8. Kết cấu của luận án
2.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Tài nguyên biển
BRVT cĩ 305.4 km bờ biển, 6 cửa luồng lạch, 100 nghìn km2 thềm lục địa, 661 lồi cá, 35 lồi tơm, 23 lồi mực và nằm ở vị trí thuận lợi cho hoạt động cơng nghiệp khai thác, chế biến hải sản, khai thác vận tải biển, hệ thống cảng biển.
Khơng gian địa phương với bờ biển trải dài, chia làm hai hướng chính kể từ mũi Vùng Tàu. Thứ nhất, hướng dọc theo Cái Mép – Thị Vải, với hệ thống cảng nước sâu ăn sâu vào đất liền, gần với đơ thị trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh, ở khu vực kín giĩ, ít bị bồi lấp, bao lấy khu vực cơng nghiệp lớn nhất tồn quốc (Bình Dương, Đồng Nai) và là hướng cửa gần nhất trục hành lang kinh tế Đơng – Tây (Thái Lan, Campuchia, Myanmar). Thứ hai, hướng từ bãi biển Vũng Tàu đến sát Bình Thuận cĩ bãi biển đẹp, kết nối với rừng, trải ra trên một khơng gian thống rộng, thuận lợi cho hoạt động du lịch nghỉ dưỡng.
b. Tài nguyên đất
BRVT cĩ diện tích tự nhiên 1.988,65km2, với địa hình phổ biến là đồi thấp, tương đối bằng phẳng, là một vùng đồng bằng ven biển cĩ cửa sơng ra biển nên kéo theo vùng sình lầy ngập mặn, bậc thềm phù sa cổ. Xen kẽ trong địa hình là các khối núi đá granit như núi Thị Vải, Dinh, Mây Tàu, núi Nhỏ, núi Lớn, núi Châu Viên.
BRVT cĩ bậc thềm phù sa cổ nên cĩ các loại đất đất xám, đất đen, đất phù sa phù hợp cho trồng trọt và vùng ven biển và cửa sơng cĩ một lượng ít đất bị nhiễm mặn, đất cát, đất xĩi mịn,... Do cĩ lịch sử lâu dài về thu hút đầu tư cho sản xuất nên quỹ đất để thực hiện thêm cho các hoạt động đầu tư phát triển hầu như khơng cịn. Mật độ dân khoảng 1600 người/ km2, đất ở chỉ chiếm 3% tập trung ở Thành phố Vũng Tàu và Long Điền.
c. Tài nguyên nước
BRVT cĩ 24 con sơng và rạch với chiều dài 231km. Trong đĩ cĩ 3 con sơng chính: (1) sơng Thị Vải, dài 25km, nằm trong địa phận tỉnh tiếp nối từ sơng Đồng Nai, sơng đổ vịnh Giàng Rái. Do hiện tượng bán nhật triều nên nước sơng bị nhiễm mặn quanh năm. (2) sơng Dinh, dài 35km, mặc dù lưu vực rộng 350km2 nhưng do hiện tượng mùa mưa và mùa khơ nên nước nguồn khơng đều, từ đĩ gây khĩ khăn cho tưới tiêu trồng trọt nơng nghiệp. (3) sơng Ray, đoạn chạy qua địa phận tỉnh dài 40km. Đầu
tiên giao thơng đường thủy thuận lợi giúp cho khai thác hiệu quả cảng biển và vận tải thủy. Tiếp đến tài nguyên nước khuyến khích phát triển nuơi trồng thủy sản đa dạng hĩa các chủng loại từ nước ngọt, nước lợ, nước mặn đến nước biển.
Hai con sơng Ray và sơng Dinh chịu trách nhiệm cho nguồn cung, cấp nước sạch cho Thành phố Vũng Tàu do tỉnh BRVT khơng cĩ nguồn nước bề mặt và nước ngầm nào đáng kể, điều này kéo theo nguy cơ thiếu hụt về nguồn cung nước sinh hoạt cho người dân và nước sản xuất cho doanh nghiệp.
d. Khống sản
BRVT cĩ dầu mỏ, khí thiên nhiên và một số khống sản làm vật liệu xây dựng. Trữ lượng về dầu thơ khoảng 400 triệu m3 (90% lượng tồn quốc) và 250 tỷ m3 khí (50% lượng tồn quốc), phân bố chủ yếu ở bể Cửu Long và bể Nam Cơn Sơn. Đây cũng là tài nguyên với trữ lượng và giá trị lớn nhất của tỉnh, tạo nguồn thu lớn, lâu dài và ổn định cho tỉnh.
e. Khí hậu
Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc vùng khí hậu nhiệt đới giĩ mùa; một năm chia hai mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, thời gian này cĩ giĩ mùa Tây Nam. Mùa khơ bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thời gian này cĩ giĩ mùa Đơng Bắc. Số giờ nắng rất cao, trung bình hàng năm khoảng 2.400 giờ. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 27°C, tháng thấp nhất khoảng 26,8°C, tháng cao nhất khoảng 28,6°C. Lượng mưa trung bình 1.500 mm. Bà Rịa – Vũng Tàu nằm trong vùng ít cĩ bão.