Quản lý giáo dục kỹ năng sống, quản lý giáo dục kỹ năng phòng,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục kỹ năng phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh ở các trường trung học cơ sở quận đống đa, thành phố hà nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 32 - 33)

1.2. Một số khái niệm cơ bản

1.2.4. Quản lý giáo dục kỹ năng sống, quản lý giáo dục kỹ năng phòng,

Giáo dục kỹ năng phịng, chống TNXH là q trình hoạt động có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức của giáo viên và học sinh để thực hiện có hiệu quả, mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục kỹ năng phịng, chống TNXH đề ra, góp phần hình thành, phát triển nhân cách người học một cách toàn diện so với chuẩn mực xã hội.

Quá trình giáo dục kỹ năng phòng, chống TNXH cho học sinh bao gồm: - Mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng phòng, chống TNXH.

- Hoạt động của giáo viên, học sinh và các đồn thể tham gia vào giáo dục kỹ năng phịng, chống TNXH.

- Các nguồn lực phục vụ cho hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống TNXH cho học sinh.

1.2.4. Quản lý giáo dục kỹ năng sống, quản lý giáo dục kỹ năng phòng, chống tệ nạn xã hội nạn xã hội

1.2.4.1. Quản lý giáo dục kỹ năng sống

Quản lý giáo dục kỹ năng sống là một hệ thống những tác động hợp lý và có hướng đích của chủ thể quản lý tới các đối tượng quản lý nhằm huy động và phối hợp sức lực, trí tuệ của họ vào q trình giáo dục kỹ năng sống góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh theo mục tiêu giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh đã được nhà trường đề ra.

1.2.4.2. Quản lý giáo dục kỹ năng phòng, chống tệ nạn xã hội

Quản lý giáo dục kỹ năng phòng, chống tệ nạn xã hội là một phần của quản lý giáo dục kỹ năng sống nói chung. Đó là q trình tác động có ý thức của chủ thể quản lý tới các đối tượng quản lý (cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh) nhằm đưa việc giáo dục phòng, chống tệ nạn xã hội đạt được kết quả mong muốn một cách hiệu quả nhất.

Quản lý giáo dục kỹ năng phòng, chống tệ nạn xã hội trong nhà trường chính là cơng việc mà người cán bộ quản lý thực hiện chức năng quản lý để tổ chức thực hiện. Đó chính là hoạt động có ý thức, có kế hoạch và hướng đích của chủ thể quản lý tác động tới các hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống tệ nạn xã hội trong nhà trường nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ mà tiêu điểm là quá trình giáo dục và dạy kỹ năng phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh.

Từ đó, ta có thể nói: Quản lý giáo dục kỹ năng phòng, chống tệ nạn xã hội trong nhà trường là một hệ thống những tác động hợp lý và có hướng đích của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh, các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm huy động và phối hợp sức lực, trí tuệ của họ vào mọi mặt hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống tệ nạn xã hội của nhà trường, hướng vào việc hình thành những hành vi chuẩn mực xã hội và rèn luyện những kỹ năng phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh đã đề ra theo kế hoạch chủ động và mục tiêu chương trình giáo dục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục kỹ năng phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh ở các trường trung học cơ sở quận đống đa, thành phố hà nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)