Lợi nhuận Xi măng Bỉm Sơn giai đoạn 2019-2021

Một phần của tài liệu Chuyên ngành tài chính phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần xi măng bỉm sơn (Trang 59 - 61)

Việc đầu tư thêm vào các chi phí khác đã làm cho lợi nhuận của công ty tăng trưởng không ổn định, biểu hiện là:

Nhìn vào hình 2.5, có thể thấy trong giai đoạn 2019-2021 lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của cơng ty có xu hướng giảm mạnh, năm 2020 giảm 1,267,247 nghìn đồng tương ứng giảm 0.72% so với năm 2019, giai đoạn 2020- 2021 giảm thêm 19.9% với giá trị cụ thể là 34,661,440 nghìn đồng. Có sự sụt giảm này là do tốc độ tăng của doanh thu thuần không bù đắp được tốc tộc tăng của giá vốn hàng bán. Qua đó, cho thấy kết quả hoạt động kinh doanh của công ty chưa ổn định.

Lợi nhuận trước thuế của cơng ty chính là tổng lợi nhuận của tất cả các hoạt động đầu tư kinh doanh của cơng ty. Tổng lợi nhuận kế tốn trước thuế giai đoạn 2019-2020 tăng nhẹ 2,235,059 nghìn đồng tương ứng tăng 1.37% đạt giá trị là 165,267,613 nghìn đồng.

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty tăng giảm không ổn định qua các năm, cụ thể năm 2020 giảm 19,506,214 nghìn đồng tương ứng giảm 48.97% so với năm 2019. Đến năm 2021 lại tăng 62.83% so với năm 2020 có sự gia tăng này là do thuế thu nhập doanh nghiệp được tính bằng tổng thu nhập chịu thuế nhân với thuế suất, tổng thu nhập chịu thuế tăng trong khi thuế suất khơng thay đổi nhiều dẫn đến chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp tăng lên. Cơng ty càng làm ăn có

51

hiệu quả thì càng làm tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Nhà nước và doanh nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ. Nhà nước tạo điều kiện doanh nghiệp phát triển và doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước.

Lợi nhuận sau thuế được tính bằng tổng thu nhập chịu thuế trừ đi thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Lợi nhuận sau thuế được tính bằng tổng thu nhập chịu thuế trừ đi thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.

Lợi nhuận sau thuế năm 2020 tăng 21,741,273 nghìn đồng, tăng 17.65% so với năm 2019. Lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2020 tăng so với năm 2019 do đó hoạt động sản xuất kinh doanh của cơng ty duy trì ở mức ổn định và số lợi nhuận thu về được công ty dùng để mở rộng đầu tư vào các lĩnh vực mà các công ty con đang hoạt động. Mặc dù lợi nhuận sau thuế của cơng ty năm 2021 giảm, cụ thể giảm 66,945,410 nghìn đồng chỉ bằng 55% lợi nhuận sau thuế năm 2020. Nhưng sự tăng trưởng lợi nhuận của công ty trong giai đoạn 2019-2021 được ghi nhận là nỗ lực của cơng ty trong khi tình hình dịch bệnh covid 19 diễn biến phức tạp. Thể hiện sự cố gắng của cơng ty trong việc tối thiểu hóa chi phí và thúc đẩy lượng hàng hóa và dịch vụ bán ra.

Qua phân tích bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn có thể thấy cả 3 năm 2019, 2020 và 2021 công ty đã liên tục đẩy mạnh bán ra để tăng doanh thu thuần, điều đó chẳng những làm tăng lợi nhuận mà còn tạo điều kiện tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn. Khi khối lượng tiêu thụ tăng thì trị giá vốn hàng bán tăng cũng là lẽ đương nhiên nhưng tốc độ tăng giá vốn hàng bán lại nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu vì vậy cơng ty cần kiểm tra khâu quản lý giá thành để từ đó có biện pháp điều chỉnh hợp lý. Bên cạnh đó đi sâu tìm hiểu ngun nhân là do giá cả hàng hoá hay nguyên nhiên vật liệu trên thị trường tăng.

Năm 2021, do ảnh hưởng bởi dịch bệnh covid 19, cùng với việc đẩy mạnh chi phí chiết khấu, marketing và khuyến mại hàng hoá để mở rộng thị trường của mảng kinh doanh bán thành phẩm xi măng dẫn đến lợi nhuận sau thuế của Công ty thấp hơn so với năm 2020. Tuy có hơi chậm lại ở năm 2021 nhưng nếu tiếp tục duy trì hoạt động tốt thì cơ hội phát triển trong tương lai của công ty là rất lớn.

2.2.3. Phân tích hệ số khả năng thanh tốn

Trong q trình hoạt động sản xuất kinh doanh, các cơng ty cần phải đi vay mượn hoặc chiếm dụng vốn từ các nhà cung cấp và các đối tượng khác từ đó xuất

52

hiện hoạt động thanh toán giữa các bên. Do vậy, đảm bảo khả năng thanh tốn của cơng ty là một điều khơng chỉ nội bộ công ty quan tâm mà các đối tượng bên ngồi của cơng ty cũng phân tích các khả năng thanh tốn này để đánh giá được khả năng của cơng ty đến đâu, có nên cho vay hay khơng. Để đánh giá khả năng thanh tốn của cơng ty bằng việc phân tích khả năng thanh tốn nợ ngắn hạn, khả năng thanh toán nợ dài hạn như sau:

Một phần của tài liệu Chuyên ngành tài chính phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần xi măng bỉm sơn (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)