NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NHÂN CÁCH CHỦ YỂU CỦA LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG

Một phần của tài liệu Bài giảng môn tâm lý học chuyên ngành sư phạm (Trang 30 - 35)

CHƯƠNG II TÂM LÝ HỌC LỨA TUỔI HỌC SINH

3.NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NHÂN CÁCH CHỦ YỂU CỦA LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG

được hồn thiện dần trong q trình học tập. Càng lên các lớp cuối cấp, năng lực trí tuệ ngày càng phát triển. Điều này tạo cơ hội cho khả năng tư duy độc lập, tư duy khái quát hoá, tư duy sáng tạo, chuẩn bị cho việc học lên cao, học nghề và vào đời của các em.

3. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NHÂN CÁCH CHỦ YỂU CỦA LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HỌC PHỔ THÔNG

Do sự phát triển thể lực, sự hồn thiện về trí tuệ cũng như tính xã hội hố ngày càng cao, nhân cách của lứa tuổi học sinh trung học phổ thơng có những nét phát triển mới, khác về chất so với trước. Sau đây là những đặc điểm nhân cách nổi bật của lứa tuổi này.

3.1. Sự phát triển của tự ý thức

Sự phát triển tự ý thức là một đặc điểm nổi bật trong sự phát triển nhân cách của thanh niên mới lớn, nó có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển tâm lý của lứa tuổi thanh niên. Sự phát triển tự ý

- Hình ảnh về thân thể là một thành tố quan trọng của sự tự ý thức ở thanh niên mới lớn. Từ tuổi thiếu niên, các em đã bắt đầu tri giác những đặc điểm cơ thể bản thân, nhưng sang tuổi đầu thanh niên các em đánh giá về những đặc điểm đó một cách tỉ mỉ và nghiêm khắc. Các em thường khơng hài lịng về chiều cao (quá cao hay quá thấp) và vóc dáng có thể (quá gầy hay quá béo). Các em thường mơ ước có được hình ảnh bên ngồi giống như những thần tượng của mình. Điều này khiến khơng ít thanh niên mới lớn gặp những bi kịch về tiêu chuẩn hình thức mà người lớn xung quanh ít quan tâm.

- Sự phát triển tự ý thức của thanh niên mới lớn diễn ra mạnh mẽ, sôi nổi và có đặc thù riêng. Các em có nhu cầu tìm hiểu và đánh giá những đặc điểm tâm lý của mình theo quan điểm về mục đích cuộc sống và hồi bão của mình. Điều này khiến các em quan tâm sâu sắc tới đời sống tâm lý, phẩm chất nhân cách và năng lực riêng.

- Sự tự ý thức của thanh niên mới lớn xuất phát từ yêu cầu cuộc sống và hoạt động hàng ngày. Chính địa vị mới mẻ trong tập thể và những quan hệ mới với thế giới xung quanh buộc thanh niên mới lớn phải ý thức được những đặc điểm nhân cách của mình.

- Nội dung tự ý thức của lứa tuổi này cũng khá phức tạp. Các em không chỉ nhận thức về cái tôi hiện tại của mình như thiếu niên mà cịn nhận thức về vị trí của mình trong xã hội và tương lai. Phạm vi của tự ý thức cũng được mở rộng, các phẩm chất bên trong được nhận thức chậm hơn những đặc điểm bên ngoài và các em coi trọng những phẩm chất bên trong. - Lứa tuổi này ý thức rõ ràng hơn về cá tính của mình, về những khác biệt của mình so với

người khác. Các em có thể hiểu rõ những phẩm chất phức tạp biểu hiện mối quan hệ nhiều mặt của nhân cách như lịng tự trọng, tình cảm nghĩa vụ, tinh thần trách nhiệm …

- Thanh niên mới lớn khơng chỉ có khuynh hướng độc lập khi đánh giá những cử chỉ, hành vi riêng lẻ, phẩm chất nhân cách của cá nhân mà còn của người khác.

- Tuy nhiên, thanh niên mới lớn thường cường điệu khi tự đánh giá. Hoặc các em đánh giá thấp cái tích cực, tập trung phê phán cái tiêu cực; hoặc đánh giá quá cao nhân cách của mình, tự cao, tự đại coi thường nhân cách của người khác.

- Ở thanh niên mới lớn, nhu cầu tự giáo dục cũng được phát triển. Tự giáo dục ở các em không chỉ hướng vào việc khắc phục một số thiếu sót trong hành vi hay phát huy hết những nét tốt đẹp nào đó, mà cịn hướng vào việc hình thành nhân cách nói chung phù hợp với quan điểm khái quát đang được hình thành ở các em. Tự giáo dục là thực sự cần thiết đối với thanh niên mới lớn, nó làm cho vị trí của các em thay đổi: các en từ chỗ là đối tượng của giáo dục dần trở thành vừa là đối tượng, vừa là chủ thể của giáo dục.

Những đặc điểm trên đây cho thấy lứa tuổi thanh niên mới lớn có sự phát triển manh về sự tự ý thức. Biểu hiện đặc trưng là thanh niên nhận thức được những đặc điểm và những phẩm chất của mình trong xã hội, trong cộng đồng. Ở mức cao hơn, đó là khả năng tự đánh giá, tự giáo dục bản thân theo những chuẩn mực của xã hội trên bình diện thể chất, tâm lý và đạo đức.

3.2. Sự hình thành thế giới quan

Thế giới quan là hệ thống quan điểm về tự nhiên, xã hội, các nguyên tắc quy tắc cư xử và định hướng giá trị của con người. Nó có ý nghĩa chỉ đạo đối với hoạt động, hành động, cách ứng xử của cá nhân trong những hoàn cảnh và điều kiện cụ thể.

Ở lứa tuổi này, do có sự tích luỹ một hệ thống kiến thức, kỹ năng, lối sống, hành vi …, do có sự phát triển tương đối cao về mặt trí tuệ nên các em đã hiểu được và hệ thống hoá những khái niệm trừu tượng, những quy luật trong tự nhiên, xã hội. Ngồi ra, các em cịn có nhu cầu đưa những tiêu chuẩn, những nguyên tắc hành vi vào một hệ thống hồn chỉnh để từ đó hình thành hệ thống quan điểm riêng. Trên có sở hệ thống quan điểm riêng này, thanh niên mới lớn không chỉ hiểu về thế giới khách quan mà còn đánh giá được nó, xác định được thái độ của mình đối với thế giới.

Sự hình thành thế giới quan ở lứa tuổi học sinh trung học phổ thông được thể hiện ở tính tích cực nhận thức. Học sinh trung học có sự phát triển hứng thú nhận thức đối với những vấn đề thuộc nguyên tắc chung nhất của vũ trụ, những quy luật phổ biến của tự nhiên, xã hội và sự tồn tại xã hội loài người … Các em cũng xây dựng cho mình quan điểm riêng đối với vấn đề xã hội, chính trị, tư tưởng, khoa học. Bên cạnh đó, lứa tuổi này cũng quan tâm tới mối quan hệ giữa con người với con người, vai trò của con người trong lịch sử, quan hệ giữa nghĩa vụ và tình cảm … Vấn đề ý nghĩa của cuộc sống chiếm vị trí trung tâm trong suy nghĩ của các em. Nhìn chung, các em có khuynh hướng sống một cuộc sống tích cực vì xã hội, muốn mang lại lợi ích cho người khác. Ở đây, các môn học trong trường phổ thông giúp các em xây dựng được thế giới quan tích cực về tự nhiện, xã hội.

Một vấn đề quan trọng cần bàn tới trong thế giới quan của học sinh trung học phổ thông là việc chọn vị trí xã hội tương lai cho bản thân và phương thức đạt đến vị trí xã hội ấy. Các em có nhiệm vụ quan trọng là xác định đường đời, mà trước hết là việc lựa chọn nghề một cách có ý thức. Việc lựa chọn nghề bao gồm hai thành tố chủ yếu là lựa chọn một nghề cụ thể và xác định trình độ chuyên mơn của lao động tương lai.

Cách nhìn nhận về tự nhiên, xã hội, con người của thanh niên mới lớn giúp các em có những lý giải đối với các hiện tượng trong cuộc sống cũng như bản thân mình. Song có khá nhiều câu hỏi trong thực tế vượt quá khả năng thậm chí đi ngược lại những hiểu biết hiện có của các em. Gặp những trường hợp như vậy, các em thường lúng túng, hoang mang, thất vọng khi tìm lời giải đáp. Với lứa tuổi này, cha mẹ và giáo viên giảng dạy bộ môn nên là những người bạn lớn tuổi để giúp các em có được hệ thống quan điểm đúng đắn và bản lĩnh vững vàng để vượt qua những trở ngại khó khăn mà các em gặp phải trên con đường hồn thiện nhân cách của mình.

3.3. Giao tiếp và đời sống tình cảm

được phát triển về mặt chất lượng. Trong đó nổi bật nhất là mức độ ngày càng bình đẳng, độc lập trong giao tiếp với người lớn và bạn bè cùng độ tuổi. Đây là một trong những yếu tố rất quan trọng để tạo nên sự phát triển nhân cách của thanh niên mới lớn.

3.3.1. Giao tiếp trong nhóm bạn

Tuổi học sinh trung học phổ thông là lứa tuổi mang tính chất tập thể nhất. Điều quan trọng đối với các em là được sinh hoạt với các bạn cùng tuổi, là cảm thấy mình cần cho nhóm, có uy tín, có vị trí nhất định trong nhóm.

Ở lứa tuổi này, quan hệ với bạn cùng tuổi chiếm vị trí hơn hẳn so với quan hệ với người lớn tuổi hơn hoặc ít tuổi hơn. Điều này là do các em mong muốn có được vị trí bình đẳng hơn trong cuộc sống chí phối. Cùng với sự trưởng thành về nhiều mặt, quan hệ dựa dẫm, phụ thuộc vào cha mẹ dần dần được thay thế bằng quan hệ bình đẳng, tự lập. Trong quan hệ giao tiếp với bạn bè và cha mẹ, lứa tuổi này hướng vào bạn bè nhiều hơn là vào cha mẹ. Song, khi bàn tới việc chọn nghề, thế giới quan, giá trị đạo đức thì ảnh hưởng của cha mẹ đối với các em lại mạnh hơn rõ rệt. Do mở rộng các mối quan hệ, lứa tuổi này cũng tham gia vào nhiều nhóm bạn khác nhau. Trong quá trình tham gia các nhóm bạn đó, các em sẽ hình thành cho mình hệ thống quan điểm, định hướng giá trị, vai trò của bản thân trong xã hội khác nhau. Vì vậy, gia đình và nhà trường cần lưu ý tới các mối quan hệ này để kịp thời có sự định hướng đúng đắn đối với sự phát triển của các em.

3.3.2. Đời sống tình cảm

Đời sống tình cảm của học sinh trung học phổ thơng rất phong phú và đa dạng, có thái độ xúc cảm đối với các mặt khác nhau của đời sống. Đặc điểm này được thể hiện rõ nhất trong tình bạn của các em.

Với học sinh trung học phổ thơng nhu cầu tình bạn tâm tình cá nhân được tăng lên rõ rệt. Các em có yêu cầu cao hơn đối với bạn (có sự chân thật, lòng vị tha, sự tin tưởng, sẵn sàng giúp đỡ nhau …). Lứa tuổi này xem tình bạn là mối quan hệ quan trọng nhất của con người. Tình bạn của các em mang màu sắc xúc cảm nhiều hơn và các em nhạy cảm hơn trong quan hệ với bạn. Việc chọn bạn của các em thường không dừng lại ở mức cảm tính, bề ngồi mà có căn cứ về hứng thú, sự đồng cảm, lối sống, điều kiện, hồn cảnh… Tình bạn ở lứa tuổi này rất bền vững và có khi kéo dài đến suốt cuộc đời.

Ở lứa tuổi thanh niên mới lớn các em cũng bắt đầu bộc lộ rõ những tình cảm đạo đức như khâm phục, kính trọng những con người dũng cảm, kiên cường, coi trọng giái trị đạo đức cũng như lương tâm. Các em có mong muốn làm được những điều có ích cho bạn bè, gia đình và thầy cơ giáo. Những tình cảm cao đẹp khác về trí tuệ, thẩm mỹ cũng được hình thành một cách khá sâu sắc.

Một loại tình cảm rất đặc trưng cũng xuất hiện ở độ tuổi này là tình yêu nam nữ. Rất dễ quan sát thấy những biểu hiện của sự phải lịng, thậm chí xuất hiện những mối tình đầu lãng mạng.

Những biểu hiện của loại tình cảm này nhìn chung rất phức tạp và khơng đồng đều. Những nghiên cứu về giới tính cho thấy, các em gái bộc lộ tình cảm này sớm hơn, ít lúng hơn, ít gặp xung đột hơn so với các em trai. Sự khơng đồng đều cịn thể hiện ở chỗ trong khi một số em bộc lộ mạnh mẽ nhu cầu đối với người khác giới thì nhiều em vẫn tỏ ra thờ ơ. Điều này không chỉ phụ thuộc vào yếu tố phát dục, trưởng thành mà còn phụ thuộc vào kế hoạch đường đời của mỗi cá nhân, phụ thuộc vào điều kiện giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, sự phát triển đầy đủ về mặt sinh lý, tình dục ở lứa tuổi này đã đi trước một bước so với sự trưởng thành về tâm lý, xã hội và kinh nghiệm sống. Do đó, những điều kiện cần và đủ cho việc đi vào cuộc sống tình yêu nam nữ ở độ tuổi này chưa được hội tụ. Điều này cũng giải thích tại sao nhiều mối tình đầu ở giai đoạn này dễ bị tan vỡ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trước những tình cảm này của các em, cha mẹ và thầy cô giáo nên thấy rằng đây là hiện tượng phù hợp với quy luật phát triển tâm lý lứa tuổi. Trong bất cứ trường hợp nào người lớn cũng không nên can thiệp thơ bạo mà nên có thái độ tế nhị, trân trọng với tình cảm này, đồng thời hướng nghị lực, sự chú ý của các em tới hoạt động học tập và các hoạt động tập thể khác.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Từ việc phân tích những đặc điểm cơ bản về sự phát triển thể chất của lứa tuổi học sinh trung học phổ thông, hãy nêu lên sự ảnh hưởng của nó đối với sự phát triển tâm lý của lứa tuổi này. 2. Vị trí của thanh niên mới lớn trong gia đình và xã hội có thay đổi như thế nào so với các lứa tuổi trước ?

3. Trình bày những đặc điểm nổi bật trong sự phát triển trí tuệ của học sinh trung học phổ thơng. 4. Phân tích những đặc điểm nổi bật của sự phát triển tự ý thức ở lứa tuổi học sinh trung học phổ thông .

5. Sự hình thành thế giới quan của lứa tuổi học sinh trung học phổ thông diễn ra như thế nào? 6. Tại sao nói tuổi đầu thanh niên là lứa tuổi mang tính chất tập thể nhất ?

7. Bạn bè có vai trị như thế nào đối với lứa tuổi học sinh trung học phổ thơng?

8. Trình bày những đặc điểm nổi bật trong đời sống tình cảm của lứa tuổi học sinh trung học phổ thông ?

9. Mối tình đầu của lứa tuổi đầu thanh niên có đặc điểm gì ? Cha mẹ với giáo viên cần có thái độ như thế nào khi tình u xuất hiện ở lứa tuổi này ?

10. Sự lựa chọn nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thơng có những đặc điểm gì? Cha mẹ và giáo viên có vai trị nhưng thế nào đối với việc định hướng chọn nghề cho lứa tuổi này ?

Một phần của tài liệu Bài giảng môn tâm lý học chuyên ngành sư phạm (Trang 30 - 35)