Mục tiêu, nội dung giáo dục kỹ năng phòng,chống tệ nạn xã hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục kỹ năng phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh ở các trường trung học cơ sở quận đống đa, thành phố hà nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 36 - 38)

1.3. Giáo dục kỹ năng phòng,chống tệ nạn xã hội cho học sinh trung học

1.3.2. Mục tiêu, nội dung giáo dục kỹ năng phòng,chống tệ nạn xã hộ

sinh trung học cơ sở

1.3.2.1. Mục tiêu

Giáo dục kỹ năng phòng, chống tệ nạn xã hội trong nhà trường THCS nhằm mục tiêu sau:

- Trang bị cho học sinh những nhận biết về tệ nạn xã hội, mức độ nguy hại của tệ nạn xã hội gây ra với đời sống con người.

- Hình thành cho học sinh những thói quen, hành vi, nếp sống văn hóa, đạo đức lành mạnh, biết những kỹ năng phòng vệ cho bản thân, tránh xa những tác động, ảnh hưởng xấu của môi trường.

- Nâng cao ý thức trong việc phòng, chống tệ nạn xã hội, đấu tranh với những biểu hiện, hành vi xấu, không để bị lôi kéo, rủ rê vào con đường tệ nạn xã hội.

- Tạo điều kiện để học sinh tu dưỡng, rèn luyện, thực hiện tốt quyền và bổn phận với bản thân, gia đình và cộng đồng. Tích cực tham gia xây dựng nhà trường khơng có tệ nạn xã hội.

1.3.2.2. Nội dung giáo dục kỹ năng phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh THCS

Giáo dục kỹ năng phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh THCS là một trong những nội dung giáo dục rất quan trọng. Học sinh THCS là lứa tuổi bắt đầu có nhiều thay đổi về thể lực, trí tuệ và nhận thức trong hành vi. Có được kỹ năng phòng, chống tệ nạn xã hội sẽ giúp các em tự tin bước vào cuộc sống tương lai, phòng tránh những hiện tượng, hành vi khơng tốt có thể xảy ra. Tăng cường rèn luyện kỹ năng phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh chính là góp phần giáo dục đạo đức, rèn luyện cho học sinh biết tuân thủ theo pháp luật, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho xã hội trong bối cảnh hiện nay.

Thời gian gần đây tệ nạn xã hội trong nhà trường (tệ nạn học đường) đang có xu hướng gia tăng phát triển phức tạp và trở thành một vấn nạn nhức nhối cho nhiều trường học, nhiều gia đình và xã hội.

Biểu hiện cụ thể của tệ nạn học đường như: tệ nạn gian dối trong thi cử, việc nói tục chửi bậy, bạo lực học đường, sống ích kỉ, thực dụng, vơ cảm trong quan hệ với thầy cô, bạn bè, sử dụng vũ lực, bạo lực gây gổ đánh nhau, chi tiêu tiền bạc, đua đòi quá khả năng cho phép, truy cập văn hóa phẩm độc hại, đồ trụy, nghiện game, chơi bài, hút thuốc,... gây ra rất nhiều hậu quả xấu tới việc giáo dục đạo đức và chuẩn mực xã hội trong trường học, ảnh hưởng về mọi mặt tới đời sống xã hội.

Nội dung giáo dục kỹ năng phòng, chống tệ nạn xã hội trong trường phổ thông cần tập trung vào các kỹ năng sau: kỹ năng phòng, chống bạo lực học đường; kỹ năng phòng, chống ma túy; kỹ năng phòng, chống HIV/AIDS; kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em; kỹ năng phịng, chống hút thuốc lá, uống rượu bia ở tuổi vị thành niên; kỹ năng phịng, chống văn hóa phẩm đồi trụy…

Ví dụ: - Khi giáo dục kỹ năng phịng, chống xâm hại tình dục trẻ em, giáo viên hay cán bộ hướng dẫn phải là người am hiểu các kỹ năng phòng vệ cơ bản, biết

cách thốt thân trong các tình huống nguy hiểm. Các kỹ năng được trang bị, hướng dẫn bao gồm: kỹ năng phòng vệ trong trường hợp bất ngờ bị tấn công; Kỹ năng tự bảo vệ bản thân bằng các nguyên tắc sống cơ bản; Kỹ năng xử lý các tình huống có nguy cơ bị tấn cơng tình dục.

Với việc hướng dẫn kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục cần trang bị cho HS những kiến thức cơ bản về các động tác, cách thực hiện động tác khoa học, có hiệu quả, để HS áp dụng trong các tình huống thực tiễn khi rơi vào nguy hiểm. Khi trình bày một kỹ năng cần phải tn thủ quy trình: phân tích động tác, hướng dẫn làm mẫu sau đó cho HS thực nghiệm tại chỗ.

- Hay khi giáo dục kỹ năng phòng, chống bạo lực học đường, giáo viên có thể hướng dẫn HS rèn luyện kỹ năng giao tiếp để hạn chế những câu nói gây mất lịng bạn bè; Rèn luyện kỹ năng ứng xử để các em có những hành động thấu tình đạt lý, đạt tới giá trị nhân văn cao cả; Rèn luyện kỹ năng kiềm chế cảm xúc để các em biết kìm nén, biết ứng phó trước những tình huống căng thẳng, biết sống bao dung, thân ái, độ lượng với mọi người.

Để phòng, chống tệ nạn xã hội trong trường học, các nhà quản lý cần phải chỉ đạo vận dụng phù hợp, linh hoạt các kỹ năng nêu trên phù hợp từng lứa tuổi, cấp học, môn học, hoạt động giáo dục và điều kiện cụ thể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục kỹ năng phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh ở các trường trung học cơ sở quận đống đa, thành phố hà nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)