SỰ PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG

Một phần của tài liệu Bài giảng môn tâm lý học chuyên ngành sư phạm (Trang 86 - 87)

CHƯƠNG II NHỮNG VẤN ĐỀ TÂM LÝ HỌC CỦA VIỆC TỔ CHỨC

1. SỰ PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG

Sự tiến bộ của kỹ thuật đã làm thay đổi cơ bản nội dung và tính chất lao động. Quá trình phát triển của kỹ thuật đã nâng cao những yêu cầu đối với hoạt động tư duy của người lao động, thúc đẩy sự phát triển các năng lực trí tuệ và sức sáng tạo của họ. Nhưng cùng với xu thế vạn năng hố cơng việc và nâng cao nội dung sáng tạo của lao động, sự tiến bộ kỹ thuật lại khơi sâu thêm sự phân công lao động và sự chun mơn hố người công nhân. Mức độ chia nhỏ quá trình lao động là đặc biệt lớn ở các công việc lắp ráp bằng tay kiểu dây chuyền cũng như ở những công việc đứng máy được thực hiện bằng các công cụ chun mơn hố.

Cùng với những thao tác dài, đa dạng về nội dung cịn có những thao tác ngắn ngủi và đều đều. Với sự chia nhỏ thao tác như vậy, lao động của con người chỉ là một tổng số những thao tác đơn giản nhất. Thực tế, việc chia nhỏ thao tác lao động có đem lại một số ưu thế kinh tế góp phần nâng cao năng suất lao động. Song, có một giới hạn mà sau đó sự chia nhỏ hơn nữa q trình lao động sẽ trở thành khơng có lợi, làm tăng tính đơn điệu của lao động và do đó làm kìm hãm việc nâng cao tiếp tục năng suất lao động. Tính đơn điệu của lao động làm tác động rõ rệt tới cơ thể người lao động, làm cho họ bị mệt mỏi trước thời gian. Để ngăn ngừa ảnh hưởng xấu của tính đơn điệu, nên tuân thủ một số biện pháp chính như sau:

- Hợp nhất nhiều thao tác ít xúc tích thành những thao tác phức tạp, đa dạng hơn.

- Luân phiên người lao động làm các thao tác sản xuất khác nhau bởi nếu thực hiện lâu những thao tác này sẽ gây nên sự đơn điệu. Thực chất của biện pháp này là trong thời gian một ca sản xuất, và đôi khi trong một tuần lao động, người lao động di chuyển từ một thao tác này sang một thao tác khác. Sự luân phiên thực hiện những thao tác đơn giản nhưng khác nhau làm cho lao động của người công nhân trở nên hứng thú hơn, đỡ nhàm chán và thường tăng được năng suất và chất lượng lao động.

- Đưa chế độ lao động và nghỉ ngơi có cơ sở khoa học vào sản xuất và sử dụng thể dục sản xuất.

- Sử dụng các phương pháp tác động thẩm mỹ khác nhau trong thời gian sản xuất, nhất là âm nhạc.

Một phần của tài liệu Bài giảng môn tâm lý học chuyên ngành sư phạm (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)