CHỌN NGHỀ VÀ CÔNG TÁC HƯỚNG NGHIỆP

Một phần của tài liệu Bài giảng môn tâm lý học chuyên ngành sư phạm (Trang 98 - 100)

CHƯƠNG III SỰ THÍCH ỨNG CỦA CON NGƯỜI VỚI KỸ THUẬT VÀ CÔNG VIỆC

1. CHỌN NGHỀ VÀ CÔNG TÁC HƯỚNG NGHIỆP

Chọn nghề là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng khơng chỉ với cá nhân mà cịn với cả xã hội. Thực ra, chọn nghề không chỉ là chọn một cơng việc làm cụ thể nào đó mà nó cịn là việc chọn một cách sống trong tương lai, chọn một con đường sống mai sau. C.Mac lúc 17 tuổi đã viết trong bài luận Những suy nghĩ của một thanh niên khi chọn nghề như sau: “Cân nhắc cẩn thận vấn đề

này, đó là trách nhiệm đầu tiên của một thanh niên bước vào đời mà không muốn coi những việc quan trọng nhất của mình là ngẫu nhiên”.

Trong thực tế, khơng phải bao giờ người thanh niên cũng có thể giải quyết một cách chính xác vấn đề chọn nghề của mình. Theo giáo sư, tiến sỹ tâm lý học E.A.Climơp thì có hai loại ngun nhân dẫn đến sự chọn nghề khơng chính xác là:

1. Thái độ khơng đúng với các tình huống khác nhau của việc chọn nghề (đối với lĩnh vực hoạt động, đối với những lời khuyên hay hành vi của những người xung quanh …).

2. Sự thiếu tri thức, kinh nghiệm và thơng tin về những tình huống đó.

Thuộc về loại thứ nhất có các nguyên nhân sau:

- Thái độ đối với việc chọn nghề như là đối với việc chọn một nơi cư trú suốt đời (thường thì học sinh hướng vào một nghề có chun mơn cao nhất mà quên rằng muốn đi tới đó phải qua nhiều bậc thang và phải bước từ những bậc thấp nhất).

- Những thành tiềng về tiếng tăm của nghề.

- Di chuyển thái độ đối với người đại diện cho một nghề nào đó sang chính bản thân nghề đó.

- Chọn nghề do ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp của bạn bè.

- Sự say mê chỉ xuất phát từ mặt bên ngồi hay một mặt cụ bộ nào đó của nghề nghiệp.

Thuộc vào loại thứ hai có các nguyên nhân sau:

- Đồng nhất môn học với nghề nghiệp.

- Những biểu tượng lỗi thời về tính chất lao động trọng lĩnh vực sản xuất vật chất. - Không biết cách hiểu biết về những năng lực và động cơ của mình.

- Khơng biết cách đánh giá đầy đủ về những đặc điểm thể chất, những thiếu sót mình đang có khi chọn nghề.

- Không biết những hành động, thao tác và trình độ của chúng khi giải quyết vấn đề chọn nghề.

Việc chọn nghề quan trọng và khó khăn, phức tạp như vậy nên về phía cá nhân người chọn nghề cần phải có sự lựa chọn một cách tự giác, có suy nghĩ chín chắn; về phía xã hội cần có sự hướng dẫn, định hướng nghề nghiệp (hướng nghiệp) cho thanh niên. Công tác hướng nghiệp cần kết hợp được ba yếu tố:

- Nguyện vọng, năng lực cá nhân. - Những đòi hỏi của nghề.

- Những yêu cầu của xã hội.

Khi phân tích nhiệm vụ, nội dung và các hình thứ của công tác hướng nghiệp, giáo sư K.K.Platônôp đã nêu ra tam giác hướng nghiệp. Theo ông, công tác hướng nghiệp phải nhằm làm cho học sinh thấy rõ 3 mặt sau:

- Những yêu cầu, đặc điểm của các nghề.

- Những nhu cầu của xã hội đối với các ngành nghề (còn gọi là thị trường lao động). - Những đặc điểm về nhân cách, đặc biệt là năng lực của bản thân học sinh.

Sơ đồ tam giác hướng nghiệp và các hình thức hướng nghiệp (K.K.Platơnơp)

Ba mặt nêu trên cũng chính là nội dung của cơng tác hường nghiệp và để thực hiện được các nội dung đó cơng tác hướng nghiệp có các hình thức sau: giáo dục và tuyên truyền nghề nghiệp, tư vấn nghề nghiệp và tuyển chọn nghề nghiệp.

¾ Cơng tác giáo dục nghề nghiệp bao gồm cả công tác tuyên truyền nghề nghiệp, lôi cuốn sự

chú ý của thanh niên đến nghề mà xã hội và nhà nước đang cần đến, trong đó có đề cập đến Giáo dục nghề

Tuyên truyền nghề

Thị trường lao động Các nghề và yêu cầu

của chúng

Nhân cách và năng lực cá nhân nghề nghiệp Tuyển chọn Tư vấn nghề

sự thiếu hụt cán bộ. Giáo dục hướng nghiệp bao gồm cả sự hình thành hứng thú và khuynh hướng nghề nghiệp của thanh niên.

¾ Tư vấn nghề nghiệp là một hệ thống những biện pháp tâm lý - giáo dục để phát hiện và

đánh giá những năng lực về nhiều mặt của thiếu niên, nhằm giúp các em chọn nghề có sở vững chắc. Mục đích của tư vấn nghề nghiệp sẽ đạt được bằng cách nghiên cứu những năng lực của một cá nhân cụ thể.

¾ Tuyển chọn nghề nghiệp có mục đích xác định sự phù hợp nghề nghiệp của người dự tuyển.

Ở đây, sự phù hợp nghề nghiệp được hiểu cả theo nghĩa những yêu cầu của thị trường lao động.

Như vậy, hướng nghiệp có hai nhiệm vụ cơ bản là tìm một nghề phù hợp nhất với những khả năng của các cá nhân và thoả mãn nhu cầu nhân sự cho tất cả các lĩnh vực nghề nghiệp ở cấp độ quốc gia. Cá nhân cần phải được thông tin đầy đủ về những yêu cầu, những sự thoả mãn, những khó khăn của mỗi nghề mà anh ta đang quan tâm bằng nhiều cách khác nhau như tham quan các nhà máy, nghiên cứu tài liệu hay chuyên khảo có liên quan tới nghề, tham dự các cuộc hội thảo, các cuộc họp của nhà máy.

Ba mặt trong nội dung công tác hướng nghiệp nêu trên cho thấy, giữa việc hướng nghiệp và tuyển chọn nghề nghiệp khơng có ranh giới rõ rệt, đặc biệt trong lĩnh vực nghiên cứu các khả năng của cá nhân thì hai quá trình này sử dụng cùng một hệ thống phương pháp. Ngoài ra, một loạt điều kiện gắn liền với sự phát triển của các xí nghiệp làm cho các vị trí lao động ngày càng được mở rộng, phong phú hơn và điều này khiến cho việc tuyển chọn nghề nghiệp ngày càng xích lại với việc hướng nghiệp. Trong khi tuyển chọn, nhìn chung người ta khơng đặt vấn đề chấp nhận một số thí sinh và loại bỏ một số khác, mà đặt vấn đề phân bố các thí sinh này cho phù hợp với các vị trí

lao động tương ứng căn cứ vào các năng lực vốn có

của họ.

Một phần của tài liệu Bài giảng môn tâm lý học chuyên ngành sư phạm (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)