1.3. Giáo dục kỹ năng phòng,chống tệ nạn xã hội cho học sinh trung học
1.3.1. Vai trò, ý nghĩa của giáo dục kỹ năng phòng,chống tệ nạn xã hộ
sinh trung học cơ sở
Lứa tuổi học sinh THCS được gọi là lứa tuổi vị thành niên, là giai đoạn phát triển đặc biệt của trẻ em từ 11 đến 15 tuổi. Nó là thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành với những thay đổi nhanh chóng về thể chất, trí tuệ, tâm lý và nhân cách, được phản ánh bằng những tên gọi khác nhau như “thời kỳ quá độ”, “tuổi khó khăn”, “tuổi bất trị”,“tuổi khủng hoảng dậy thì”.
Đây là lứa tuổi có bước nhảy vọt về thể chất lẫn tinh thần, các em đang tách dần khỏi thời thơ ấu để tiến sang giai đoạn phát triển cao hơn.
Trong những giai đoạn phát triển của con người, lứa tuổi thiến niên có một vị trí và ý nghĩa vơ cùng quan trọng. Đây là thời kỳ phát triển phức tạp nhất và cũng là thời kỳ chuẩn bị quan trọng nhất cho những bước trưởng thành sau này.
Giáo dục kỹ năng sống mà đặc biệt các kỹ năng phòng, chống tệ nạn xã hội là yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ.
Tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tịi, khám phá, song cịn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lơi kéo, kích động, đặc biệt trong bối cảnh thị trường hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyên phải chịu tác động đan xem của những yếu tố tích cực và tiêu cực vì vậy việc giáo dục kỹ năng phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh là rất cần thiết, giúp các em rèn luyện hành vi có trách nhiệm với bản thân, gia đình và cộng đồng. Ngược lại, nếu không được trang bị các kỹ năng sống cần thiết trong đó có kỹ năng phịng, chống tệ nạn xã hội và có bản lĩnh vững vàng thì các em rất dễ trở thành nạn nhân của tình trạng lạm dụng hay bạo lực, căng thẳng, mất lòng tin, mặc cảm. Mất lòng tin, mặc cảm lỗi lầm rồi sẽ làm các em khơng
muốn tìm kiến sự giúp đỡ tích cực của bạn bè. Giáo dục kỹ năng phòng, chống tệ nạn xã hội giúp các em xác định rõ giá trị của bản thân và khả năng sẵn sàng vượt qua các khó khăn, thử thách, cám dỗ trong cuộc sống, giúp các em xác định những mục tiêu của cuộc sống hiện tại và trong tương lai.
Việc trang bị cho học sinh ở lứa tuổi THCS những kỹ năng sống nói chung và kỹ năng phịng, chống tệ nạn xã hội nói riêng có ý nghĩa to lớn trong sự phát triển nhân cách. Giáo dục kỹ năng phòng, chống tệ nạn xã hội là cầu nối giúp con người biến kiến thức thành những hành động cụ thể, những thói quen lành mạnh, tích cực và hành vi của con người. Người có nhận thức đúng thường có hành vi đúng.
Chẳng hạn, nhiều người biết uống rượu bia là có hại cho sức khỏe, khi tham gia giao thơng sẽ thiệt hại đến tính mạng của bản thân và người khác, những họ vẫn uống, thậm chí đến say xỉn. Hay có nhiều học sinh biết rằng hút thuốc lá, đánh nhau, gian lận trong thi cử, nói tục chửi bậy là vi phạm nội quy, quy định của nhà trường, nhưng những hiện tượng đó vẫn thường xuyên xảy ra, lên đỉnh điểm là những vụ bạo lực học đường. Đó chính là vì các em cịn thiếu kỹ năng sống, kỹ năng phòng, chống tệ nạn xã hội, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, công nghệ thông tin như con dao hai lưỡi trước những tác động mặt trái của cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế, đó vừa là những cơ hội, vừa là những thách thức. Nếu không được giáo dục, trang bị các kỹ năng cần thiết, các em sẽ dễ bị lôi kéo vào những hành vi tiêu cực, bạo lực, vào lối sống ích kỷ, lai căng, thực dụng, phát triển lệch lạc về nhân cách.
Như vậy có thể nói rằng, việc giáo dục kỹ năng phòng, chống tệ nạn xã hội cho thế hệ trẻ là vô cùng cần thiết trong giai đoạn hiện nay, nhằm giúp các em rèn luyện đạo đức, thói quen, hành vi tích cực, sẵn sàng đáp ứng và thích ứng trước sự phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội, biết lựa chọn, phân tích các nguồn thơng tin đa dạng trong bối cảnh hội nhập, có khả năng ứng phó tốt trước các tình huống của cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và cộng đồng, sống tích cực, chủ động và an toàn.