ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CƠ BẢN CỦA LỨA TUỔI SINH VIÊN

Một phần của tài liệu Bài giảng môn tâm lý học chuyên ngành sư phạm (Trang 38 - 41)

CHƯƠNG III TÂM LÝ HỌC LỨA TUỔI SINH VIÊN

2. ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CƠ BẢN CỦA LỨA TUỔI SINH VIÊN

Những đặc điểm tâm lý của thanh niên sinh viên bị chi phối bởi những đặc điểm về thể chất, mơi trường, vai trị xã hội cụ thể mà trong đó họ sống và hoạt động. Đây là một nhóm xã hội đặc biệt đang chuẩn bị trực tiếp cho việc tham gia vào cuộc sống tinh thần của xã hội. Lứa tuổi này có đặc điểm tâm lý rất phong phú và đa dạng. Dưới đây là một số đặc điểm cơ bản về sự phát triển tâm lý lứa tuổi thanh niên sinh viên.

2.1. Sự thích nghi của sinh viên với cuộc sống và hoạt động mới

Bước chân vào trường đại học, một cuộc sống học tập và xã hội mới ngày càng mở rộng ra trước mắt sinh viên. Trong môi trường mới này, để hoạt động học tập có kết quả địi hỏi các em phải có sự thích nghi với các hoạt động diễn ra trong trường đại học. Q trình thích nghi này chủ yếu tập trung ở các mặt:

- Nội dung học tập mang tính chuyên ngành.

- Phương pháp học tập mới mang tính nghiên cứu khoa học. - Môi trường sinh hoạt mở rộng.

Các cơng trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sinh viên cần có thời gian nhất định để thích ứng với tất cả những vấn đề trên. Sự thích ứng này ở mỗi sinh viên khơng hồn toàn như nhau, tuỳ thuộc vào đặc điểm tâm lý cá nhân và môi trường sống cụ thể của các em quy định. Có những sinh viên dễ dàng và nhanh chóng hồ nhập với môi trường xã hội mới, nhưng lại gặp khó khăn trong việc thích ứng với phương pháp và cách thức học mới. Có người cảm thấy ít khó khăn trong việc tiếp thu tri thức, dễ vượt qua cách học chuyên sâu ở đại học nhưng lại lúng túng, thiếu tự tin trong việc hoà nhập với bạn bè và các nhóm hoạt động trong lớp, trong trường. Một số sinh viên hồ đồng, cỏi mở cịn một số khác lại thận trọng, khép kín.

Kết quả nghiên cứu khoa học cũng cho thấy, sau một thời gian học tập ở trường đại học đa số sinh viên thích ứng khá nhanh chóng với mơi trường xã hội mới. Khó khăn có tính chất bao trùm hơn cả là việc thích nghi được với nội dung, phương pháp học tập mới có tính chất nghiên cứu khoa học và học nghề đối với những chuyên gia tương lai. Mức độ thích nghi này có ảnh hưởng trực tiếp tới thành công trong học tập của sinh viên. Ở đây, bản thân người sinh viên gặp phải một loạt các mâu thuẫn cần giải quyết như:

- Mâu thuẫn giữa ước mơ, mong muốn của sinh sinh với khả năng thực hiện ước mơ đó. - Mâu thuẫn giữa mong muốn học tập, nghiên cứu sâu mơn học mà mình u thích với u

cầu phải thực hiện tồn bộ chương trình học theo thời gian biểu nhất định.

- Mâu thuẫn giữa lượng thông tin nhiều trong xã hội với khả năng và thời gian có hạn.

Việc giải quyết các mâu thuẫn trên một cách hợp lý tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thanh niên sinh viên.

2.2. Sự phát triển hoạt động nhận thức của sinh viên

Một trong những quá trình tâm lý cao cấp diễn ra trong hoạt động học tập của sinh viên và nói lên đặc trưng căng thẳng, mạnh mẽ của hoạt động trí óc là q trình nhận thức. Trong hoạt động học tập của sinh viên các q trình nhận thức ln diễn ra từ mức độ đơn giản đến phức tạp. Điều này thể hiện sự phát triển, tính có chọn lọc cao và độc lập sáng tạo trong nhận thức của các em.

Hoạt động nhận thức của sinh viên thực sự là loại hoạt động trí tuệ đích thực, cường đọ cao và có tính lựa chọn rõ rệt. Hoạt động trí tuệ này lấy những sự kiện của quá trình nhận thức cảm tính làm cơ sở, song các thao tác trí tuệ đã phát triển ở trình độ cao và đặc biệt có sự phối hợp nhịp nhàng, tinh tế, uyển chuyển và linh hoạt theo từng tình huống có vấn đề. Do vậy, đa số sinh viên lĩnh hội nhanh nhạy, sắc bén những vấn đề mà giáo viên trình bày. Họ thường ít thoả mãn với những gì đã biết, luôn mong muốn đào sâu suy nghĩ để nắm vững vấn đề hơn.

Trong quá trình tiến hành hoạt động học tập, tính chất chọn lọc của tri giác ở sinh viên rất cao. Sinh viên thường tri giác những tài liệu học tập liên quan tới hứng thú nhận thức và có ích cho hoạt động nghề nghiệp.

Bên cạnh đó, các q trình trí nhớ thường diễn ra trong suốt quá trình học tập của sinh viên. Nhờ có trí nhớ, sinh viên tích luỹ được tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng kỹ xảo nghề nghiệp tương lai.

Quá trình tư duy diễn ra rất căng thẳng trong suốt quá trình học tập của sinh viên. Tư duy ở sinh viên gắn liền với các phẩm chất nhân cách độc lập. Quá trình tư duy của sinh viên khác về chất so với các lứa tuổi trước. Các em biết tự đặt ra vấn đề, tự tìm cách giải quyết vấn đề theo nhiều phương hướng khác nhau, có ý chí theo đuổi mục đích đến cùng và có khả năng tự đánh giá kết quả tìm được. Phẩm chất tư duy sáng tạo cũng được bộc lộ trong hoạt động học tập của sinh viên. Các em biết vượt ra khỏi giới hạn những tài liệu cơ bản, tìm thấy mối liên hệ mới giữa các đối tượng. Sinh viên biết huy động hợp lý, rộng rãi các tri thức và kinh nghiệm để giải quyết vấn đề.

Những đặc điểm nêu cho thấy sự phát triển về chất trong hoạt động nhận thức của sinh viên. Điều này góp phần quan trọng trong việc lĩnh hội kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp tương lai và giúp sinh viên thích ứng với môi trường xã hội mới đang rộng rổư trước mắt.

2.3. Sự phát triển động cơ học tập của sinh viên

Động cơ học tập là nội dung tâm lý của hoạt động học tập. Động cơ học tập bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau. Có thể đó là những yếu tố tâm lý của chính bản thân mình như hứng thú, lý tưởng, niềm tin … hay là những yếu tố nằm bên ngoài bản thân chủ thể như nội dung, phương pháp dạy học, bạn bè …

Lĩnh vực động cơ học tập của sinh viên đại học rất phong phú, đa dạng và thường bộc lộ rõ tính hệ thống. Trong đó, việc học tập của họ không chỉ bị chi phối bởi một động cơ mà thường là một số động cơ nào đó. Dựa vào mục đích học tập, người ta chia động cơ học tập của sinh viên thành 5 loại: động cơ xã hội, động cơ nhận thức khoa học, động cơ nghề nghiệp, động cơ tự khẳng định mình và động cơ vụ lợi. Ngồi ra cịn có những động cơ mang tính chất đồng nhất xã hội do ảnh hưởng trực tiếp của bố mẹ hay bạn bè. Cụ thể là:

- Động cơ xã hội thể hiện ở ý thức về nhu cầu, các lợi ích xã hội, các chuẩn mực và mục đích xã hội. Ví dụ, sinh viên tin vào sự cần thiết có học vấn cao để tham gia vào đời sống xã hội của đất nước, mong muốn tham gia tích cực và có kết q tổ vào sự phát triển của khoa học kỹ thuật …

- Động cơ nhận thức khoa học biểu hiện ở thái độ đối với chính q trình nhận thức, với nội dung các vấn đề được nghiên cứu. Ví dụ, sinh viên hứng thú với các vấn đề lý luận khoa học, hứng thú với quá trình nhận thức, khao khát tiếp nhận tri thức mới …

- Động cơ nghề nghiệp thể hiện ở trình độ học vấn cao là cơ sở chuẩn bị cho nghề nghiệp. Ví dụ, sinh viên muốn nắm vững nghề đã chọn, hứng thú với nghề nghiệp và có khả năng sáng tạo nghề nghiệp …

- Động cơ tự khẳng định mình là ý thức về những năng lực và mong muốn được thể hiện các năng lực đó.

- Động cơ vụ lợi hay những động cơ trội về cái lợi cho cá nhân.

Các nhóm động cơ trên có tác dụng thúc đẩy hoạt động học tập của sinh viên nhưng không phải đồng đều mà sẽ gây nên tình trạng thứ bậc các động cơ ưu thế. Những nghiên cứu về động cơ học tập của sinh viên cho thấy trong cấu trúc thứ bậc động cơ, sinh viên thường biểu hiện như sau:

- Động cơ nhận thức khoa học xếp ở vị trí thứ 1. - Động cơ nghề nghiệp xếp ở vị trí thứ 2.

- Động cơ xã hội xếp ở vị trí thứ 3. - Động cơ tự khẳng định xếp vị trí thứ 4.

- Động cơ vụ lợi (có tính cá nhân) xếp vị trí thứ 5.

Thứ bậc các động cơ này thường không phải cố định mà cũng biến đổi trong quá trình học tập ở đại học. Thứ bậc này cũng khơng giống nhau ở những sinh viên có học lực và trình độ nghiên cứu khoa học khác nhau.

Nghiên cứu của tác giả A.N.Ghebơxơ cho thấy, việc hình thành động cơ học tập của sinh viên phụ thuộc vào một số các yếu tố sau:

- Ý thức về mục đích gần và mục đích xa của hoạt động học tập.

- Nắm vững ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của các tri thức do sinh viên lĩnh hội. - Nội dung mới của những tài liệu và thông tin khoa học được trình bày.

- Tính chất hẫp dẫn, sự xúc cảm của thơng tin.

- Tính chất nghề nghiệp được thể hiện rõ trong tài liệu học tập.

- Lựa chọn được những bài tập phù hợp, tạo ra được những tình huống có vấn đề và các mâu thuẫn trong dạy học.

- Thường xuyên duy trì được khơng khí tâm lý nhận thức trong hoạt động học tập.

Như vậy, việc hình thành động cơ học tập ở sinh viên bị ảnh hưởng khá lớn bởi vai trò của giáo viên. Việc tổ chức việc dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập của sinh viên sẽ góp phần hình thành và phát triển hệ động cơ nhận thức và hạn chế động cơ tiêu cực trong học tập ở sinh viên.

Một phần của tài liệu Bài giảng môn tâm lý học chuyên ngành sư phạm (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)