2.3.1. Mục đích khảo sát
Khảo sát để nắm bắt thực trạng về: Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh về giáo dục kỹ năng sống nói chung và giáo dục kỹ năng phịng, chống tệ nạn xã hội nói riêng; sự cần thiết phải giáo dục kỹ năng phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh; Các lực lượng tham gia, các yếu tố, điều kiện ảnh hưởng đến giáo dục kỹ năng phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh; Nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh các trường THCS quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
Từ những hiểu biết về thực trạng trên, để đáp ứng yêu cầu đổi mới về giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay, tác giả đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng phòng, chống tệ nạn xã hội nhằm đạt hiệu quả cao hơn, góp phần hình
thành, xây dựng những hành vi, thói quen cho học sinh thực hiện tốt những chuẩn mực của xã hội.
2.3.2. Nội dung và phương pháp khảo sát
2.3.2.1. Nội dung khảo sát
* Đối với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường:
Khảo sát mức độ nhận thức của các đối tượng về công tác giáo dục kỹ năng phòng, chống tệ nạn xã hội; Mức độ quản lý sự phối hợp của các lực lượng tham gia vào quá trình tổ chức thực hiện nội dung giáo dục kỹ năng phòng, chống TNXH. Cụ thể:
- Nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh ở các trường THCS quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
- Khảo sát thực trạng giáo dục kỹ năng phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh ở các trường THCS quận Đống Đa, thành phố Hà Nội về nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức, việc huy động các lực lượng tham gia giáo dục kỹ năng phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh.
- Khảo sát thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh ở các trường THCS quận Đống Đa, thành phố Hà Nội của CBQL trong giai đoạn hiện nay.
- Khảo sát lấy ý kiến về tính cấp thiết, tính khả thi, hiệu quả của các biện pháp để xuất.
* Đối với học sinh:
Khảo sát nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng phòng, chống tệ nạn xã hội; về tác hại, sự nguy hiểm của tệ nạn xã hội; hiểu biết, vận dụng các kỹ năng phòng, chống tệ nạn xã hội; mức độ thực hiện các kỹ năng phòng, chống tệ nạn xã hội trong nhà trường; ý thức tuyên truyền trong cộng đồng để thực hiện tốt những chuẩn mực của xã hội.
2.3.2.2. Phương pháp khảo sát
- Quan sát các hoạt động bằng việc tham dự các buổi tổ chức giáo dục kỹ năng phòng, chống TNXH.
- Nghiên cứu kế hoạch quản lý giáo dục kỹ năng phòng, chống tệ nạn xã hội của một số cán bộ quản lý, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ mơn, cán bộ Đồn - Đội trong nhà trường.
- Điều tra bằng phiếu hỏi, tọa đàm, phỏng vấn, trao đổi, trị chuyện trực tiếp các nội dung có liên quan đến hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống TNXH cho
học sinh trong các nhà trường, đến ban giám hiệu, đội ngũ giáo viên, nhân viên, học sinh, cha mẹ học sinh cùng các cán bộ ban ngành, đoàn thể của địa phương phụ trách trực tiếp đến cơng tác phịng, chống TNXH.
2.3.3. Địa bàn và khách thể khảo sát
2.3.3.1. Địa bàn khảo sát
Để có cơ sở khoa học xác định, phân tích thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống TNXH, đề tài tập trung nghiên cứu, khảo sát tại các trường THCS quận Đống Đa: Trường THCS Thịnh Quang, trường THCS Quang Trung, trương THCS Huy Văn, trường THCS Trung Phụng, trường THCS Tam Khương. Đó là những trường nằm trên địa bàn tương đối phức tạp, gồm nhiều tầng lớp dân cư trong xã hội, trình độ dân trí khơng đồng đều, đặc biệt có những HS cả bố, mẹ đều kiếm sống bằng nghề tự do, lại từ địa phương khác chuyển đến, phải thuê nhà để ở, cuộc sống chưa thực sự ổn định nên phần nào hạn chế tới việc giáo duc, quan tâm, chăm sóc con em mình. Và bản thân những HS đó cũng chịu ảnh hưởng rất nhiều của môi trường xung quanh.
2.3.3.2. Khách thể khảo sát
Đề tài thực hiện điều tra với 05 đối tượng: Cán bộ quản lý, cán bộ Đoàn - Đội, giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh ở các trường THCS quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
Số lượng khách thể khảo sát là 530 người (trong đó bao gồm: 05 Hiệu trưởng, 05 Phó Hiệu trưởng; 05 Tổng phụ trách; 05 Bí thư chi đồn; 87 giáo viên chủ nhiệm, 65 giáo viên bộ môn; 87 phụ huynh học sinh; 261 học sinh, 10 cán bộ ban ngành địa phương).
2.3.4. Quy trình khảo sát
Tiến hành khảo sát bằng phiếu trưng cầu ý kiến, kết hợp trao đổi trực tiếp với các cán bộ quản lý, giáo viên, với học sinh, ở các trường.
Đối với mẫu phiếu dành cho học sinh, tiến hành khảo sát ở các khối lớp, tập trung vào khối 8, 9 là những học sinh trưởng thành hơn của bậc học THCS.
Bên cạnh đó trực tiếp quan sát hoạt động quản lý của các nhà trường để thu thập những bằng chứng, số liệu cần thiết về hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống tệ nạn xã hội và quản lý giáo dục kỹ năng phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh.
Ngồi ra cịn nghiên cứu các văn bản, chỉ thị, quy chế, hướng dẫn về hoạt động giáo dục toàn diện học sinh, báo cáo tổng kết năm học ở các nhà trường.