả các khoản đầu tư với các đơn vị khác.

- Các khoản phải thu ngắn hạn

Trong năm 2019 ngành xi măng phải đối mặt với cuộc khủng hoảng thừa. Vì vậy, để tăng sức cạnh tranh, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm công ty đã linh động trong chính sách bán hàng, đồng ý trả chậm tiền hàng thông qua bão lãnh ngân hàng cho từng đơn vị cụ thể với giá trị tương ứng năng lực thanh toán. Do vậy, các khoản phải thu ngắn hạn năm 2019 đạt giá trị 130,307,587 nghìn đồng, điều này đã khiến cho công ty bị chiếm dụng vốn, việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh k m linh hoạt cùng với đó là tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp. Nên trước những khó khăn về tài chính mà cụ thể là nguồn tiền phục vụ cho các hoạt động hiện thời, công ty cũng đã đẩy mạnh thực cơng tác thu hồi nợ của khách hàng. Vì thế khoản phải thu đã giảm xuống đáng kể trong giai đoạn 2020-2021. Cụ thể năm 2020 giảm 39,274,979 nghìn đồng tương ứng giảm 26.9% so với năm 2019. Sang năm 2021, tiếp tục giảm thêm 3,437,172 nghìn đồng, tương ứng giảm 3.87% so với năm 2020.

- Hàng tồn kho

Hàng tồn kho là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất nên những biến động của khoản mục này tác động mạnh đến TSNH. Và trong HTK của cơng ty thì ngun vật liệu là chỉ tiêu lớn nhất. Đó chính là điều kiện để luôn sẵn sàng đảm bảo cho hoạt động sản xuất được diễn ra liên tục, không bị gián đoạn.

Trong giai đoạn 2019-2020, khoản mục HTK của cơng ty có sự giảm đi đáng kể liên tục qua các năm. Có sự sụt giảm này là do biến động của hàng tồn kho và dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Trong khi dự phòng giảm giá hàng tồn kho chiếm tỷ lệ nhỏ khơng đáng kể, thì tỷ trọng hàng tồn kho của Cơng ty luôn chiếm trên 50% trong cơ cấu TSNH và chiếm 8% trong cơ cấu tổng tài sản của công ty.

Năm 2020 hàng tồn kho của công ty là 345,565,169 nghìn đồng, giảm 7,7692,981 nghìn đồng tương ứng giảm 2.18% so với năm 2019. Hàng tồn kho có xu hướng giảm do chịu ảnh hưởng bởi đại dịch covid 19, nền kinh tế suy thoái và giá sắt th p giảm mạnh, ban lãnh đạo công ty quyết định giảm lượng hàng tồn kho để giảm chi phí kho bãi cũng như chi phí lãi vay ngân hàng.

38

Năm 2021, khoản mục này tại công ty là 348,580,008 nghìn đồng, tăng 3,014,839 nghìn đồng tương ứng tăng 0.87% so với năm 2020. Hàng tồn kho có xu hướng tăng nhẹ do nhà nước có kế hoạch đầu tư các cơng trình hạ tầng kỹ thuật như cầu đường, bến cảng, các cơng trình hạ tầng xã hội… tạo điều kiện thúc đẩy tiêu thụ các vật liệu xây dựng. Dưới tác động của thị trường cùng với sự phục hồi kinh tế sau đại dịch covid 19 nhu cầu về vật liệu xây dựng năm 2021 tăng 13% so với năm 2020. Bên cạnh đó, trong năm 2020 nhà máy đã đưa dây chuyển 3 vào hoạt động sản xuất, vì vậy để cung ứng đủ vật liệu cho dây chuyền 3 hoạt động cũng như thấy được sự tiềm năng của thị trường nên trong năm 2021 công ty thêm dự trự hàng tồn kho.

Tuy nhiên, việc cơng ty tích trữ HTK với trữ lượng lớn cũng khiến cho chi phí liên quan trong q trình quản lí HTK tăng lên, vì vậy trong thời gian tới cơng ty cần giảm thiểu hàng tồn kho nhưng vẫn tích trữ được lượng nguyên vật liệu sản xuất, bằng cách thanh lí bớt thành phẩm hay khẩn trương hoàn thành sản xuất các sản phẩm dở dang.

Tóm lại, hàng tồn kho biến động theo chiều hướng khác nhau, nhưng phù hợp với tình hình thị trường và sự phát triển của cơng ty. Mặt khác trước sự biến động khó lường của giá cả thị trường, để đảm bảo hoạt động kinh doanh của công ty được ổn định, cơng ty đã có những dự báo và tăng dự trữ lượng hàng hóa phù hợp để có sự chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Các khoản tài sản ngắn hạn khác

Bao gồm các khoản thuế giá trị gia tăng được khấu trừ và các khoản chi phí trả trước ngắn hạn. Năm 2020, tài sản ngắn hạn khác có giá trị 14,098,177 nghìn đồng chiếm tỷ trọng nhỏ chưa đến 1% tổng tài sản. Sang năm 2021 tài sản ngắn hạn khác là 43,304,215 nghìn đồng chiếm 1% tổng tài sản tăng 29,206,038 nghìn đồng so với năm 2020. Dù đây là một khoản mục chiếm tỷ trọng nhỏ và dường như không đáng kể so với quay mô của công ty nhưng đối với quản lý khoản mục này, cơng ty cũng nên có biện pháp để sớm xử lý tài sản thiếu, vì nó đã phát sinh từ năm 2020 mà đến hết năm 2021 chưa được xử lý thì rõ ràng đây là một nhược điểm trong quản lý tài sản của công ty.

39

Từ bảng 2.2, có thể thấy tài sản dài hạn có xu hướng giảm tương đối đều trong 3 năm 2019-2021:

Năm 2020, tài sản dài hạn của công ty là 3,589,023,645 nghìn đồng, giảm 3.906.502.432 nghìn đồng tương ứng với mức giảm 8.13% so với năm 2019. Đến năm 2021, khoản mục này của công ty là 3,332,357,349 nghìn đồng giảm 256,666,296 nghìn đồng tương ứng giảm 7.15% so với năm 2020. Nguyên nhân của sự thay đổi này là do sự biến động của các khoản mục sau:

- Các khoản phải thu dài hạn

Trong giai đoạn 2019-2021, các khoản phải thu dài hạn của công ty liên tục tăng cụ thể:

Năm 2020, các khoản phải thu dài hạn của cơng ty là 5,555,404 nghìn đồng, tăng 576,890 nghìn đồng tương ứng tăng 11.59% so với năm 2019. Năm 2021, phải thu dài hạn tiếp tục tăng 2,042,686 nghìn đồng tăng 36.77% so với năm 2019 và đạt giá trị là 7,598,090 nghìn đồng. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do công ty muốn tăng sức cạnh tranh, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, vì vậy cơng ty đã linh động trong chính sách bán hàng, đồng ý trả chậm tiền hàng thông qua bão lãnh ngân hàng cho từng đơn vị cụ thể với giá trị tương ứng.

- Tài sản cố định:

Tài sản cố định của cơng ty cũng có sự biến động khơng đều qua các năm. Năm 2021, TSCĐ của công ty đạt giá trị 3,165,385,337 nghìn đồng, giảm 534,149,623 nghìn đồng tương ứng giảm 14.43% so với năm 2019. Nguyên nhân là do trong năm 2020 và 2021, công ty thực hiện thanh lý một số tài sản cố định cụ thể máy móc thiết bị 2,458,475,000 nghìn đồng, thiết bị dụng cụ quản lý 501,510,337 nghìn đồng, phương tiện vận tải 205,400,000 nghìn đồng. Cơng ty tiến hành thanh lý nhằm tăng hiệu suất sử dụng TSCD, giảm TSCD dư thừa qua đó tăng hiệu quả sử dụng vốn và khả năng sinh lời của công ty. Tuy nhiên, việc giảm tài sản cố định sẽ làm mất chi phí khấu hao đối với TSCD đã thanh lý qua đó sẽ làm giảm lá chắn thuế đối với công ty.

- Chi phí xây dựng cơ bản dở dang

Chi phí xây dựng cơ bản dở dang giai đoạn 2019-2021 có sự tăng giảm khơng ổn định, năm 2021 giá trị là 68,279,917 nghìn đồng tăng 18,214,384 nghìn đồng tương ứng với 36.38% so với năm 2020. Nguyên nhân của sự biến động này là

40

do trong năm 2021, công ty tiếp tục đầu tư vào hệ thống sản xuất thử nghiệm và xây dựng nhà kho tại Tam Điệp. Việc đầu tư hệ thống sản xuất xi măng thử nghiệm là hệ thống kỳ vọng sẽ đem lại nhiều hiệu quả nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm tăng tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

- Tài sản dài hạn khác:

Ngồi ra, có sự biến động lớn trong tỷ trọng tài sản dài hạn là do sự sụt giảm của tài sản dài hạn khác, giá trị cụ thể năm 2021 đạt ngưỡng 91,094,005 nghìn đồng giảm 32.47% so với năm 2019. Nguyên nhân của sự thay đổi này là do Công ty trả trước các chi phí sửa chữa máy móc, thiết bị, chi phí tư vấn, chi phí khảo sát thị trường, công cụ dụng cụ cho khách hàng.

Như vậy, dù giá trị và tỷ trọng của TS dài hạn giảm dần qua từng năm nhưng không thể hiện sự giảm sút quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của cơng ty. ii. Phân tích cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn

Nguồn vốn là những quan hệ tài chính mà thơng qua đó đơn vị có thể khai thác hay huy động một số tiền nhất định để đầu tư tài sản cho đơn vị. Nguồn vốn cho biết tài sản của đơn vị do đâu mà có và đơn vị phải có những trách nhiệm kinh tế, pháp lý gì đối với tài sản đó. [10]

41

Bảng 2.3: Bảng biến động nguồn vốn của công ty giai đoạn 2019-2020

Đơn vị: 1000 đồng Chỉ Tiêu Năm 2019 Tỷ trọng % Năm 2020 Tỷ trọng % Năm 2021 Tỷ trọng % Chênh lệch 2019-2020 Chênh lệch 2020-2021 Số tuyệt đối (VND) Số tương đối % Số tuyệt đối (VND) Số tương đối % NỢ PHẢI TRẢ 2,532,293,184 55.79 2,012,132,899 48.75 1,757,744,051 45.34 (520,160,285) -20.54 (254,388,848) -12.64 Nợ ngắn hạn 2,503,333,569 55.15 1,980,869,721 47.99 1,717,872,590 44.32 (522,463,848) -20.87 (262,997,131) -13.28 1. PTNB ngắn hạn 940,765,327 20.73 813,082,814 19.70 873,157,667 22.53 (127,682,513) -13.57 60,074,853 7.39 2. Người mua TTNH 52,458,262 1.16 87,337,596 2.12 127,681,823 3.29 34,879,334 66.49 40,344,227 46.19 3. Thuế và khoản PNNN 47,030,254 1.04 30,656,066 0.74 8,717,174 0.22 (16,374,188) -34.82 (21,938,892) -71.56 4. Phải trả NLĐ 50,979,221 1.12 65,319,283 1.58 74,899,027 1.93 14,340,062 28.13 9,579,744 14.67 5. Chi phí PTNH 129,629,830 2.86 136,478,619 3.31 79,754,142 2.06 6,848,789 5.28 (56,724,477) -41.56

Một phần của tài liệu Chuyên ngành tài chính phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần xi măng bỉm sơn (Trang 41 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)