CHƯƠNG I NHẬP MÔN TÂM LÝ HỌC LAO ĐỘNG
5. MỐI QUAN HỆ GIỮA TÂM LÝ HỌC LAO ĐỘNG VỚI CÁC NGÀNH KHOA HỌC
loại này là sự gần gũi giữa mơ hình thực nghiệm với các điều kiện thực và tính có kiểm sốt được các biến số. Mơ hình thực nghiệm có thể được làm bằng tay hoặc bằng các phương tiện bán tự động hay tự động.
Các mơ hình thực nghiệm có thể rất phong phúc tuỳ thuộc vào mục đích các hiện tượng cần nghiên cứu. Số liệu thực nghiệm cần được xử lý thống kê. Đồng thời, những kết quả thu được sau khi phân tích phải được kiểm định và khẳng định trong điều kiện vận hành hệ thống.
5. MỐI QUAN HỆ GIỮA TÂM LÝ HỌC LAO ĐỘNG VỚI CÁC NGÀNH KHOA HỌC KHÁC KHÁC
5.1. Mối quan hệ giữa tâm lý học lao động với các ngành tâm lý học khác
Trong hệ thống các khoa học tâm lý hiện đại, tâm lý học lao động là một trong những chuyên ngành phát triển mạnh nhất. Những vấn đề lý luận và thực tiễn mà tâm lý học lao động đề cập tới ngày càng phát triển. Tính chất ứng dụng của chuyên ngành này ngành càng đa dạng. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển của mình tâm lý học lao động ln nằm trong mối quan hệ và tác động qua lại mật thiết với các chuyên ngành tâm lý học khác cũng như với các khoa học liên quan.
¾ Với Tâm lý học đại cương: Giữa hai chuyên ngành này có sự chuyển đổi với nhau ở hai nghĩa: từ tâm lý học đại cương tới tâm lý học lao động và ngược lại. Đối với tâm lý học đại cương, tâm lý học lao động là một chuyên ngành đề cập thường xuyên và cụ thể tới một hoạt động chủ yếu của con người - hoạt động lao động. Đến lượt mình, tâm lý học lao động lại sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác nhau của tâm lý học đại cương như phương pháp quan sát, phương pháp thực nghiệm, chẩn đoán bằng trắc nghiệm … Và trong khi nghiên cứu các chức năng tâm lý khác nhau (tri giác, trí nhớ, tư duy …), tâm lý học lao động góp phần làm phong phú thêm cho những tri thức của tâm lý học đại cương, làm cho phần lý luận của tâm lý học đại cương được chứng minh chặt chẽ hơn.
¾ Với Tâm lý học sai biệt: Tâm lý học lao động dựa trên những tri thức của chuyên ngành
này để nghiên cứu các đặc điểm tâm lý cá nhân người lao động, vấn đề định hướng, tuyển chọn và hoà nhập với nghề nghiệp của người lao động …
¾ Với Tâm lý học người già để nghiên cứu các đặc điểm tâm lý của quá trình lão hố của ngừoi lao động.
¾ Với Tâm lý học phát triển: Trong vấn đề đào tạo nghề, tâm lý học lao động sử dụng các
quy luật phát triển tâm lý ở các lúa tuổi khác nhau của tâm lý học phát triển. Chính nhờ tâm lý học dạy lao động, những quy luật truyền thụ tri thức sản xuất, tri thức kỹ thuật ngày càng được sáng tở và đó là tài liệu cần thiết cho tâm lý học phát triển.
¾ Với Tâm lý học xã hội: Tâm lý học lao động và Tâm lý học xã hội có vấn đề chung rất quan
trọng là học thuyết về nhóm và tập thể. Cùng với việc nghiên cứu các loại nhóm và các mối quan hệ liên nhân cách trong nhóm, tâm lý học lao động cịn đề cập tới sự tương hợp nhóm (cịn gọi là sự phù hợp nhóm), những hiện tượng tâm lý của đám đông trong tập thể lao động … Những vấn đề này cũng được tâm lý học xã hội quan tâm nghiên cứu.
¾ Với Tâm lý học tổ chức: Đối tượng nghiên cứu của tâm lý học tổ chức là những vấn đề tâm
lý học trong việc lãnh đạo và tổ chức các tập thể lao động. Đây cũng là khía cạnh mà tâm lý học lao động quan tâm nghiên cứu nhằm mục đích hồn thiện các mối quan hệ lao động, trên cơ sở đó tăng năng suất lao động.
¾ Với Tâm lý học kinh doanh: Những yếu tố của mối quan hệ giữa người sản xuất và khách
hàng cũng là vấn đề mà tâm lý học lao động đề cập tới.
¾ Với Tâm lý học quân sự: Tâm lý học lao động có quan hệ với Tâm lý học quân sự trong
mọi vấn đề lao động trong quân đội, nhất là lao động với những khí tài hiện đại. Những quy luật tâm lý được rút ra từ những cơng trình nghiên cứu của tâm lý học lao động có tác dụng to lớn trong việc tiến hành nghiên cứu của tâm lý học quân sự và giúp ích trực tiếp vào việc đào tạo, huấn luyện chiến sỹ mới trong quan hệ với kỹ thuật. Các lĩnh vực tâm lý học hàng không, tâm lý học vũ trụ gắn chặt với tâm lý học lao động bằng những mối liên hệ hợp tác chặt chẽ.
¾ Với Tâm lý học tội phạm: Tâm lý học tội phạm đề cập tới những hành động sai lầm và những đặc điểm nhân cách trong mối liên hệ với những hành động phạm pháp. Đây là những vấn đề rất gần với việc nghiên cứu các hành động sai và những nguyên nhân gây ra các hành động sai trong lao động. Nhưng mối liên quan chặt chẽ hơn cả được thể hiện ở chỗ, trong khi tâm lý học lao động nghiên cứu sự hoàn thiện nhận cách trong lao động nghề nghiệp thì tâm lý học cải tạo phạm nhân lại nghiên cứu quá trình cải tạo nhân cách đang suy thối bằng hình thức lao động sản xuất.
¾ Với Tâm lý học y học: Tâm lý học lao động có rất nhiều vấn đề cần giải quyết cùng với
Tâm lý học y học. Trước khi đi vào hàng loạt vấn đề của giám định lao động, tâm lý học lao động không thể tách khỏi tâm lý học y học ở điểm nghiên cứu vấn đề tuyển chọn người vào các nghề với những đặc điểm bệnh lý cụ thể. Ở đây cần có sự kết luận về những bệnh mà nghề kêng tránh, về sự phù hợp nghề của những người tàn tật, về những nguyên nhân gây ra tai nạn lao động hoặc hỏng hóc kỹ thuật mà nguồn gốc là những đặc điểm chịu sự
chế ước sinh lý cụ thể ở mỗi người, về những liệu pháp y tế cần thiết cho những trường hợp đi vào nghề.
5.2. Với các khoa học khác về lao động
Tâm lý học lao động có quan hệ với các khoa học khác về lao động như Sinh lý học và vệ
sinh lao động, Nhân trắc học, Kinh tế lao động và tổ chức, Kinh tế chính trị học, Xã hội học …
Mối liên hệ giữa các khoa hcj này được thể hiện rõ trong phạm vi của Cơng thái học. Chính trong
Cơng thái học - được định nghĩa như là một khoa học và kỹ thuật liên ngành về lao động, sự thích
ứng lẫn nhau một cách hồn chỉnh giữa người, máy và mơi trường có thể được thực hiện. Công thái học sử dụng những tư liệu của tâm lý học lao động và các cứ liệu của hành loạt các khoa học khác để giải quyết việc thiết kế các trạm, các bộ phận, con người trong lao động … Có thể nói rằng, tâm lý học lao động đã và đang góp phần tích cực vào việc xác lập chế độ lao động và nghỉ ngơi hợp lý cho người lao động, đưa ra các biện pháp để chống lại sự đơn điệu trong lao động …
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Tâm lý học lao động là gì?
2. Nêu ý nghĩa của việc nghiên cứu tâm lý học lao động trong thực tiễn sản xuất và đời sống.
3. Trình bày đối tượng nghiên cứu của tâm lý học lao động. 4. Tâm lý học lao động có các nhiệm vụ nghiên cứu gì?
5. Trong tâm lý học lao động, người ta thường sử dụng các phương pháp nghiên cứu nào? Nêu vắn tắt nội dung các phương pháp nghiên cứu của tâm lý học lao động. 6. Trình bày mối quan hệ của tâm lý học lao động với các chuyên ngành của khoa học