MỘT SỐ PHẨM CHẤT NHÂN CÁCH CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN

Một phần của tài liệu Bài giảng môn tâm lý học chuyên ngành sư phạm (Trang 61 - 63)

CHƯƠNG II TÂM LÝ HỌC NHÂN CÁCH NGƯỜI GIÁO VIÊN

3. MỘT SỐ PHẨM CHẤT NHÂN CÁCH CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN

3.1. Thế giới quan khoa học

Trong phẩm chất nhân cách của người giáo viên, yếu tố trước tiên là thế giới quan khoa học. Đây là yếu tố quan trọng trong cấu trúc nhân cách, nó khơng những quyết định niềm tin chính trị, mà cịn quyết định toàn bộ hành vi cũng như ảnh hưởng của giáo viên tới người học.

Thế giới quan của người giáo viên là thế giới quan duy vật biện chúng bao hàm những quan điểm duy vật biện chứng về các quy luật phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy. Nó chi phối thái độ và cách thức hoạt động của giáo viên đối với việc lựa chọn nội dung và phương pháp dạy học - giáo dục, việc kết hợp giáo dục và nhiệm vụ chính trị xã hội, gắn nội dung giảng dạy với thực tiễn cuộc sống cũng như cách nhìn nhận và đánh giá mọi biểu hiện tâm lý của người.

Thế giới quan khoa học khơng phải là bản tính tự nhiên của nhà giáo, nó được hình thành trong q trình học tập của họ và dưới nhiều ảnh hưởng khác nhau. Đó là q trình học tập trong trường phổ thông, trường sư phạm và tự học suốt đời; học trong trường học và học trong trường đời; trong q trình học các mơn khoa học thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên và công nghệ, khoa học xã hội và nhân văn, đặc biệt là Triết học. Có thể nói, thế giới quan khoa học là kim chỉ nan giúp nhà giáo đi đúng hướng, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt mọi hoạt động giảng dạy và giáo dục của người giáo viên. Điều này có thể thấy rõ trong điều 16, Luật Giáo dục: “Không truyền bá tôn giáo,

tiến hành các nghi thức tôn giáo trong các trường, cơ sở giáo dục khác của hệ thống giáo dục quốc dân, của cơ quan hành chính nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội, của lực lượng vũ trang nhân dân”.

3.2. Lý tưởng nghề nghiệp

Giáo viên không phải là thợ dạy mà phải là nhà giáo thực thụ. Nếu chỉ là thợ dạy thì trong chừng mực nào đó có thể dùng máy móc, các phương tiện kỹ thuật hiện đại để thay thế, nhưng nhà giáo thực thụ thì chỉ có thể thay thế bằng nhà giáo khác và họ đều đạt chuẩn nhà giáo ở cấp học,

bậc học cụ thể. Nhà giáo có những tiêu chuẩn chung, trước hết họ đều là những người có lý tưởng nghề nghiệp.

Lý tưởng nhà giáo là lý tưởng về sự nghiệp quốc sách hành đầu, là lý tưởng về sự nghiệp

trồng người, là hạt nhân trong nhân cách người giáo viên. Lý tưởng nghề nghiệp của giáo viên nói

chung là đem lại hạnh phúc cho người đi học. Nó là cái hồn, là hạt nhân trong cấu trúc nhân cách của người giáo viên.

Lý tưởng nghề nghiệp biểu hiện ở niềm say mê nghề nghiệp, tận tuỵ hy sinh vì cơng việc, cần cù, có trách nhiệm, có lối sống giản dị và thân tình. Lý tưởng nghề nghiệp khơng có sẵn mà được hình thành và phát triển trong q trình hoạt động tích cực của người giáo viên. Chính trong q trình đó, nhận thức về nghề ngày càng được nâng cao, tình cảm nghề nghiệp ngày càng được sâu sắc.

Vì tác dụng to lớn của lý tưởng nghề nghiệp cho nên mọi việc làm trong trường sư phạm phải nhằm xây dựng lý tưởng nghề nghiệp cho giáo sinh. Nếu trường sư phạm không giáo dục lý tưởng nghề nghiệp cho giáo sinh thì cũng như A.X.Makarencơ đánh giá là khơng giáo dục gì hết.

3.3. Lòng tin yêu học sinh và lòng yêu nghề

Yêu quý và tin yêu con người là một trong những phẩm chất đạo đức cao quý của con người, riêng đối với người giáo viên thì đây là phẩm chất đặc trưng trong nhân cách của họ. Có phẩm chất đặc trưng này, người giáo viên sẽ nhận ra đúng những ưu điểm và hạn chế của người học để từ đó có những biện pháp dạy học và giáo dục phù hợp với các em.

Lòng tin yêu học sinh và lịng u nghề gắn bó với nhau và tạo thành động lực hoạt động của người giáo viên. Phẩm chất này một khi đã hình thành ở người giáo viên sẽ thơi thúc họ hành động vì mục tiêu giáo dục học sinh. Họ đầu tư sức lực và thời gian để trau dồi chuyên môn, năng lực sư phạm nhằm đáp ứng được những yêu cầu, đòi hỏi của xã hội.

Lòng tin yêu học sinh và lòng yêu nghề tạo niềm vui hạnh phúc nghề nghiệp cho người giáo viên. Lao động sư phạm của người giáo viên không đem lại lợi nhuận cho bản thân người giáo viên nhưng lại có lợi ích lớn hơn nhiều vì đó là loại hình lao động ln hướng tới chất lượng - hiệu quả giáo dục và sự phát triển nhân cách người học. Chính vì vậy, càng tin u học sinh thì người giáo viên càng có lịng u nghề và càng yêu mến học sinh, càng u nghề thì chính người giáo viên cũng được hưởng niềm vui, hạnh phúc từ công việc, từ nghề nghiệp của mình.

Lịng tin u học sinh và lịng u nghề của người giáo viên được biểu hiện ở những điểm cơ bản sau:

- Say sưa, làm việc hết mình, khi cần sẵn sàng hy sinh cả lợi ích cá nhân cho cơng việc dạy học và giáo dục.

- Có những biện pháp cụ thể để khắc phục khó khăn, quyết tâm thực hiện bằng được kế hoạch giáo dục của trường, của lớp mình phụ trách.

- Gần gũi, yêu thường học sinh, có sự quan tâm, chăm sóc cụ thể đối với những học sinh có hồn cảnh khó khăn, những học sinh tật nguyền và tin tưởng vào khả năng và sự tiến bộ của học sinh.

- Sống và làm việc theo tinh thần Tất cả vì học sinh thân yêu. Vì học sinh, vì nghề dạy học, người giáo viên ln học tập tu dưỡng để nâng cao trình độ nghề giáo của mình, đồng thời quan tâm giúp đỡ, hợp tác với đồng nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục.

3.4. Đạo đức - lối sống

Khác với các ngành nghề khác, nghề dạy học có cơng cụ hành nghề là nhân cách của người giáo viên, đó là phẩm chất và năng lực, hay là đạo đức - lối sống và năng lực của người giáo viên.

Giáo viên tác động đến người học không những bằng những hành động trực tiếp của mình mà cịn bằng sự mẫu mực, bằng thái độ và hành vi của chính mình đối với thế giới xung quanh. Để làm được điều đó, giáo viên phải biết lấy các quy luật khách quan làm chuẩn mực cho mọi tác động sư phạm của mình, mặt khác phải có những phẩm chất đạo đức và phẩm chất ý chí cần thiết. Những phẩm chất đạo đức và phẩm chất ý chí đó là tinh thần nghĩa vụ; tinh thần mình vì mọi người; tinh thần nhân đạo; lịng tơn trọng con người; thái độ cơng bằng; tính ngay thẳng, giản dị,

khiêm tốn; tính mục đích, tính nguyên tắc, tính kiên nhẫn, tính tự kiềm chế, biết chiến thắng thói hư tật xấu; kỹ năng điều khiển tình cảm, tâm trạng của bản thân cho phù hợp với tình huống sư phạm.

Trong thời đại mới, một số phẩm chất nhân cách dưới đây không những cần thiết đối với giáo viên mà còn cần được hình thành ở người học:

- Lý tưởng nghề nghiệp.

- Tính trung thực trong cuộc sống và trong hoạt động nghề nghiệp.

- Lòng tin, trước hết là tin vào đạo học và tin vào chính mình.

Một phần của tài liệu Bài giảng môn tâm lý học chuyên ngành sư phạm (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)