Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục kỹ năng phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh ở các trường trung học cơ sở quận đống đa, thành phố hà nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 25 - 28)

1.2. Một số khái niệm cơ bản

1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường

1.2.1.1. Quản lý

Có nhiều cách hiểu khác nhau về quản lý tùy theo quan điểm và cách tiếp cận. Theo tác giả Nguyễn Quốc Chí – Nguyễn Thị Mỹ Lộc: “Quản lý là sự tác động có chủ đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức” [8, tr.1].

Theo tác giả Bùi Minh Hiền: “Quản lý là q trình kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm sốt những nỗ lực của các thành viên trong tổ chức để đạt mục tiêu đặt ra”; “Quản lý là một q trình tác động có định hướng, có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý đặt ra” [16, tr.46].

Như vậy, được hiểu khái niệm: Quản lý là sự tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra.

1.2.1.2. Quản lý giáo dục

nhân tố then chốt đảm bảo sự thành công của phát triển giáo dục vì thơng qua QLGD mà việc thực hiện mục tiêu đào tạo, các chủ trương chính sách giáo dục quốc gia, nâng cao hiệu quả đầu tư cho giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục… mới được triển khai và thực hiện có hiệu quả.

Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Quản lý giáo dục là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục đến mục tiêu dự kiến, lên trạng thái mới về chất” [13, tr.15].

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang “Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý (hệ giáo dục) nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học – giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ thống giáo dục tới mục tiêu dự kiến tiến lên trạng thái mới về vật chất” [25, tr.59].

Theo tác giả Trần Kiểm: “Quản lý giáo dục được hiểu là những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống hợp quy luật) của chủ thể quản lý đến tất cả các mắt xích của hệ thống (từ cao nhất đến các cơ sở giáo dục) nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ mà xã hội đặt ra cho ngành giáo dục” [19].

Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “Ngày nay, với sứ mệnh phát triển giáo dục, công tác giáo dục không chỉ giới hạn ở thế hệ trẻ mà cho mọi người, cho nên quản lý giáo dục được hiểu là sự điều hành hệ thống giáo dục quốc dân” [3].

Như vậy, quan niệm về quản lý giáo dục có thể có những cách diễn đạt khác nhau, song trong mỗi cách định nghĩa đều đề cập tới các yếu tố cơ bản: Chủ thể quản lý giáo dục, khách thể quản lý giáo dục, mục tiêu quản lý giáo dục, ngồi ra cịn phải kể tới cách thức (phương pháp quản lý giáo dục) và công cụ quản lý giáo dục (hệ thống văn bản quy phạm pháp luật).

Có thể thấy QLGD được tiếp cận dưới hai góc độ vĩ mơ và vi mơ.

Ở góc độ vĩ mơ, chủ thể QLGD là hệ thống các cơ quan quản lý giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân và hệ thống quản lý, mục tiêu của quản lý là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Vì vậy khái niệm

quản lý giáo dục có thể được hiểu “là những tác động có hệ thống, có mục đích, hợp quy luật của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các mắt xích của hệ thống giáo dục nhằm đảm bảo cho hệ thống giáo dục vận hành, phát triển, thực hiện các mục tiêu của nền giáo dục.”

Ở góc độ vi mô, chủ thể quản lý giáo dục là chủ thể quản lý nhà trường (Hiệu trưởng, giám đốc cơ sở giáo dục), đối tượng của quản lý là các quá trình dạy học, quá trình giáo dục và các thành tố tham gia vào q trình đó (giáo viên, học sinh, các lực lượng khác, cơ sở vật chất, tài chính...).

Như vậy, để có một khái niệm chung về quản lý giáo dục, đề tài lựa chọn và sử dụng khái niệm sau:

Quản lý giáo dục là hệ thống tác động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch hợp quy luật của chủ thể quản lý nhà trường, giúp nhà trường vận hành theo đường lối, quan điểm giáo dục của Đảng, thực hiện được mục tiêu, tính chất của nhà trường Việt Nam đó là hình thành, phát triển nhân cách người học theo yêu cầu xã hội.

1.2.1.3. Quản lý nhà trường

Quản lý nhà trường là hoạt động của các cơ quan quản lý, trong đó cấp cao nhất là Bộ GDĐT (cơ quan quản lý hệ thống giáo dục quốc dân bằng biện pháp vĩ mơ); có hai cấp trung gian là Sở GD&ĐT ở tỉnh, thành phố và Phòng GD&ĐT ở các quận, huyện (nơi chỉ đạo và giám sát nhà trường thực hiện chương trình giáo dục); bộ phận quản lý trực tiếp các hoạt động giáo dục trong nhà trường là Ban giám hiệu (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng).

Có nhiều quan niệm về quản lý nhà trường. Tác giả Đặng Quốc Bảo khi nghiên cứu đã quan niệm: “Quản lý nhà trường là quản lý một thiết chế vừa có tính sư phạm, vừa có tính kinh tế, trong đó phải xác định sứ mệnh là đào tạo học sinh trở thành người lớn có trách nhiệm tự lập với ba giấy thông hành đi vào đời là: giấy thông hành học vấn, giấy thông hành kỹ thuật nghề nghiệp và giấy thông hành kinh doanh” [2].

Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trường ở Việt Nam là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm, đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu giáo dục đào tạo đối với thế hệ trẻ và từng học sinh” [14].

Theo tác giả Bùi Minh Hiền và Nguyễn Vũ Bích Hiền “Quản lý nhà trường là q trình tác động có mục đích, có định hướng, có tính kế hoạch của các chủ thể quản

lý (cán bộ, giáo viên, nhân viên, người học và các bên liên quan…) và huy động, sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả các nguồn lực nhằm thực hiện sứ mệnh của nhà trường đối với hệ thống giáo dục và đào tạo, với cộng đồng và xã hội nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục đã xác định trong một môi trường luôn luôn biến động” [16, tr.31].

Như vậy, có rất nhiều quan niệm khác nhau, đề tài sử dụng khái niệm sau: Quản lý nhà trường chính là những cơng việc mà người cán bộ quản lý trường học phải thực hiện những chức năng nhiệm vụ của mình trong việc lãnh đạo, chỉ đạo nhà trường. Đó chính là những hoạt động có ý thức, có kế hoạch và hướng đích của chủ thể quản lý tác động tới các hoạt động của nhà trường nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà trường đề ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục kỹ năng phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh ở các trường trung học cơ sở quận đống đa, thành phố hà nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)