Cơ hội và thách thức đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ Logistics tại Công ty

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty trách nhiệm hữu hạn thaipro (Trang 62 - 66)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LOGISTICS VÀ DỊCH VỤ LOGISTICS

3.1. Cơ hội và thách thức đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ Logistics tại Công ty

GIAI ĐOẠN 2022-2024

3.1. Cơ hội và thách thức đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ Logistics tại Công ty TNHH Thaipro Công ty TNHH Thaipro

3.1.1. Cơ hội

Nền kinh tế Việt Nam duy trì tốc độ phát triển

Những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam duy trì sự phát triển vượt bậc so với các quốc gia khác. Năm 2019, tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt 7.02% , vượt mục tiêu của Quốc Hội đề ra là 6.6- 6.8%, đây là năm thứ hai liên tiếp Việt Nam ghi nhận mức tăng trường trên 7% kể từ năm 2011.

Sang đến năm 2020, toàn cầu chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 xảy ra, các quốc gia phải dùng mọi biện pháp như phong tỏa, dừng sản xuất và dồn mọi nguồn lực vào lĩnh vực y tế do vậy dẫn đến một kết quả khá thất vọng, nhiều quốc gia trên thế giới ghi nhận mức tăng trưởng âm. Tuy nhiên, dù bị ảnh hưởng không nhỏ của đại dịch Covid-19, Việt Nam là một trong số ít các quốc gia ghi nhận tăng trưởng dương năm 2020. Mặc dù tăng trưởng GDP năm 2020 đạt kết quả thấp nhấp trong giai đoạn 2011-2020 với 2.91% nhưng trước tác động của đại dịch Covid-19 thì đó là một thành cơng của nước ta với tốc độ tăng thuộc nhóm nước cao nhất thế giới. Cùng Trung Quốc và Mi-an-ma, Việt Nam là một trong ba quốc gia ở Châu Á có mức tăng trưởng tích cực trong năm 2020, đồng thời quy mô nền kinh tế Việt Nam đạt hơn 343 tỷ USD, vượt Singapore (337.5 tỷ USD) và Malayxia (336.3 tỷ USD), đưa Việt Nam trở thành quốc gia có nền kinh tế lớn thứ 4 trong khu vực Đông Nam Á (sau Indonesia, Thái Lan, Philipin).

Năm 2021, khi đại dịch Covid-19 vẫn cịn ảnh hưởng nặng nề, đối diện với làn sóng dịch lần 2, lần 3 Việt Nam ghi nhận tăng trưởng 2,58% , đây là một con số đáng ghi nhận, thể hiện sự nổ lực của cả quốc gia khi phải vừa gồng mình chống dịch, vừa đảm bảo phát triển kinh tế.

Từ đầu năm 2022 đến nay, nước ta đã chứng kiến một số dự báo lạc quan từ các tổ chức quốc tế như Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi ở mức 6,5% năm 2022 và đạt 6,7% năm 2023; Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) sẽ đạt 5,3% năm 2022, sau đó sẽ ổn định trở lại quanh mức 6,5%. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2022 xuống mức 3,6%, nhưng tin rằng, tại Việt Nam, tiến trình phục hồi kinh tế sẽ mạnh lên từ việc thực thi Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội. GDP Việt Nam sẽ tăng trưởng ở

mức 6% trong năm 2022 và 7,2% trong năm 2023... Tại diễn đàn, dựa trên phân tích ảnh hưởng của các diễn biến kinh tế lớn đến Việt Nam, TS Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cập nhật dự báo 2 kịch bản cho tăng trưởng GDP năm 2022-2023. Theo đó, ở kịch bản cơ sở, GDP Việt Nam sẽ tăng từ 5,5-6% trong giai đoạn này; ở kịch bản tiêu cực, GDP năm 2022-2023 chỉ tăng trưởng 4,5-5%.

Những con số trên là dấu hiệu tích cực cho sự phát triển kinh tế nói riêng và dịch vụ logistics của cơng ty TNHH Thaipro nói riêng. Khi nền kinh tế phát triển ổn định đi kèm đó là sản lượng xuất khẩu được thúc đẩy dẫn đến một cơ hội tiềm năng cho dịch vụ logistics tại Thaipro.

Việt Nam ngày càng gia nhập sâu vào hội nhập kinh tế quốc tế.

Việt Nam đã tham gia ký kết các Hiệp định thương mại tự do quan trọng EVFTA, CPTPP, RCEP,… tạo cơ hội tăng trưởng thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa, lượng hàng hóa XNK qua đường biển có xu hướng tăng lên.

Việt Nam đã ký kết 28 Hiệp định hàng hải song phương với các quốc gia (tính đến tháng 02/2019). Việt Nam là thành viên của ASEAN và đang hướng tới xây dựng cộng đồng kinh tế chung ASEAN (nhằm mục tiêu tạo ra một thị trường chung duy nhất và cơ sở sản xuất thống nhất, trong đó có sự lưu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, vốn và lao động có tay nghề; từ đó nâng cao tính cạnh tranh và thúc đẩy sự thịnh vượng chung cho cả khu vực; tạo sự hấp dẫn với đầu tư - kinh doanh từ bên ngoài).

Việt Nam là thành viên Tổ chức thương mại thế giới (WTO) từ 2007; Trong những năm gần đây đã gia nhập nhiều hiệp định thương mai tự do, đặc biệt là các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA), Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) giữa ASEAN (trong đó có Việt Nam) và đối tác là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia và New Zealand đã được ký tháng 11/2020 và dự kiến có hiệu lực từ năm 2022. Sự tham gia mạnh mẽ và các cam kết trong các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới sẽ gia tăng quy mô thị trường dịch vụ vận tải biển khi hoạt động xuất 69 nhập khẩu giữa Việt Nam và các bên càng tăng trưởng thì thị trường dịch vụ logistics càng mở rộng, đặc biệt là dịch vụ vận tải biển. Cùng với đó là sự cam kết về cải cách thủ tục hành chính như thủ tục hải quan, thủ tục kiểm tra chuyên ngành... cải thiện đáng kể nhiều hoạt động logistics, bao gồm cả dịch vụ vận tải và hỗ trợ vẫn tải, trong đó có vận tải biển. Việc mở cửa rộng hơn thị trường dịch

vụ tại các cam kết sẽ thúc đẩy nhiều nhà đầu tư có chất lượng, Việt Nam sẽ tận dụng được kinh nghiệm, kỹ năng quản trị, nguồn vốn, mạng lưới sẵn có của đối tác. Đây là cơ hội lớn để các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Thaipro riêng có thể liên doanh, liên kết phát triển.

Tác động tích cực từ phía Chính Phủ

Hiện nay, các quy định pháp luật hiện hành về vận tải biển được ban hành, cập nhật, sửa đổi, bổ sung, thay thế hợp lý nhằm dự báo hầu hết các vấn đề phát sinh trong lĩnh vực vận tải biển, kiến tạo hành lang pháp lý đầy đủ, rõ ràng để hoạt động vận tải biển được phát triển. Hơn nữa, sự quan tâm của Chính phủ về chính sách vận tải biển ngày càng tăng thông qua hàng loạt các quy hoạch như: Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp tàu thủy Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (Quyết định số 2290/QĐ-TTg), Quy hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (Quyết định số 1517/QĐ-TTg), … và hàng loạt những thay đổi mang hướng tích cực trong việc giảm tải các thủ tục hành chính như hải quan điện tử, thủ tục kê khai thuế qua mạng,... đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vận tải biển thực hiện quyền và nghĩa vụ, góp phần thúc đẩy ngành vận tải biển phát triển mạnh. Đồng thời, trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu, các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hàng hải được đẩy mạnh, tạo tiền đề để Việt Nam có cơ hội học tập những kinh nghiệm hàng hải nói chung và kinh nghiệm lập pháp nói riêng của các nước tiên tiến trên thế giới như Hà Lan, Nhật Bản, Panama, …

Định hướng của Chính phủ về cải tiến các lĩnh vực bao gồm phát triển cơ sở hạ tầng. Nhà nước đã có quy hoạch và trên thực tế đang và sẽ đầu tư phát triển bằng nhiều nguồn vốn các cơng trình kết cấu hạ tầng như khu cảng nước sâu Cái Mép, cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong, Sân bay quốc tế Long Thành, hành lang đường bộ Đông Tây (EWEC), hành lang Hà Nội - Hải Phòng - Hà Khẩu - Côn Minh, hệ thống đường bộ cao tốc, đường sắt xuyên Á… Mặt khác, các thể chế như thủ tục hải quan, cải cách hành chính, đẩy nhanh tiến trình hội nhập sâu... tiếp tục được củng cố, cải thiện.

Mơi trường chính trị ổn định

Mơi trường chính trị ổn định, kinh tế phát triển mạnh mẽ trong những năm qua và trong thời gian tới. Việt Nam đã trở thành một điểm đến an toàn cho các nhà đầu tư nước ngồi nên khối lượng hàng hóa thơng qua hệ thống cảng biển của Việt Nam tiếp tục gia tăng trong những năm tới, tạo cơ hội phát triển lớn cho lĩnh vực logistics của Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp như cơng ty TNHH Thaipro nói riêng.

3.1.2. Thách thức

Tình trạng tắc nghẽn cảng tại Mỹ

Từ đầu năm 2022 đến nay, nhiều tàu container đang nằm chờ ngoài khơi các bờ biển từ Oakland, bang California cho đến Charleston, bang Nam Carolina, do lưu lượng container ùn ứ kỷ lục kết hợp với tình trạng thiếu nhân cơng khi biến thể Omicron lan nhanh. Nathan Strang, Giám đốc quản lý tuyến thương mại đường biển tại Công ty giao nhận Flexport, có trụ sở tại San Francisco, nói: “Thật vô cùng chán nản nếu bạn đang là một nhà nhập khẩu. Mọi người đều muốn tìm một van xả mà tất cả các van xả đều đã bị bịt kín”. Tình trạng ùn ứ tàu container trong thời kỳ dịch bệnh chủ yếu tập trung ở các cảng nằm dọc theo bờ Tây nước Mỹ.

Ttình trạng này cũng đang gia tăng ở các cảng ở bờ Đông nước Mỹ, thời gian trung bình chờ cập bến ở cảng New York & New Jersey, cửa ngõ nhập khẩu bận rộn nhất ở bờ Đông nước Mỹ đã tăng lên 4,2 ngày so với 1,6 ngày vào tháng 1 năm ngối. Hơm 27-1, tại cảng Charleston, có đến 19 tàu container đang nằm ngồi khơi, chờ cập bến. Theo Công ty phân tích chuỗi cung ứng Project44, số lượng container phải chờ đợi hơn 15 ngày để được bốc dỡ tại cảng Charleston, cửa ngõ nhập khẩu container lớn thứ tám của Mỹ, đã vượt quá 7.000 trong tuần trước Tết Nguyên đán, tăng 40% so với một tháng trước đó. Trong tháng 2 năm 2022, cảng Savannah ở bang Georgia đã giải phóng được hơn 20 tàu container ùn ứ từ cuối năm ngoái.

Các cảng ở bờ Tây nước Mỹ cũng chưa thốt ra khỏi tình trạng q tải. Hơm 27-1, tại cảng Oakland, bang California, có 15 tàu container đang chờ cập bến. Các quan chức cảng này nói rằng tình trạng ùn ứ là do hàng ngàn container rỗng vẫn đang mắc kẹt tại đây trong thời gian chờ đưa trở lại châu Á. Trong tháng 1 năm 2022, tổng khối lượng hàng nhập khẩu tại các cảng ở Nam California giảm xuống mức thấp nhất trong 18 tháng do các kho cảng, các công ty vận tải và nhà kho gặp khó khăn trong việc di chuyển container vào nội địa.

Theo khảo sát mới nhất của hãng cho thuê và giao dịch container toàn cầu Container xChange (Đức), khoảng 51% thương nhân và các công ty vận chuyển container dự đoán mùa cao điểm vận chuyển container năm nay sẽ đối mặt tình trạng tắc nghẽn nghiêm trọng hơn so với năm ngối. Chỉ có 26% số người được hỏi nhận định thị trường sẽ ít khả năng rơi vào tình trạng hỗn loạn như năm ngối, và 22% số người được hỏi còn lại dự báo mức độ gián đoạn vận chuyển sẽ tương tự như tình trạng năm ngối.

Hãng tàu Matson, chuyên các tuyến vận chuyển từ châu Á đến Mỹ và các tuyến nội địa tại Mỹ, cho rằng căng thẳng trên tuyến vận chuyển này sẽ kéo dài đến ít nhất là cuối tháng 10-2022, và hãng tư vấn Alphaliner cũng có nhận định tương

tự. Như vậy, cước vận tải biển có thể sẽ hạ nhiệt, nhưng vẫn sẽ ở mức cao do căng thẳng trong chuỗi cung ứng vẫn chưa được giải quyết triệt để.

Điều này tác động tiêu cực đến hoạt động logistics các tuyến từ Châu Á- Châu Mỹ và ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động logistics tại cơng ty TNHH Thaipro vì cơng ty kinh doanh hoạt động logistics phục vụ cho tuyến Việt Nam- Mỹ.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty trách nhiệm hữu hạn thaipro (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)