TÂM LÝ HỌC SƯ PHẠM

Một phần của tài liệu Bài giảng môn tâm lý học chuyên ngành sư phạm (Trang 49)

CHƯƠNG I. TÂM LÝ HỌC DẠY HỌC

1. BẢN CHẤT CỦA HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1.1. Hoạt động dạy 1.1. Hoạt động dạy

Hoạt động dạy là hoạt động của người được đào tạo nghề dạy học (giáo viên) tổ chức và điều khiển hoạt động của người học nhằm giúp họ lĩnh hội nền văn hoá xã hội, tạo ra sự phát triển

tâm lý, hình thành nhân cách .

Xét về bản chất của hoạt động dạy học, L.X.Vưgơtxki cho rằng có hai kiểu dạy học ứng với hai kiểu định hướng khác nhau:

- Dạy học hướng vào mức độ hiện có của người học. Đó là vùng phát triển hiện có, ở đó người học đã có tri thức, kỹ năng và phương pháp nhất định. Dạy học hướng vào vùng phát triển hiện có là dạy học hướng vào tri thức, phương pháp học mà học sinh đã biết, đã nắm vững. Kiểu dạy học này không đem lại cái mới cho người học, mà chỉ nhằm củng cố những cái đã có ở các em, nghĩa là khơng tạo được sự phát triển.

- Dạy học hướng vào vùng phát triển gần nhất. Đó là vùng của những điều mà học sinh chưa biết, nhưng các em có thể đạt được nhờ sự giúp đỡ của giáo viên và có thể bằng con đường khác (do người khác giúp đỡ, tự học, tự tìm hiểu). Dạy học theo kiểu này là cung cấp cho người học tri thức, hình thành kỹ năng và phương pháp mới, đó là dạy học phát triển, hay là dạy học dẫn dắt và kéo theo sự phát triển của người học. Theo quan niệm này thù dạy học là tổ chức quá trình phát triển của người học, dẫn dắt họ đạt tới vùng phát triển gần

nhất, đồng thời lại hình thành vùng phát triển gần nhất kế tiếp, và cứ thế học sinh lớn lên,

tiếp tục có sự phát triển. Đó cũng chính là mục đích của dạy học, là tính quy luật của hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động của học sinh.

Nhìn một cách khái quát thì hoạt động dạy của giáo viên được cấu thành bởi ba yếu tố chính là nội dung, phương pháp và tổ chức. Ba yếu tố này chi phối hoạt động dạy của giáo viên, trong đó nội dung chương trình là yếu tố có tính pháp quy, khơng được phép thay đổi, cịn giáo viên có thể chủ động điều khiển phương pháp và hình thức tổ chức dạy học sao cho hoạt động dạy đạt hiệu quả cao nhất.

Để tiến hành hoạt động dạy, giáo viên thực hiện những công việc cụ thể sau:

- Đưa ra mục đích, yêu cầu, nghĩa là xác định sản phẩm học tập và tiêu chuẩn (mẫu) của sản phẩm đó (thường gọi là yêu cầu cụ thể về kiến thức, kỹ năng, thái độ) đối với mỗi tiết học, bài học (nay còn gọi là mục tiêu của tiết học, bài học. Mỗi tiết học là một đơn vị thời gian sư phạm, thường được quy định khoảng 40 hoặc 45 phút, còn bài học là một đơn vị kiến thức tươgn đối hồn chỉnh và có thể thực hiện trong một tiết hoặc vài ba tiết học).

- Cung cấp phương tiện, điều kiện để người học thực hiện hoạt động học. Đó chính là học liệu bao gồm sách vở, giấy bút, đồ dùng học tập, thiết bị thí nghiệm, thực hành … phù hợp với nội dung học tập.

- Vạch ra trình tự thực hiện các hành động, các thao tác và những quy định chặt chẽ phải tuân theo khi thực hiện các hành động, các thao tác theo quy trình đó.

- Chỉ dẫn người học làm theo quy trình, quy phạm đồng thời trong q trình đó, giáo viên theo dõi, giúp đỡ người học trong trường hợp họ gặp khó khăn.

- Đánh giá và hướng dẫn học sinh tự đánh giá kết quả học tập.

Đó là 5 việc chính trong q trình thực hiện hoạt động dạy cụ thể của giáo viên. Song trên thực tế, không phải môn học nào, tiết học nào cũng đều diễn ra như vậy, mà tuỳ thuộc vào nội dung và phương tiện cụ thể, giáo viên sẽ sử dụng những phương pháp dạy học khác nhau.

1.2. Hoạt động học

Học theo nghĩa nguyên thuỷ là bản tính của con người (có ở cả con vật) hướng vào việc tiếp thu kinh nghiệm, sự hiểu biết và kỹ năng của giống loài giúp cho cá thể tồn tại trong cuộc sống. Học đối với con người nói chung là thu thập kiến thức, rèn luyện kỹ năng bằng những cách thức, những phương pháp khác nhau.

Để lĩnh hội kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo (kinh nghiệm xã hội) nhất định, con người có các cách học khác nhau. Cụ thể:

- Học nhờ trải nghiệm trong cuộc sống, qua đó con người tích luỹ được kinh nghiệm và những hiểu biết nhất định. Cách học này chỉ giúp con người lĩnh hội được những kinh nghiệm khơng trùng hợp với những mục đích trực tiếp của hoạt động hay hành vi; liên quan trực tiếp tới nhu cầu, hứng thú cá nhâ, các nhiệm vụ trước mắt, cịn những cái khác thì bỏ qua; chỉ đưa lại những tri thức tiền khoa học, có tính chất ngẫu nhiên, rời rạc, khơng hệ thống; chỉ hình thành những năng lực thực tiễn do kinh nghiệm hàng ngày trực tiếp mang lại.

- Học theo phương pháp nhà trường, được tổ chức tự giác từ nhà nước và xã hội, được thựchiện trong trường học. Phương pháp nhà trường ở đây được dùng hàm chứa trong nội dung, phương pháp dạy - học, cả phương thức tổ chức dạy - học. Đây là một dạng hoạt động đặc thù của con người. Nó chỉ có thể thực hiện ở một trình độ khi mà con người có được khả năng điều chỉnh những hành động của mình bởi mục đích đã được ý thức. Khả năng này chỉ được hình thành vào lúc 5-6 tuổi. Chỉ có thơng qua hoạt động học theo phương thức nhà trường mới hình thành ở cá nhân những tri thức khoa học cũng như những cấu trúc tương ứng của hoạt động tâm lý và sự phát triển toàn diện nhân cách người học.

- Học theo phương pháp tự học được nhiều người quan tâm, song học theo phương pháp này địi hỏi tính độc lập và tính kiên trì rất cao ở người học. Trong điều kiện hiện nay thì việc tự học kết hợp với phương pháp nhà trường là phương thức học tập đem lại hiệu quả cao.

Bản chất của hoạt động học được thể hiện qua các đặc điểm sau:

- Hoạt động học là hoạt động chiếm lĩnh, hay nói các khác là hoạt động lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo tương ứng với tri thức đó. Điều này có nghĩa tri thức, kỹ năng, kỹ xảo là đối tượng của hoạt động học. Như vậy, học sinh thực hiện hoạt động học cũng chính là để lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mới. Khi một học sinh thực hiện hoạt động học thì chính học sinh đó đã trở thành chủ thể chiếm lĩnh nội dung học tập mới, chủ thể hành động tích cực cả trí óc và tay chân. Trong q trình này các chức năng tâm lý của học sinh được vận hành tích cực.

- Hoạt động học làm thay đổi chính chủ thể. Bằng hoạt động học, mỗi chủ thể (người học) lĩnh hội được tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mới, nhờ vậy mà tạo được sự phát triển về tâm lý của người học (sự phát triển về nhận thức lý tính, về các phẩm chất nhân cách…). Nhờ hoạt động học và các hoạt động giáo dục khác mà học sinh có sự phong phú về tâm hồn, hình thành nhân cách. Có thể nói rằng, hoạt động học tạo ra sự biến đổi ở chính người học, hình thành nhân cách học sinh.

- Hoạt động học là hoạt động không chỉ hướng vào việc lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mà còn hướng vào việc tiếp thu cả những tri thức của chính bản thân hoạt động, hay nói cách khác là lĩnh hội cả cách học.

Muốn cho hoạt động học diễn ra có kết quả cao, người học phải biết cách học, nghĩa là phải có tri thức về bản thân hoạt động học. Sự tiếp thuc tri thức này không diễn ra một cách độc lập với việc tiếp thu tri thức, kỹ năng, kỹ xảo. Do đó, trong khi tổ chức hoạt động cho người học, giáo viên vừa phải ý thức được những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo nào cần được hình thành ở người học, vừa phải có một quan niệm rõ ràng là thông qua tổ chức sự tiếp thu tri thức, kỹ năng, kỹ xảo đó thì người học sẽ lĩnh hội được cách học gì? con đường giành tri thức, kỹ năng, kỹ xảo đó như thế nào?

2. HÌNH THÀNH HOẠT ĐỘNG HỌC

Từ khái niệm và bản chất của hoạt động học, ta thấy rằng việc hình thành hoạt động học là mục tiêu quan trọng của hoạt động dạy. Hoạt động dạy phải được tổ chức sao cho thơng qua đó, học sinh tổ chức được hoạt động học một cách tốt nhất, giúp các em tiếp thu kiến thức một cách chủ động và có hiệu quả.

Động cơ học tập của học sinh chính là nhu cầu được mỗi học sinh nhận thức, trở thành động lực thôi thúc các em học, hay nói cách khác động cơ học tập là cái mà vì nó học sinh thực hiện hoạt động học.

Học sinh trong cùng một lớp học có cùng đối tượng học tập, nhưng trên thực tế, ở mỗi thời điểm khác nhau và ở những học sinh khác nhau có thể có động cơ khác nhau, hoặc ở một học sinh có thể có vài ba động cơ khác nhau, hoặc có sự chuyển hố giữa các động cơ.

Trong thực tế, có những học sinh chăm chỉ học tập, học một cách tự giác là do mong muốn lĩnh hội nội dung học tập, và hệ quả của hoạt động chăm chỉ là kết quả học tập cao; song có những học sinh chăm học là do sức ép của gia đình và nhà trường và những em này thường cũng đạt kết quả cao; có những em cố gắng học tập là do muốn nhận phần thưởng của gia đình hoặc nhà trường cho thành tích học tập của mình …

Nhìn chung, ở mỗi học sinh đồng thời có vài ba động cơ học tập khác nhau, nhưng chỉ có một động cơ học tập chiếm ưu thế, động cơ đích thực, động cơ chân chính là động cơ xuất phát từ chính đối tượng của hoạt động học, từ chính việc lĩnh hội nội dung học tập, và đó là động cơ đúng đắn.

Trong quá trình dạy học, giáo viên nên chú ý hình thành cho học sinh động cơ học tập đúng đắn bởi đó chính là động lực giúp các em thực hiện hoạt động học tập một cách hứng thú và có hiệu quả.

2.2. Hình thành nhiệm vụ học tập

Nhiệm vụ học tập là hình thức cụ thể hố nội dung học tập thành việc học cụ thể mà mỗi học sinh phải thực hiện để có được sản phẩm nhất định. Đó chính là các đơn vị kiến thức và kỹ năng cụ thể (mục tiêu) cùng với phương tiện cần thiết tương ứng để học sinh có thể thực hiện các hành động học bằng hệ thống thao tác tương ứng để đạt sản phẩm học tập theo quy định.

Như vậy, mỗi tiết học, mỗi bài học có thể có một hay nhiều nhiệm vụ học tập cụ thể. Nhiệm vụ học tập khác với nhiệm vụ trong các loại hình hoạt động khác (ví dụ nhiệm vụ trong lao động sản xuất). Sự khác biệt là ở chỗ, nhiệm vụ trong lao động sản xuất cũng làm ra sản phẩm nhưng không tạo ra năng lực mới, nhiệm vụ học tập hướng vào việc tạo ra năng lực mới thể hiện ở kết quả học tập.

Nhiệm vụ học tập là nhân tố quan trọng của hoạt động học vì khơng có nhiệm vụ học tập thì hoạt động học khơng thể thực hiện các hành động, các thao tác học, và như vậy sẽ khơng thể đạt tới kết quả .

2.3. Hình thành hành động học

Hành động học là cách diễn ra hoạt động học (cách thực hiện nhiệm vụ học tập), gồm các hành động: hành động phân tích, hành động mơ hình hố, hành động cụ thể hố, hành động kiểm tra đánh giá.

Đây là hành động tiên quyết trong hoạt động lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo. Đó là cách tiếp cận tài liệu học tập và qua đây người học phát hiện được đối tượng cần chiếm lĩnh trong các mối quan hệ nội tại của nó. Sự tìm kiếm, phát hiện lơgic, mối quan hệ chung đó tạo nên nội dung hoạt động tư duy và là điểm xuất phát trong quá trình hình thành tri thức, khái niệm của học sinh.

¾ Hành động mơ hình hố

Đây là cách thức người học ghi lại quá trình và kết quả thực hiện hành động phân tích ở trên dưới dạng mơ hình và ký hiệu. Mơ hình là sự diễn đạt lơgic khái niệm một cách trực qua, nhờ đó mà khái niệm được chuyển từ bên ngoài vào bên trong đầu người học. Q trình đó diễn ra theo tiến trình sau:

Đối tượng (khái niệm bên ngồi) Mơ hình Khái niệm (trong đầu)

Trong quá trình học tập, người học thường sử dụng hai loại mơ hình: - Mơ hình vật chất gồm mơ hình tĩnh và mơ hình động.

- Mơ hình tư tưởng gồm mơ hình hình ảnh, mơ hình ký hiệu và mơ hình tư duy. Giữa mơ hình và đối tượng có quan hệ với nhau theo hai tính chất sau:

- Mơ hình giống đối tượng ở chỗ nó thay thế đối tượng về một số thuộc tính và một số mặt nào đó, nên được gọi là tính chất nhận thức của mơ hình.

- Mơ hình khác đối tượng ở chỗ nó chỉ chứa đựng những thuộc tính của đối tượng mà người học cần xem xét, lĩnh hội, còn những thuộc tính khác của đối tượng mà người học không cần xem xét, không cần lĩnh hội thù không đưa vào mơ hình.

Trên thực tế, hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh thường ít có điều kiện tiếp cận với đối tượng thật (vật thật), mà thường tiếp cần với đối tượng thay thế (vật thay thế hay mơ hình). Do vậy, mơ hình là sản phẩm của một cơng đoạn trong quá trình học tập của người học, nhưng mơ hình cũng có thể là phương tiện, là vật thay thế để qua đó người học tiếp cận, nghiên cứu về đối tượng.

¾ Hành động cụ thể hố

Qua hành động phân tích và hành động mơ hình, người học bước đầu lĩnh hội được tri thức lý luận và phương pháp khái quát tương ứng được định trước trong nhiệm vụ học có tính chất như mẫu mới, và như vậy cũng tạo ra được cái mới ở người học. Nhưng nhiệm vụ thực tiễn cụ thể và nhiệm vụ cùng loại phong phú, đa dạng nên người học phải dùng phương pháp chung được hình thành qua các hành động trên để giải quyết nhưng nhiệm vụ đó tới độ nhất đinh thì mới có được kiến thức và kỹ năng tương ứng một cách chắc chắn. Hành động cụ thể hố chính là khâu hành trong học - hành, hay khâu luyện tập trong học - tập.

¾ Hành động kiểm tra và đánh giá

Quá trình người học thực hiện các hành động học tập nêu trên là quá trình người học tự làm ra sản phẩm học tập của mình. Sản phẩm này một mặt thể hiện quá trình thực hiện các hành động học (cách học) và kết quả tương ứng cũng như snr phẩm cuối cùng, mặt khác là cái đọng lại trong

mỗi người học như là nhân tố góp phần tạo nên năng lực mới của các em. Vì vậy, việc kiểm tra, đánh giá và trên cơ sở đó để điều chỉnh, khắc phục kịp thời những sai sót trong q trình thực hiện các hành động học nhằm giải quyết nhiệm vụ cụ thể đặt ra cũng được coi như thành tố quan trọng không thể thiếu được trong cấu trúc hoạt động học.

Hành động kiểm tra và đánh giá có chức năng định hướng và điều chỉnh hoạt động học của học sinh. Hành động này đi kèm các hành động khác trong quá trình học tập của người học từ khi khởi đầu đến khi đạt kết quả cuối cùng. Do vậy, để việc đành giá kết quả của người học theo đúng quy luật và đạt hiệu quả phải kết hợp cả đánh giá quá trình và đánh giá kết quả cuối cùng, kết hợp cách đánh giá tự luận và đánh giá kiểu tắc nghiệm, tuỳ thuộc vào mục đích và điều kiện kiểm tra đánh giá xác định. Đồng thời hành động kiểm tra đánh giá này cũng có thể tạo nên động lực học tập cho người học.

Như vậy, hình thành hoạt động học cho người học chính là thực hiện hoạt động dạy của giáo viên với mục tiêu và những việc làm cụ thể được xác định trước. Trong quá trình dạy học,

Một phần của tài liệu Bài giảng môn tâm lý học chuyên ngành sư phạm (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)