Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LOGISTICS VÀ DỊCH VỤ LOGISTICS
2.1. Khái quát chung về công ty TNHH Thaipro
2.1.4. Ngành nghề kinh doanh của công ty TNHH Thaipro
Ngành nghề kinh doanh chính của Cơng ty TNHH Thaipro bao gồm:
Phân phối hàng tiêu dùng
Phân phối hàng hoá chất lượng cao của các nhà sản xuất trong nước và ngồi nước thơng qua mạng lưới phân phối rộng khắp trên khắp lãnh thổ Việt Nam. Đem đến cho hàng triệu gia đình Việt Nam các mặt hàng tiêu dùng như: chăm sóc gia đình, chăm sóc cá nhân, hàng hóa thơng minh và nhiều sản phẩm khác.
Thương mại quốc tế
Xuất khẩu các mặt hàng tiêu dùng chất lượng cao của Việt Nam tới các thị trường như Châu Á, Châu Âu và Châu Mỹ.
Kinh doanh trực tuyến
Mang hình thức thương mại điện tử vào mơ hình kinh doanh. Cơng ty trách nhiệm hữu hạn ThaiPro thiết lập các nền tảng công nghệ bán hàng trực tuyến để đưa các sản phẩm tốt nhất tới người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Cung cấp dịch vụ logistics
Hỗ trợ các hoạt động hậu cầu như thủ tục hải quan, bảo hiểm hàng hóa, vận chuyển hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển giúp thúc đẩy q trình xuất khẩu của cơng ty trơn tru, hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Bên cạnh đó thực hiện việc kinh doanh cước vận chuyển hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển nhằm đóng góp vào doanh thu và lợi nhuận của Cơng ty.
2.1.5. Thực trạng tình hình kinh doanh chung của cơng ty TNHH Thaipro
Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn vốn của công ty TNHH Thaipro giai đoạn 2019-2021
Chỉ tiêu
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Trị giá (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Trị giá (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Trị giá (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Tài sản 20,8 100 30,7 100 36,07 100 Tài sản ngắn hạn 11,5 55,3 19,5 63,63 26,46 73,36 Tài sản cố định 9,3 44,6 10,2 33,11 9,6 26,63 Nguồn vốn 20,8 100 30,7 100 36,07 100 Vốn CSH 6,3 30,3 11,11 36,13 13,87 38,45 Nợ phải trả 13,5 64,8 18,6 60,61 22,2 61,54
Nguồn : Phịng kế tốn- Cơng ty trách nhiệm hữu hạn Thaipro
Cơ cấu nguồn vốn của Công ty biến động qua các năm. Năm 2019, tổng nguồn vốn của Công Ty là 20,8 tỷ đồng, năm 2020 là 30,76 tỷ đồng . Tăng hơn so với năm 2016 là 9,92 tỷ đồng tương ứng với tăng 19,5%.
Đến năm 2021, tổng nguồn vốn của công ty đạt mức 36,07 tỷ đồng, đã tăng 5,3 tỷ đồng so với năm 2020 tương đương với 8,03% và năm 2018 đã tăng 15,2 tỷ đồng, tương đương với 23,05% so với năm 2019.
Nhìn chung, có thể nói nguồn vốn của cơng ty đã tăng lên mức đáng kể theo đà phát triển. Nguyên nhân làm tăng quy mô của Công Ty là do sự gia tăng của cả vốn chủ sở hữu và nợ phải trả, trong đó chủ yếu là do sự tăng lên của nợ phải trả.
Năm 2019 nợ phải trả là 13,51 tỷ đồng chiếm 64.81%, năm 2020 là 18,65 tỷ đồng chiếm 60,61 % , tăng 7,534,149,030.00 đồng so với năm 2019 tương ứng với 19,96% . Năm 2021, nợ phải trả là 22,20 tỷ đồng chiếm 61.54 % tỷ trọng nguồn vốn. Nợ phải trả năm 2021 tăng 8,6 tỷ đồng so với năm 2019 tương đương với 39,14% và tăng 5,55 tỷ đồng so với năm 2020 tương đương với 13,15%. Nợ phải trả
có sự tăng lên về lượng, nhưng vẫn chiếm tỷ trọng tương đối cân bằng khoảng xấp xỉ 64% qua các năm. Như vậy Cơng ty đang có xu hướng chiếm dụng vốn của đơn vị khác nhiều hơn để phục vụ hoạt động sản xuất của mình. Điều này giúp cơng ty tận dụng được những lợi thế do việc sử dụng nợ mang lại, tuy nhiên Công ty cũng cần phải cân nhắc đến khả năng thanh toán các khoản nợ khi đến hạn.
Vốn chủ sở hữu của công ty biến động tăng giảm nhẹ qua các năm. Năm 2019 là 6,33 tỷ đồng chiếm 30.38% , năm 2020 là 11,11 tỷ đồng chiếm 36,13% đã tăng 4,78 tỷ đồng so với năm 2021. Năm 2021, vốn chủ sở hữu là 13,87 tỷ tăng 2,3 tỷ đồng so với năm 2019 và tăng 2,7 tỷ đồng so với năm 2020. Nhìn chung, những năm gần đây, tình hình tài chính của Cơng ty khá ổn định. Trong cơ cấu vốn thì vốn lưu động có chiếm tỷ trọng cao và mức tỷ trọng này có xu hướng tăng dần. Tỷ trọng vốn lưu động tăng thể hiện được vai trò thật sự của một doanh nghiệp thương mại trong nền kinh tế thị trường, là chú trọng vào việc mở rộng lĩnh vực kinh doanh và mặt hàng kinh doanh.
Tình hình hoạt động kinh doanh của Cơng ty bao gồm hoạt động kinh doanh hàng hóa xuất nhập khẩu và kinh doanh logistics những năm gần đây tuy có bị ảnh hưởng bời đại dịch nhưng nhìn chung vẫn ổn dịnh, khơng có năm nào bị âm lợi nhuận, đây là sự nỗ lực không nhỏ của cơng ty.
Các chỉ tiêu tài chính và kết quả kinh doanh của Cơng ty được thể hiện qua bảng sau đây:
Bảng2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Thaipro giai đoạn 2019-2021
(Đơn vị tính: Tỷ đồng)
STT Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
1 Doanh thu BH& CCDV 50.84 49.13 63.57 2 Lợi nhuận trước thuế 4.1 3.9 5.97
3 Thuế TNDN 0.82 0.78 1.1
4 Lợi nhuận sau thuế 3.28 3.12 4.87
Nguồn: Phịng kế tốn- Cơng ty trách nhiệm hữu hạn Thaipro
Có thể thấy rằng trong những năm gần đây tình hình doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty được tăng lên đáng kể. Cụ thể như doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của năm 2019 là 50.84 tỷ đồng, năm 2020 là 49.13 tỷ đồng đã giảm 1.71 tỷ đồng so với năm 2019 tương ứng với tốc độ tăng trưởng âm 3.36%,
năm 2021 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng tăng mạnh so với năm 2020 và năm 2019, tương ứng với 14.44 tỷ đồng và 12,73 tỷ đồng. Nguyên nhân do năm 2020, toàn bộ thế giới bị tác động của đại dịch Covid, công ty Thaipro cũng không phải ngoại lệ khi Việt Nam áp dụng biện pháp phong tỏa để phòng chống dịch. Năm 2020 nhiều nhà máy phải đóng cửa do đại dịch Covid, nguồn nguyên vật bị thiếu hụt, các công nhân nghỉ làm nhiều,… mọi công việc bị ngưng trệ và phải chuyển đổi nhiều. Công ty đã rất cố gắng đến khắc phục tuy nhiên sản lượng xuất khẩu và sản lượng hàng hóa trong kinh doanh dịch vụ logistics cũng bị giảm do các khách hàng đều bị ảnh hưởng nhiều bởi đại dịch. Tuy nhiên về mặt giá thì doanh thu năm 2020 chỉ giảm 1.71 tỷ đồng do ba tháng cuối năm 2020, giá cước vận tải biển bắt đầu tăng cao, điều này đã bù đắp phần nào việc sụt giảm sản lượng. Đến năm 2021, tuy rằng dịch bệnh vẫn hồnh hành nhưng cơng ty đã ứng phó và thích nghi dần với dịch bênh. Tuy phải làm việc từ xa, nhưng công ty vẫn vận hành trôi chảy và nhịp nhàng.
Do cơng ty có số lượng nhân viên đơng đảo nên chi phí quản lý kinh doanh chiếm một phần khá lớn trong khối chi phí. Bên cạnh đó, cơng ty cũng chưa có nguồn cung đầu vào với giá cả tốt, điều này góp phần làm tăng chi phí của cơng ty khá nhiều.
Qua tất cả đã mang lại về cho công ty lợi nhuận khá ổn, có xu hướng tăng trong suốt giai đoạn được thể hiện. Năm 2019, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp thu lại là 3.28 tỷ đồng năm 2020 đã giảm 0.16 tỷ đồng tức năm 2020 đem lại 3.12 tỷ đồng. Đây cũng được coi là một thành quả của cơng ty trong đại dịch Covid vì mặc dù doanh thu giảm 1,71 tỷ đồng. Năm 2021 tăng mạnh nhất so với năm 2020 và năm 2019, năm 2021 lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp là 4.87 tỷ đồng đã tăng hơn 1.75 tỷ đồng với năm 2021 và 1,59 tỷ đồng với năm 2020
Nhìn chung lại tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua các năm gần đây khá ổn định. Có xu hướng tăng qua các năm, đem lại lợi nhuận ổn định cho công ty.
2.2. Thực trạng kinh doanh dịch vụ Logistics của công ty TNHH Thaipro
2.2.1. Quy trình giao nhận hàng hóa ngun container xuất khẩu bằng đường
biển của cơng ty TNHH Thaipro
Tuy vẫn là một công ty non trẻ trong nghề nhưng Thaipro đã có quy trình giao nhận hàng hóa nhất định. Dưới đây là quy trình giao nhận hàng hóa nguyên container xuất khẩu bằng đường biển thực tế của cơng ty TNHH Thaipro:
Sơ đồ 2.1 : Quy trình giao nhận hàng hóa ngun container xuất khẩu bằng đường biển của công ty TNHH Thaipro
Nguồn: Bộ phận Logistics
Trên đây là quy trình giao nhận thực tế của bộ phận Logistics- Công ty TNHH ThaiPro. Quy trình này khơng được cố định, do trong q trình giao nhận sẽ xảy ra những sự cố không mong muốn cần phải giải quyết. Cụ thể từng bước trong quy trình như là: Tím kiếm khách hàng, tiếp nhận nhu cầu của khách hàng Xin giá từ hãng tàu, lịch trình của các tuyến khách yêu cầu Đàm phán, chốt giá, ký hợp đồng với khách hàng Chốt giá với hãng tàu và gửi booking request cho hãng tàu Nhận được booking comfimation và lệnh cấp rỗng của hãng tàu Gửi booking CFM cho khách hàng và thông báo khách làm hồ sơ xuất khẩu x
Sắp xếp vận chuyển nội địa
Chuẩn bị chứng từ hải quan Thông quan hàng xuất Gửi chứng từ cho người nhận hàng tại nước ngồi
Theo dõi lơ hàng Phát hành vận đơn Lập chứng từ kế toán và lưu hồ sơ
Tìm kiếm khách hàng, tiếp nhận nhu cầu khách hàng
Đối tượng khách hàng của công ty chủ yếu là các khách hàng nhà máy sản xuất, có nguồn hàng ổn định đi qua thị trường Mỹ, Châu Âu, Canada.
Các mặt hàng mục tiêu mà công ty hướng tới là mặt hàng gỗ, đồ nội thất, kệ tủ bếp, linh kiện điện tử, quần áo, giày dép, nến thơm … những mặt hàng khơng nguy hiểm và có giá trị cao.
Bộ phận kinh doanh sẽ tìm kiếm khách hàng thơng qua các trang kết nối giữ doanh nghiệp với doanh nghiệp (Business to bussiness- B2B) , trang kết nối giữa doanh nghiệp với khách hàng ( Business to custormer- B2C) … dùng kĩ năng và cách thuyết phục để lấy được lịch trình xuất hàng và nhu cầu về tuyến đường biển.
Khi đã tiếp cận được khách hàng, dùng kĩ năng để có thể tiếp nhận nhu cầu cụ thể của khách hàng. Khai thác từ khách những thông tin như sau:
Cảng đi
Cảng đến
Địa chỉ nhà máy tại Việt Nam và địa chỉ người nhận hàng tại nước nhập khẩu (nếu xuất theo hình thức giao hàng tận nơi hay còn được gọi là Door- to- door)
Tên mặt hàng
Khối lượng hàng
Số container cần
Ngày dự kiến hoàn thành việc sản xuất hàng hóa
Mã phân loại hàng hóa- HS code
Điều kiện và hình thức giao hàng được thỏa thuận giữa bên xuất khẩu và nhập khẩu
Mức giá mong muốn của khách hàng
Xin giá từ hãng tàu, lịch trình của các tuyến khách yêu cầu
Xin giá và lịch trình cước biển từ hãng tàu bằng cách báo cho hãng tàu những thông tin như: Số lượng container muốn đặt chỗ, tên hàng, trọng lượng, ngày hàng đi dự kiến, điều kiện giao hàng, khối lượng hàng,…
Bên cạnh đó tùy từng theo các điều kiện cơ sở giao hàng mà hãng tàu sẽ yêu cầu những thông tin chuyên biệt như HS code, hướng dẫn làm hàng chống cháy nổ, các phiếu kiểm tra tính chất hàng hóa,…
Đàm phán, chốt giá, ký hợp đồng với khách hàng
Khi có được giá từ bên hãng tàu hoặc những nguồn cung khác cung cấp. Nhân viên kinh doanh logistics sẽ sử dụng các kỹ năng của bản thân như kỹ năng đàm phán, thương lượng,… để có thể đàm phán, chốt giá và đi đến việc ký hợp đồng với khách hàng.
Hợp đồng bao gồm những điều khoản quy định về trách nhiệm của bên mua và bên bán dựa trên mối quan hệ . Khi ký kết hợp đồng xong khách hàng sẽ xác nhận lấy đơn đặt chỗ có mức giá, ngày tàu đi tàu đi, số lượng hàng hóa, và những thông tin khách như đã thỏa thuận.
Chốt giá với hãng tàu và gửi yêu cầu đặt chỗ cho hãng tàu
Khi nhận được yêu cầu đặt chỗ cho hãng tàu từ bộ phận kinh doanh của công ty, bộ phận làm giá sẽ chịu trách nhiệm làm việc, đàm phán với hãng tàu về giá cả.
Khi đã chốt được mức giá nhằm thỏa mãn quyền lợi của hai bên với hãng tàu. Bộ phận làm giá sẽ gửi yêu cầu đặt chỗ (booking request) cho hãng tàu.
Yêu cầu đặt chỗ là thư công ty sẽ gửi lên cho hãng tàu để yêu cầu đặt chỗ. u cầu đặt chỗ khơng có mẫu cụ thể, sẽ tùy từng hãng tàu mà có những mẫu khác nhau. Nhưng nói chung, yêu cầu đặt chỗ sẽ phải thể hiện những nội dung như sau:
Thông tin công ty gửi yêu cầu đặt chỗ: tên, địa chỉ, số điện thoại liên lạc, người phụ trách,…
Tên cảng đi, tên cảng đến, ngày dự kiến tàu chạy, ngày dự kiến tàu đến, …
Số lượng, tên mặt hàng, loại mặt hàng (hàng không nguy hiểm hoặc hàng nguy hiểm),…
Điều khoản thanh toán tiền cước vận chuyển
Nhận xác nhận đặt chỗ từ hãng tàu và lệnh cấp rỗng
Sau khi gửi yêu cầu đặt chỗ cho hãng tàu, Thaipro sẽ nhận được xác nhận đặt chỗ từ hãng tàu. Xác nhận đặt chỗ là thư phát hàng xác nhận đặt chỗ của hãng tàu gửi cho công ty đã gửi yêu cầu đặt chỗ được chấp nhận. Xác nhận đặt chỗ sẽ thể hiện những điều cơ bản như sau:
Mã số của đơn hàng
Tên phương tiện vận chuyển
Cảng đi, cảng đến
Thời gian đi và thời gian đến, thời gian vận chuyển
Gửi xác nhận đặt chỗ cho khách hàng
Khi hãng tàu gửi cho Thaipro xác nhận đặt chỗ, bộ phận chăm sóc khách hàng sẽ kiểm tra lại thông tin và tiến hàng gửi và thông báo tới khách hàng để họ sắp xếp ngày đóng hàng và chuẩn bị giấy tờ làm thủ tục thông quan xuất khẩu cũng như làm giấy phép kiểm dịch để phát sinh phí.
Bộ phận chăm sóc khách hàng chủ động cầm theo xác nhận đặt chỗ tới hãng tàu để nhận cấp container rỗng. Quá trình giao nhận container rỗng, phiếu chi tiết hàng hóa, số chì sẽ diễn ra tại nơi cấp container rỗng, đây cũng là những giấy tờ cần thiết để hoàn thiện HB/L và MB/L
Sắp xếp vận chuyển nội địa
Sau khi có xác nhận đặt chỗ và lệnh cấp rỗng, gửi lệnh cấp rỗng cho đội xe để đội xe đi lấy container rỗng tại địa điểm đã được chỉ định trước. Đồng thời thông báo cho nhà máy về việc đóng hàng.
Sau khi đội xe kéo container rỗng thành công về kho của khách hàng sẽ tiến hành đóng hàng vào trong container. Khi khách hàng hồn tất đóng hàng, đội xe sẽ tiến hành kéo container chứa hàng hóa hạ tại bãi CY đảm bảo trước giờ quy định. Công ty sẽ tiến hành làm thủ tục thông quan cho lô hàng xuất khẩu.
Chuẩn bị chứng từ hải quan
Công ty sẽ trực tiếp cử nhân viên hiện trường xuống cảng lựa chọn vỏ container và sau đó có số container, số chì tiến hành mở tờ khai hải quan và bản đăng kí online thủ tục làm giấy phép kiểm dịch, sau khi đóng hàng xong thì tờ khai hải quan bản nháp đã được truyền rồi, bản đăng ký kiểm dịch đã truyền lên hệ thống kiểm dịch của chi cục, sau khi kiểm dịch xong sẽ được cấp chứng thư kiểm dịch, có dấu xác nhận cầm tờ đó đi thơng quan hàng hóa.
Hồ sơ hải quan bao gồm:
Tờ khai hải quan: 2 bản chính( 1 bản dành cho người xuất khẩu, 1 bản dành cho hải quan lưu)
Hợp đồng mua bán hàng hóa: 1 bản chính
Hóa đơn thương mại: 1 bản chính
Phiếu đóng gói: 1 bản chính
Giấy phép đăng ký kinh doanh: bản sao y kèm bản chính đối chiếu( nếu doanh nghiệp mới xuất khẩu lần đầu)
Giấy giới thiệu của công ty xuất khẩu: 1 bản
Hai giấy phép đăng ký kiểm dịch thực vật theo mẫu của trung tâm đăng ký