VẤN ĐỀ THẨM MỸ HỌC TRONG LAO ĐỘNG

Một phần của tài liệu Bài giảng môn tâm lý học chuyên ngành sư phạm (Trang 91 - 98)

CHƯƠNG II NHỮNG VẤN ĐỀ TÂM LÝ HỌC CỦA VIỆC TỔ CHỨC

3. VẤN ĐỀ THẨM MỸ HỌC TRONG LAO ĐỘNG

Trong việc tổ chức quá trình lao động một cách hợp lý, việc hợp lý hoá chế độ lao động và nghỉ ngơi giữ vai trò rất quan trọng, nhưng hồn tồn khơng phải là biện pháp duy nhất. Việc đưa yếu tố thẩm mỹ vào sản xuất cũng là một biện pháp có hiệu quả lớn nhằm hạ thấp sự mệt mỏi và nâng cao năng suất lao động.

Trong các yếu tố thẩm mỹ học được đưa vào trong lao động, người ta hay chú ý nhiều tới màu sắc và âm nhạc.

3.1. Màu sắc

Các cơng trình nghiên cứu sinh lý học và tâm lý học hiện đại cho thấy, con người thu nhận một khối lượng các ấn tượng nhiều nhất qua cơ quan thị giác. Vì vậy, việc thẩm mỹ hố mơi trường xung quan con người phải được thực hiện làm sao để có thể tác động trước hết tới tâm lý con người qua việc tri giác nhìn.

Ảnh hưởng của màu sắc tới cơ thể con người

Mầu sắc là một trong những phương tiện gây tác động xúc cảm đến con người mạnh nhất. Từ lâu, người ta đã thấy được sự tác động của màu sắc đến sinh lý và tâm lý con người. Từ năm 1910, A.Stein đã chú ý ảnh hưởng gây trương lực chung của một số mầu sắc ( màu đỏ, màu da cam …) tới cơ thể con người. Sau này, người ta thấy rằng sản lương làm ra dưới sự chiếu sáng của màu xanh lá cây lớn hơn so với chiếu sáng bằng màu đỏ.

¾ Màu sắc ảnh hưởng tới các chức năng sinh lý

Ánh sáng có màu ảnh hưởng nhất định tới tốc độ của các phản ứng cảm giác vận động của con người (màu đỏ làm tăng các phản ứng đơn giản lên 1,4% và các phản ứng phức tạp lên 5-6%; màu xanh lá cây làm giảm nhẹ; màu tím làm giảm rõ rệt tốc độ của các phản ứng).

Nhiều cơng trình nghiên cứu cũng cho thấy độ lớn, thể tích, trọng lượng của đồ vật được xác định dưới ánh sáng màu đỏ sẽ kém chính xác hơn dưới ánh sáng màu lục lam. Tương tự, nếu môi trường màu lục lam làm tăng độ chính xác của việc thực hiện cơng việc thì màu đỏ lại tác động như là một vật kích thích làm tăng sự căng thẳng của bắp thịt.

Người ta thường nói đến những màu lùi xa, lại gần. Chẳng hạn, màu lam tạo cảm giác khơng gian được tăng rộng, nó tựa như lùi về phía sau, cịn mầu nâu thì người lại, tựa như nhơ ra

phía trước.

Về tác động tâm lý, màu sắc cũng có những màu nặng và màu nhẹ: những màu tối, sẫm thường tạo cảm giác nặng hơn so với các gam màu sáng.

Màu sắc có ảnh hưởng tới sự tri giác độ nóng và lạnh. Người ta phân biệt các màu nóng (đỏ, da cam, vàng …) gây nên ấn tượng về sự nòng và các màu lạnh (lam, chàm …) gây ấn tượng lạnh. Bằng những màu tương ứng, có thể làm thay đổi nhiệt độ trong phòng một phần nào, hơn nữa những thay đổi đó có thể là khá cơ bản đối với người lao động.

Màu sắc ảnh hưởng tới trạng thái tâm lý và tâm trạng của con người. Nhìn chung, con người thường có trạng thái vài tâm trạng tương ứng với cac màu sắc như vui, buồn, hoan hỉ, rầu rĩ. Màu sắc cũng có tác động chung tới hoạt động của con người. Một số màu như đỏ, vàng, cam thì kích thích, nâng cao hoạt tính của con người. Các màu tím, lam thì người lại làm cho con người trở nên trầm tĩnh, dẫn đến tính thụ động. Do đó, người ta thường nói đến những màu tích cực và màu tiêu cực. Một số màu khơng có thuộc tính ấy được xếp vào loại màu trung tính. Có ý kiến cho rằng, mức độ tác động kích thích của màu sắc tương ứng với thứ tự của 7 màu quang phổ mặt trời (đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím).

Các tác động tâm lý trên đây của màu sắc khác nhau được giải thích bằng đặc trưng của sự tác động đến con người của các sự vật và hiện tượng quên thuộc của hiện thực cùng với những màu sắc được đặc trưng cho chúng (màu đỏ được liên tưởng với màu của lửa và máu, màu da cam và vàng được liên tưởng với màu của mặt trời, màu lam - màu của bầu trời, màu lục - màu của cây cỏ …).

Như vậy, màu sắc không chỉ ảnh hưởng đến tình trạng sức khoẻ và sự cân bằng tâm sinh lý của con người mà còn ảnh hưởng tới những thành tích lao động cả về mặt số lượng lẫn mặt chất lượng.

Chức năng của màu sắc

Màu sắc có ý nghĩa rất quan trọng vì nó thực hiện nhiều chức năng khác nhau. Đó là: - Màu sắc tạo ra những điều kiện tối ưu cho tri giác nhìn.

- Tạo ra những điều kiện tối ưu cho hoạt động lao động. - Làm sạch sẽ phịnglàm việc.

- Góp phần nâng cao an toàn lao động. Sử dụng báo hiệu bằng màu sắc là một trong những phương tiện của kỹ thuật an toàn lao động.

- Làm giảm sự tác động khơng có lợi của các nhân tố thuộc môi trường vật lý như nhiệt độ, độ ẩm, độ sạch của khơng khí …

- Hạ thấp phần nào tác động không thuận lợi của tiếng ồn. - Có ảnh hưởng tích cực tới tâm trạng của cơng nhân.

Để tạo ra một mơi trường màu sắc tối ưu cho chỗ làm việc, cần lưu ý đến một

- Các màu có sự khác nhau rất lớn về sự phản chiếu, vì vậy để có được một ánh sáng đồng đều thì hệ số phản chiếu nên là 70-80% đối với trần nhà, 50-60% đối với tường xung quanh, 50-60% đối với đồ gỗ và máy móc, 30-40% đối với tấm lát sàn.

- Đối với những bức tường phía trong của phịng làm việc nên sử dụng những màu khơng làm phân tá chú ý và giữ đướcạch (màu ghi, màu ve xanh).

- Nên sử dụng những gam màu nóng (màu kem, màu hồng) cho những phịng lạnh và gam màu lạnh (xanh) cho những phòng bị làm nóng.

- Các màu của tường phịng làm việc và màu của máy nên tương phản nhau. Ví dụ:

Tường Máy

Màu vàng nhạt Màu lục nhạt Màu kem, màu be Màu lam nhạt

- Máy móc phải được chiếu sáng như thế nào đó để những bộ phận quan trọng phải được nhìn thấy rõ nhất.

- Máy phải được sơn những màu khác nhau: bọ phận động cơ, sắc cạnh, nguy hiểm sơn màu đỏ, vàng, da cam còn thân máy sơn màu ghi, xanh hoặc lam sáng.

- Các bộ phận điều khiển phải được mã hoá bằng màu sắc để dễ phân biệt và dễ đồng nhất. - Trong những phân xưởng tự động hoá người ta yêu cầu nên sử dụng màu nóng để giữ mức

độ cảnh giác, đối với tường và nền nhà nên sơn màu vàng nhạt ở các gam màu khác nhau kết hợp với các yếu tố trang trí màu da cam. Máy và các bảng điều khiển sơn màu lục – lam vì đây là một màu bão hồ có hệ số phản chiếu từ 50-60%, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân biệt. Ở bảng điều khiển, màu sắc truyền thông tin bằng các bóng đèn hiệu, người ta đặt ra một số yêu cầu sau:

o Đối với những thao tác yêu cầu tốc độ tri giác lớn sẽ sử dụng các tín hiệu màu đỏ, vàng, da cam.

o Đối với những thao tác yêu cầu một giai đoạn tiềm tàng lớn hơn sẽ sử dụng các tín hiệu màu lục, lam.

o Phân nhóm theo từng khu vực cho các tín hiệu bằng ánh sáng ở khoảng cách phù hợp để tránh sự chống chéo của các vùng nhầm lẫn màu sắc.

o Thời gian xuất hiện của các tín hiệu màu tuỳ thuộc vào chỉ số tính dễ nhìn thấy của màu. Chẳng hạn, một tín hiệu có ánh sáng màu vàng sẽ có thời gian xuất hiện ngắn hơn, cịn tín hiệu màu lam hay màu đỏ sẽ có thời gian xuất hiện dài hơn.

o Để nhằm làm tăng trí nhớ và sự chú ý qua đó góp phần ngăn ngừa các tai nạn lao động đối với các ống dẫn, người ta sử dụng một mã màu sắc: ống dẫn nước có màu ghi hoặc màu đen, ống dẫn ga và dẫn các dung dịch có độc hai hố chất

sơn màu vàng, ống dẫn ga và chất nổ sơn màu đỏ, ống dẫn nhiêu liệu lỏng sơn màu lam.

Việc áp dụng một cách đúng đắn các màu chức năng tại nơi làm việc sẽ tạo ra một trạng thái thuận tiện về mặt tri giác và tâm lý. Điều đó sẽ góp phần làm giảm hiện tượng mệt mỏi sớm và tăng năng suất lao động.

Bảng các hiệu ứng, tương quan phản chiếu và ý nghĩa của các màu

Màu Hiệu ứng sinh lý Hiệu ứng tâm lý Hệ số phản chiếu của

ánh sáng

Ý nghĩa trong công việc

Đỏ Tăng huyết áp; Tăng trương lực cơ; Tăng hơ hấp. Màu nóng; Kích thích; Cảm giác gần; Khơng n tĩnh. 13% Nguy hiểm bức xạ: Năng lượng nguyên tử; cháy; dừng lại. Da

cam

Tăng nhịp tim; Giữ huyết áp; Tạo điều kiện thuận lợi tiết dịch dạ dày.

Màu rất nóng; Cảm giác rất gần; Kích thích; Hoạt hố.

25% Nguy hiểm gắn với nhiệt độ cao: Thông báo chú ý-nguy hiểm. Vàng Ảnh hưởng đến chức

năng bình thường của hệ thống tim mạch; thần kinh mắt và thần kinh.

Màu rất nóng; Vui; Năng động; Cảm giác gần.

75% Nguy hiểm cơ học; Sơn những vật sắc nhọn; Sơn động cơ máy; Sơn các điểm nguy hiểm; Thông báo chú ý,

Lục Giảm huyết áp; buồn ngủ.

Màu rất lạnh; Rất trầm; Cảm giác xa.

52% Màu an tồn; Thơng báo an toàn.

Lam Giảm huyết áp; Giảm trương lực cơ; Giảm hô hấp và nhịp tim.

Màu lạnh; Nghỉ ngơi; trầm; Cảm giác xa nếu quá sẽ dẫn đến trầm uất.

35% Tạm thời không nguy hiểm; Thông báo cho

phép cầm nhưng cần

chú ý. Tím Tăng độ chịu đựng về tim

mạch; Tăng độ chịu đựng của phổi. Màu lạnh; Kích thích; Khơng n tĩnh; Cảm giác gần rất mạnh. -

3.2. Âm nhạc

Ảnh hưởng thuận lợi của nhịp điệu và âm nhạc đến trạng thái và hoạt động lao động của con người đã được biết đến từ rất lâu. Những người Ai Cập và Hy Lạp cổ đại đã sử dụng âm nhạc như là một phương tiện chữa bệnh và gây trương lực để nâng cao tinh thầm và tâm trạng củ bệnh nhânh. Trong nền nghệ thuật của các dân tọc trên thế giới đề có một khối lượng phong phú các bài ca lao động, các điệu hò, câu hò … trong lao động.

Âm nhạc có tác động tới con người ở 2 mặt: tạo ra tâm trạng tốt (những xúc cảm tích cực), cũng như những nhịp điệu lao động cao và ổn định, điều này dẫn tới sự hạ thấp độ mệt mỏi trong lao động.

Vậy việc sử dụng âm nhạc trong lao động được tiến hành như thế nào ?

Số lần mở nhạc: Các kết quả nghiên cứu cho thấy phương pháp đưa nhỏ giọt các lần truyền

nhạc, tức là mở một số lần trong cả thời gian một ca sản xuất với những khoảng thời gian không kéo dài, đem lại kết quả tốt nhất. Thời gian chung của việc dùng nhạc không nhiều. Thời gian mở nhạc tốt nhất nên khác nhau đôi chút tuỳ theo tính chất của hoạt động lao động trong phịng mở nhạc và tính chất của việc truyền nhạc.

Tình chất, nhịp độ và âm độ của âm nhạc cũng khác nhau tuỳ theo tính chất của các động

tác lao động, trình độ hiểu biết âm nhạc, thị hiếu nghe nhạc của người lao động. Người ta xác định rằng, âm độ và tiết tấu (nhanh hay chậm) của nhạc cần phải được điều chỉnh tuỳ theo mức độ tập trung chú ý vào công việc của người lao động: khi cơng việc cịn địi hỏi sự tập trung chú ý cao thì âm độ của nhạc càng phải nhỏ đi và nhịp điệu càng phải thanh thản hơn. Khi sử dụng âm nhạc trong lao động sản xuất phải tính đến thị hiếu và trình độ hiểu biết âm nhạc của người la động trên cơ sở một cuộc điều tra được tổ chức trước đó với nội dung Anh (chị) thích bản nhạc nào?

Một điều cần lưu ý là khơng nên chọn những bài ca có lới vì nó địi hỏi người lao động phải chú ý để nghe rõ và hiểu được ý nghĩa của bài ca, do vậy sẽ mất tập trung vào công việc. Những tác phẩm có lời chỉ đưa vào cơng việc mà ở đó mức độ chú ý của người lao động không vượt quá 25%.

Nội dung các buổi truyền nhạc cần phải được luận phiên thay đổi vì cơ thể con người làm

quen rất nhanh với mọi loại kích thích, trong đó có kích thích âm nhạc và nhanh chóng ngừng phản ứng với những kích thích đó. Tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể mà quyết đinh tần số thay đổi chương trình âm nhạc, khơng nên dùng một bản nhạc nào đó đến 2 lần trong một tuần.

Trong một ngày làm việc, chương trình nhạc cũng cần được thay đổi. Bắt đầu buổi lao động, khi sức làm việc đang ở giai đoạn bắt tay vào cơng việc thì cần dùng loại nhạc có âm độ lớn, tiết tấu nhanh để người lao động dễ dàng bắt vào nhịp điệu của lao động; ở giai đoạn sức làm việc cao và ổn định cần để nhạc nhỏ và nhẹ nhàng hơn; còn ở giai đoạn sức làm việc bị giảm sút và bắt

đầu xuất hiện những dấu hiện của sự mệt mỏi thì cần loại nhạc sảng khối, giầu sinh khí, có nhịp độ nhanh.

Trong các giờ giải lao nên dùng loại nhạc sinh động, vui tươi trong đó có cả nhạc và lời. Đối với những giờ giải lao của ca chiều và ca đêm thì lại đặc biệt cần loại nhạc sảng khoái, tỉnh táo.

Các kết quả nghiên cứu và thực tiễn sử dụng âm nhạc trong lao động sản xuất đã cho thấy âm nhạc có tác dụng tốt đối với trạng thái tâm lý của người lao động dẫn đến chỗ hạ thấp sự mệt mỏi và nâng cao sức làm việc của họ. Âm nhạc còn làm tăng năng suất lao động trong khoảng từ 10-30% và nâng cao chất lượng sản phẩm. Các thí nghiệm cho thấy các phế phẩm giảm từ 9-13% trong một tháng và khi ngừng sử dụng nhạc trong một tuần lễ thì phế phẩm tăng từ 6-13%.

Tóm lại, việc sử dụng âm nhạc một cách hợp lý và khoa học có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động lao động sản xuất của con người.

CÂU HỎI ƠN TẬP

1. Phân tích ý nghĩa của tính đơn điệu trong sản xuất.

2. Nêu các biện pháp để ngăn ngừa tính đơn điệu trong sản xuất. 3. Phân tích quy luật diễn biến sức làm việc trong một ngày lao động.

4. Nêu những nguyên tắc chung của việc tổ chức chế độ lao động và ngỉ ngơi. 5. Trình bày vấn đề sự mệt mỏi và nêu ý nghĩa của việc tổ chức các giờ giải lao. 6. Phân tích vai trò của màu sắc trong lao động snr xuất.

7. Phân tích vai trị của âm nhạc trong lao động sản xuất.

Một phần của tài liệu Bài giảng môn tâm lý học chuyên ngành sư phạm (Trang 91 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)