Chi phí dành cho đào tạo của Cơng ty đóng tàu Hạ Long

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đóng tàu Hạ Long (Trang 70)

ĐVT: Triệu đồng Năm 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng số tiền 250 300 200 150 150 Tổng chi phí 95.700 90.203 62.525 57.500 42.800 Tỷ lệ trong tổng chi phí 0,26% 0,33% 0,32% 0,26% 0,35%

(Nguồn: Phịng TCLĐ - Cơng ty đóng tàu Hạ Long)

Theo số liệu trên, chi phí dành cho đào tạo của Công ty tăng mạnh trong năm 2011 và nhìn chung số tiền dành cho công tác đào tạo ngày càng được nâng lên từ 0,26% tổng chi phí năm 2007 lên 0,35% năm 2011.

Nhận thức được vai trò quan trọng của nguồn lực con người trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường hiện nay, Công ty đã tiến hành đào tạo và đào tạo lại đội ngũ lao động của mình để có thể đáp ứng được những địi hỏi về trình độ, tay nghề trong hồn cảnh mới. Chỉ tính riêng năm 2011, Cơng ty đã mời và liên kết đào tạo tại chỗ cho hàng trăm lượt người. Nhưng bên cạnh đó thì vấn đề đánh giá hiệu quả của công tác đào tạo và sử dụng nhân lực sau đào tạo mới chỉ dừng lại ở việc xem xét những người được cử đi đào tạo đã tiếp thu, học hỏi được gì sau khóa học chứ chưa đánh giá hiệu quả giữa kinh phí đào tạo bỏ ra và lợi ích đạt được trong sản xuất kinh doanh.

Vì thực tế nhiều lao động được cử đi đào tạo chỉ là để giải quyết chính sách cho người lao động về vấn đề thu nhập vì khi đi học về họ sẽ được nâng lương do đã có bằng cấp, nhưng cơng việc và khối lượng công việc thay đổi không nhiều ngược lại chi phí nhân cơng của doanh nghiệp lại tăng so với trước, cơ chế chính sách đối với doanh nghiệp ở một khía cạnh nào đó chưa tối ưu hóa cơng tác đào tạo để nâng cao năng suất lao động.

3.4. Hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại Cơng ty đóng tàu Hạ Long 3.4.1. Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực theo qũy tiền lương

Trong quá trình hoạt động của Công ty, thông qua việc đầu tư dây chuyền công nghệ, tăng chất lượng sản phẩm, tăng doanh thu ... làm cho lợi nhuận của Cơng ty tăng lên. Qua đó, tiền lương và thu nhập bình quân của lao động qua 3 năm tăng lên đáng kể. Cụ thể thông qua bảng số liệu sau:

Bảng 3.8: Sử dụng nguồn nhân lực theo qũy tiền lƣơng và thu nhập

Chỉ tiêu ĐVT Năm So sánh TĐPTB Q 2009 2010 2011 2010/ 2009 2011/ 2010 Tổng tiền lương thực chi Tr.đ 190.000 195.000 200.000 102,63 102,56 102,60 Số lao động bình quân Người 5.241 5.050 4.391 96,35 86,95 91,65 Thu nhập bình quân Tr.đ/ Người/ Tháng 3,1 3,3 3,7 106,45 112,12 109,28

(Nguồn: Phòng TCKT - Cơng ty đóng tàu Hạ Long)

2.8 2.9 3 3.1 3.2 3.3 3.4 3.5 3.6 3.7 3.8 Năm 2009 Nă m 2 0 1 0 Nă m 2 0 1 1

Thu nhập bình qn của người lao động tăng nhưng khơng cao từ 3,1 triệu đồng/người/tháng (năm 2009) lên 3,7 triệu đồng/người/tháng (năm 2011), bình quân qua 3 năm tăng lên 9,28%. Tuy nhiên, với mức thu nhập này của người lao động so với một số đơn vị trong tập đoàn: C.ty đóng tàu Nam Triệu, thu nhập bình qn của lao động là 4,2 tr.đ/người/tháng; C.ty đóng tàu Bạch Đằng thu nhập bình quân của lao động là 3,9 Tr.đ/người/tháng, so với một số doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh thì vẫn cịn ở mức trung bình, nhất là Quảng Ninh là một tỉnh có ngành du lịch thì chỉ số giá tiêu dùng là rất cao, lên khó có thể thu hút được các lao động có trình độ chun mơn cao, nhiều kinh nghiệm về làm việc đặc biệt với nghề đóng tàu - một nghề vất vả và độc hại.

3.4.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng lao động theo ngành nghề đào tạo

Để đánh giá về hiệu quả sử dụng lao động theo đúng ngành nghề ta có bảng phân tích như sau:

Bảng 3.9: Cơ cấu lao động theo ngành nghề đào tạo năm 2011

Bộ phận năm 2011 Hiện có

Lao động làm

đúng ngành Lao động làm trái ngành

S.L % S.L %

A- KHỐI QUẢN LÝ GIÁN TIẾP 288 264 91,67 24 8,34

1.Ban Giám đốc 5 5 0,00 0 0,00

2.Phòng tổ chức lao động 15 15 0,00 0 0,00

3. Phịng tài chính kế tốn 18 18 0,00 0 0,00 4. Phịng hành chính tổng hợp 29 25 86,21 4 13,79

5. Phòng bảo vệ 60 50 88,33 10 16,67

6. Phòng kinh doanh đối ngoại 20 20 0,00 0 0,00 7. Phịng kỹ thuật cơng nghệ 35 33 94,28 2 5,71

8. Phòng Vật tư 33 30 90,9 3 9,09

9. Phòng KCS 32 31 96,87 1 3,12

10.Phòng kỹ thuật cơ điện 15 14 93,33 1 6,67

11. Phòng ATLĐ 11 10 90,9 1 9,09

12. Trường Mầm non 15 13 86,87 2 13,33

B-KHỐ 3.447 3.400 98,64 47 1,36 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(A+B) 3.735 3.664 97,63 71 1,9

Từ Bảng 3.9, ta thấy lao động của Cơng ty đóng tàu Hạ Long làm trái ngành nghề ở một số bộ phận vẫn rất nhiều. Điều này thể hiện đặc điểm của doanh nghiệp nhà nước trong quá trình hoạt động thường tuyển dụng và bố trí lao động vẫn dựa nhiều vào các mối quan hệ và con em trong ngành sẽ được ưu tiên tuyển dụng mặc dù có thể người đó khơng được đào tạo đúng nghề mình đang đảm nhận.

Ngồi ra, sau khi thành lập một số bộ phận có thể sử dụng lao động có trình độ khơng cao như Phịng bảo vệ, bộ phận phục vụ thường tuyển dụng các con em hoặc người quen biết trong ngành dẫn đến tỷ lệ lao động làm việc trái ngành trong các bộ phận này rất lớn.

Hoặc một số bộ phận như Phịng kỹ thuật cơng nghệ, Phịng hành chính tổng hợp, vẫn có một tỷ lệ lớn lao động làm việc trái ngành. Nó có ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của đơn vị, đồng thời gây lãng phí lao động trong q trình sử dụng nguồn nhân lực và khơng khuyến khích cho các lao động giỏi.

3.4.3. Hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực theo tỷ lệ phân chia nguồn nhân lực

Việc phân chia nguồn nhân lực có phù hợp hay không là rất quan trọng trong quản trị nhân lực, nó ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập bình quân của người lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp, ta có bảng phân tích số liệu sau:

Bảng 3.10: Bảng tổng hợp phân loại lao động năm 2011

TT Loại lao động Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%)

I Lao động quản lý 495 13,25

1 Lao động quản lý (từ cấp trưởng phó, phịng trở lên) 105 2,81

2 Chuyên viên 295 7,89

3 Nhân viên nghiệp vụ 95 2,54

II Lao động sản xuất 3.240 86,75

1 Nhân viên kỹ thuật 35 0,98

2 Công nhân phục vụ 645 17,27

3 Công nhân sản xuất 2.560 68,54

Tổng cộng 3.735 100

Từ Bảng 3.9, ta thấy việc phân chia nguồn nhân lực của Cơng ty đóng tàu Hạ Long giữa lao động quản lý và lao động sản xuất trực tiếp tương đối hợp lý: lao động quản lý chiếm 13,25% trong khi đó lao động sản xuất chiếm 86,75%. Tuy nhiên một số công việc như công nhân phục vụ, nhân viên nghiệp vụ vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Đây là do một số lao động trước đây được tuyển dụng nhưng không đáp ứng được yêu cầu của công việc và các công nhân đã nhiều tuổi khơng cịn đủ sức khoẻ và chuyên môn, số lượng lao động này phải điều động làm công việc mới.

3.5. Đánh giá chung về tình hình sử dụng nguồn nhân lực tại cơng ty đóng tàu Hạ Long

3.5.1. Những kết quả đã đạt được

Do khơng có chỉ tiêu cụ thể nào có thể đánh giá bao quát được hết hiệu quả sử dụng lao động nên ngồi các chỉ tiêu đã nêu trên, ta có thể dựa vào việc phân tích các nội dụng của cơng tác quản lý nguồn nhân lực ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng lao động để thấy rõ hơn về hiệu quả sử dụng lao động. Dưới đây là những nhận định chung nhất về tình hình sử dụng lao động:

Người lao động của Cơng ty đóng tàu Hạ Long khơng ngừng được đào tạo nâng cao trình độ tay nghề, tích luỹ kinh nghiệm. Với bản tính ham học hỏi, người lao động đã nắm bắt được các kỹ năng, công nghệ mới để làm việc và ngày càng nâng cao tính chuyên nghiệp trong lao động sản xuất.

Người lao động được đảm bảo mức thu nhập bình quân cao trong mặt bằng thu nhập chung của xã hội và chế độ phúc lợi khác cho người lao động như trợ cấp, chế độ đào tạo cho con em trong ngành, các chương trình nghỉ mát, các phong trào thi đua, hoạt động đoàn thể. Người lao động đã góp phần tích cực vào hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị tạo doanh thu và lợi nhuận cao.

3.5.2. Những tồn tại cần giải quyết

Ngồi những kết quả đã đạt được trên, thì Cơng ty đóng tàu Hạ Long cũng cịn đang tồn tại và hạn chế trong quá trình sử dụng nguồn nhân lực như sau:

- Năng suất lao động vẫn thấp hơn năng suất lao động của các đơn vị khác trong Tập đoàn.

- Hệ thống trả lương, trả thưởng chưa tạo động lực cho người lao động trong hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày chưa thực hiện được các chính sách duy trì và thu hút các lao động giỏi về làm việc. Việc trả lương, trả thưởng cho người lao động cịn mang tính chất cào bằng, giữa các chức danh cơng việc trong thang bảng lương khơng có sự phân biệt rõ ràng về yêu cầu trình độ, kinh nghiệm làm việc (chênh lệch mức lương giữa công nhân với kỹ sư, hoặc người quản lý không nhiều) nên hệ thống thang bảng lương hiện tại chỉ có ý nghĩa trong việc thu hút công nhân, lao động giản đơn.

- Chính sách tuyển dụng của Cơng ty đón tàu Hạ Long hiện đang được thực hiện một cách rất thụ động, khơng có chiến lược lâu dài về nguồn nhân lực như chính sách thu hút và duy trì các lao động có trình độ chun mơn cao.

- Cơng tác đào tạo nguồn nhân lực được thực hiện chủ yếu theo yêu cầu của các bộ phận chứ chưa có chiến lược đào tạo, phát triển nguồn nhân lực rõ ràng, chưa xác định được hiệu quả đào tạo.

- Công tác tuyển dụng chưa được rộng rãi lên chưa thu hút được người lao động thể hiện ở việc khơng hồn thành kế hoạch tuyển dụng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Việc bố trí lao động khơng đúng ngành nghề vẫn cao. - Sự chênh lệch lao động giữa nam và nữ là quá lớn

- Một số bộ phận vẫn có sự dư thừa lao động và chưa có kế hoạch đào tạo, điều động hoặc giải quyết chế độ cho các lao động này.

Như vậy, có thể thấy ngồi những kết quả đã đạt được trong cơng tác quản lý sử dụng nguồn nhân lực vẫn còn rất nhiều tồn tại mà Cơng ty đóng tàu Hạ Long cần phải thực hiện mạnh mẽ và kiên quyết thì mới có thể xây dựng được lực lượng lao động đáp ứng yêu cầu cạnh tranh trong xu thế hội nhập ngày càng cao.

CHƢƠNG 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CƠNG TY ĐĨNG TÀU HẠ LONG 4.1. Phƣơng hƣớng và mục tiêu hoạt động kinh doanh của cơng ty đóng tàu Hạ Long trong thời gian tới

4.1.1. Phương hướng kinh doanh

Do chịu ảnh hưởng rất lớn của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới tác động tới sản lượng vận tải hàng hóa bằng đường biển và giá cước vận tải suy giảm rõ rệt, sự khủng hoảng của Tập đồn cơng nghiệp tàu thủy Việt Nam đã làm cấu trúc của ngành đóng tàu thay đổi, mặc dù có những sự biến động lớn này, nhưng quan điểm của Đảng và nhà nước vẫn giữ ngành đóng tàu Việt Nam là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn. Đây cũng là thách thức, một thời cơ, một cơ hội lớn nếu Cơng ty đóng tàu Hạ Long bứt nên được trong chương trình tái cơ cấu của chính phủ cũng như của tập đồn cơng nghiệp tàu thủy Việt Nam.

Mặt khác do tình hình chung của ngành đóng tàu trên thế giới địi hỏi Cơng ty phải gia nhập vào chuỗi đóng tàu thế giới hoặc phải tạo thành một chuỗi của ngành đóng tàu Việt Nam, trong đó đóng tàu Hạ Long phải là một phần quan trọng của chuỗi này.

Cho nên, việc phát triển Cơng ty đóng tàu Hạ Long dựa trên chương trình tái cơ cấu của Chính phủ, cơ sở các Quy hoạch phát triển của Bộ giao thông vận tải, của Tập đồn cơng nghiệp tàu thủy Việt Nam đối với ngành đóng tàu Việt Nam nói chung và Cơng ty đóng tàu Hạ Long nói riêng đến năm 2020. Ngành đóng tàu phụ thuộc chung vào sản lượng hàng hóa vận tải bằng đường biển nội địa và Quốc tế nên cần có một tầm nhìn chiến lược dựa trên một số dự báo:

- Xu hướng phát triển kinh tế các nước trong khu vực và trên thế giới. - Những thay đổi về cơng nghệ cao của ngành đóng tàu trên thế giới. - Nhu cầu về sản sản lượng đóng mới tàu biển của thế giới theo phân khúc của chủng loại tàu như: tàu chở hàng rời; tàu chở container; tàu chở dầu; tàu chở khí hóa lỏng...với quy mơ khác nhau.

- Sản lượng vận tải hàng hóa của thế giới bằng đường biển tăng hay giảm.

- Lựa chọn được thiết kế tốt, phù hợp với nhu cầu khách hàng, có quá trình triển khai tốt, kiểm sốt tốt chất lượng, đảm bảo tiến độ giao hàng và giá cả phù hợp, tận dụng lợi thế nhân cơng ở cả 2 góc độ: giá rẻ và có kỹ thuật, tay nghề khéo léo để tạo ra lợi thế cạnh tranh.

Trong đó xu hướng sự phát triển nền kinh tế Tỉnh Quảng Ninh là dịch chuyển sang tăng trưởng xanh hay nói cách khác là tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp du lịch - dịch vụ lên so với các ngành khác, điều này cho thấy Cơng ty đóng tàu Hạ Long cũng phải áp dụng những chiến lược mới phù hợp với chương trình, mục tiêu phát triển chung của tỉnh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng, nâng cao chất lượng dịch vụ, từng bước áp dụng công nghệ mới và kỹ thuật hiện đại. Phát triển đi đôi với quản lý và khai thác có hiệu quả, ổn định, bền vững và lâu dài.

4.1.2. Mục tiêu phát triển kinh doanh

Dự báo những khó khăn tiếp đối với nền kinh tế thế giới, Việt Nam, của tập đồn là rất nhiều khó khăn và thách thức trong tiến trình tái cơ cấu của Chính phủ, của tập đồn Cơng ty đóng tàu Hạ Long đang áp dụng mọi biện pháp tái cơ cấu nhằm:

- Thiết kế những con tàu phù hợp với môi trường xanh, tiết kiệm và quản lý tốt chi phí đầu vào trong sản xuất để tạo lợi thế cạnh tranh của giá thành đầu ra của sản phẩm.

- Tiết kiệm ngay từ việc thiết kế để sao cho khi khách hàng sử dụng sản phẩm tàu của mình họ có thể tiết kiệm được các chi phí, có như vậy mới tạo ra sự hấp dẫn cho khách hàng khi mua sản phẩm của mình.

- Củng cố sản xuất và giữ vững thương hiệu đối với khách hàng trong và ngoài nước.

- Quản lý tốt tiến độ và qui trình giám sát chất lượng sản phẩm, thiết lập cao hơn nữa kỷ cương lao động trong sản xuất.

- Đưa vấn đề vệ sinh công nghiệp vào nề nếp, ổn định đời sống tinh thần, nâng cao thu nhập cho người lao động.

Có thể một số đơn vị đóng tàu trong Tập đồn cơng nghiệp tàu thủy Việt Nam hoạt động chưa hiệu quả, nhưng đối với Công ty đóng tàu Hạ Long vẫn phát triển trên cơ sở tái cơ cấu sản xuất, tái cơ cấu nguồn nhân lực, hợp tác hiệu quả với các đối tác trên nhiều lĩnh vực của ngành đóng tàu trong nước và trên thế giới như: Tập đoàn Damen của Hà Lan; Tập đoàn Thorzesen Thái Lan; Nhật Bản; Hàn Quốc …

4.2. Định hƣớng và mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực đến năm 2020

Xem nguồn nhân lực có chất lượng và nâng cao hiệu quả nguồn nhân

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đóng tàu Hạ Long (Trang 70)