TT Biện pháp Tính cấp thiết Tổng số điểm Điểm TB Thứ bậc RCT (3đ) CT (2đ) KCT (1đ) 1
Tổ chức tọa đàm nâng cao nhận thức về giáo dục kỹ năng phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh có sự tham gia của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường
143 39 0 507 2,79 1
2
Chỉ đạo tăng cường triển khai nội dung giáo dục kỹ năng phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh một cách có hệ thống qua các mơn học trên lớp
134 48 0 498 2,74 2
3
Chỉ đạo đa dạng hóa hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm và tăng cường ứng dụng CNTT và truyền thông để nâng cao hiệu quả giáo dục
134 48 0 498 2,74 2
4
Tích cực xây dựng mơi trường nhà trường thân thiện góp phần giáo dục kỹ năng phòng, chống tệ nạn xã hội trong giai đoạn hiện nay
131 51 0 495 2,72 4
5
Huy động các nguồn kinh phí, điều kiện cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ cho hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống tệ nạn xã hội
125 57 0 489 2,69 5
6
Quản lý, phối hợp các lực lượng tham gia giáo dục kỹ năng phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh
122 60 0 486 2,67 6
Tính cấp thiết được thể hiện cụ thể qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 3.1. Tính cấp thiết của các biện pháp quản lý đã đề xuất
- Đánh giá về tính cấp thiết: Từ kết quả khảo nghiệm trên cho thấy các biện pháp đề xuất của tác giả đều cấp thiết trong giáo dục kỹ năng phòng, chống TNXH cho HS hiện nay. Biện pháp 1,2,3,4 đều có điểm trung bình từ 7,0 trở lên. Biện pháp 1 được đánh giá cao hơn cả với = 2,79. Như vậy có thể thấy được việc nâng cao nhận thức là hết sức cấp thiết cho các lực lượng tham gia giáo dục kỹ năng phòng, chống TNXH bởi có nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng phịng, chống TNXH thì các lực lượng khi tham gia mới làm tốt vai trò, trách nhiệm của mình. Tiếp đến là biện pháp 2 và 3 đều có = 2,74. Điều này cho thấy việc giáo dục kỹ năng phòng, chống TNXH cho học sinh một cách có hệ thống qua các mơn học trên lớp và đa dạng hóa hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm phải làm thường xuyên với nhiều hình thức và phương pháp, học sinh phải được tham gia vào hoạt động và giáo dục trực tiếp thì các em mới có khả năng nhớ và hiểu rõ mục tiêu trong từng hành động. Tiếp đến là biện pháp 4 tích cực xây dựng mơi trường nhà trường thân thiện góp phần giáo dục kỹ năng phịng, chống tệ nạn xã hội trong giai đoạn hiện nay có . Điều đó cũng cho thấy mơi trường nhà trường có vai trị rất quan trọng trong việc giáo dục đạo đức, nếp sống để từ đó học sinh có nhận thức đúng và hành động đúng chuẩn mực xã hội. Các biện pháp 5,6 cũng được đánh giá với > 2,65. Như vậy các biện pháp đề xuất giáo dục kỹ năng phòng, chống TNXH đều thực sự cấp thiết với học sinh các nhà trường THCS quận Đống Đa.
3.4.4.2. Tính khả thi của các biện pháp quản lý đã đề xuất