NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NHÂN CÁCH CHỦ YẾU CỦA LỨA TUỔI SINH VIÊN

Một phần của tài liệu Bài giảng môn tâm lý học chuyên ngành sư phạm (Trang 41 - 49)

CHƯƠNG III TÂM LÝ HỌC LỨA TUỔI SINH VIÊN

3. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NHÂN CÁCH CHỦ YẾU CỦA LỨA TUỔI SINH VIÊN

3.1. Xu hướng phát triển nhân cách sinh viên

Mỗi con người là thành viên của một cộng đồng, một xã hội cụ thể, tồn tại trong không gian và thời gian nhất định. Khi xem xét con người với tư cách là một thành viên của xã hội, là chủ thể của các mối quan hệ và hoạt động thì ta nói đến nhân cách của họ.

Nhân cách sinh viên là nhân cách của con người trẻ đang được chuẩn bị để thực hiện chức năng người lao động có trình độ nghiệp vụ cao trong một lĩnh vực hoạt động nào đó của xã hội. Sự phát triển nhân cách người sinh viên được diễn ra theo các hướng cơ bản sau:

- Niềm tin, xu hướng nghề nghiệp và các năng lực cần thiết được củng cố và phát triển. - Các quá trình tâm lý, đặc biệt là quá trình nhận thức được nghề nghiệp hố.

- Tình cảm nghĩa vụ, tinh thần trách nhiệm, tính độc lập được nâng cao, cá tính và lập trường sống của các thành viên được bộc lộ rõ rệt.

- Mong ước đối với nghề nghiệp tương lai được phát triển.

- Sự trưởng thành về mặt xã hội, các phẩm chất nghề nghiệp và sự ổn định chung về nhân cách được phát triển.

- Khả năng tự giáo dục của sinh viên được nâng cao.

- Tính độc lập và tinh thần sẵn sàng hoạt động nghề nghiệp tương lai được củng cố.

Ta có thể hình dung q trình phát triển nhân cách sinh viên trong quá trình học tập ở trường đại học, cao đẳng và dạy nghề như sau:

¾ Năm thứ nhất

Sinh viên chưa có được những phẩm chất nghề nghiệp thuộc một ngành nhất định. Họ là con em thuộc các dân tộc, các tầng lớp xã hội khác nhau ở nông thơn và thành thị. Do đó, các yếu tố bẩm sinh di truyền được biến đổi dưới ảnh hưởng của giáo dục gia đình, của trường phổ thơng, các phong tục tập quán địa phương, các điều kiện sống … Khi vào trường đại học sinh viên đã có một số phẩm chất tương đối ổn định đại biểu cho lối sống của tầng lớp, giai cấp và của địa phương mình. Cho nên, trong tập thể sinh viên năm thứ nhất thường có sự va chạm mạnh do tính độc lập của nhân cách con người trẻ. Trong quá trình làm quen với cuộc sống tập thể đầu tiên ở trường đại học, sinh viên thường có hành vi bắt chước lẫn nhau thể hiện bước đầu sự đồng nhất xã hội. Ở đây sinh viên chưa có quan điểm phân hố đối với vai trị của mình.

¾ Năm thứ hai

Sinh viên đã quen với hầu hết các hình thức giảng dạy và giáo dục ở trường đại học. Q trình thích ứng với hoạt động học tập đã cơ bản hồn thành. Do tích luỹ được tri thức chung mà các nhu cầu văn hố rộng rãi được hình thành.

¾ Năm thứ ba

Hứng thú với hoạt động khoa học và học tập chuyên môn được phát triển theo chiều hẹp và sâu của nghề nghiệp đã chọn. Những phẩm chất có liên quan và phù hợp với nghề nghiệp tương lai được phát triển mạnh.

¾ Năm cuối cùng ( năm học thứ IV -VI)

Sinh viên thực sự tập làm công việc của người lao động tương lai khi đi thực tập ở các cơ sở thuộc lĩnh vực nghề nghiệp của mình. Khi đi thực tập, sinh viên được thể nghiệm mình trong

đời sống, đối chiếu, đánh giá lại các giá trị có liên quan tới nghề nghiệp của mình, tích cực tìm tịi các thơng tin liên quan tới nghề nghiệp va rèn luyện các kỹ năng cần thiết.

Như vậy, qua việc tìm hiểu xu hướng phát triển nhân cách của người sinh viên chúng ta thấy, nhân cách sinh viên được bộc lộ, hình thành và phát triển trong hoạt động và thông qua hoạt động.

3.2. Đặc điểm kiểu nhân cách sinh viên

Dựa trên cơ sở đo các định hướng giá trị, hứng thú, mục đích học tập của sinh viên, các nhà nghiên cứu đã nêu ra cách phân loại kiểu nhân cách sinh viên khác nhau.

¾ Căn cứ vào thái độ của sinh viên đối với hoạt động học tập người ta chia nhân cách sinh viên thành 4 loại như sau:

Kiểu W: Sinh viên thuộc kiểu này học tập để chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai, họ không

quan tâm tới lĩnh vực tri thức và xã hội ở trường đại học cho dù thỉnh thoảng có tham gia vào các hoạt động của trường. Sinh viên chỉ thực hiện những bài tập theo yêu cầu, chỉ cần đạt điểm trung bình sao cho khơng bị lưu ban. Ngồi những tài liệu bắt buộc, họ chỉ đọc sách theo hứng thú và sở thích chứ khơng liên quan tới việc học. Sinh viên kiểu X học vì nghề nghiệp.

Kiểu X: Với kiểu sinh viên này, họ thích tìm tịi những mơn học liên quan tới tri thức cuộc

sống nói chung dựa trên cơ sở lựa chọn riêng của cá nhân. Họ rất quan tâm tới thế giới tư tưởng và sách, thường có mặt ở thư viện. Ngồi giờ học bắt buộc, sinh viên tự nguyện tham gia vào các khoá học chuyên đề tự chọn, những giờ học phục đạo, văn hoá, thể thao… Sinh viên thường đọc tài liệu ngồi chương trình mà họ cho rằng những tài liệu đó là cần thiết và có thể bổ xung cho việc học.

Sinh viên kiểu X không tham gia vào các tổ chức sinh viên, tập thể, câu lạc bộ và các công việc xã hội không liên quan trực tiếp tới việc học. Với họ, việc học đại học là để thoả mãn lòng khao khát tri thức và kinh nghiệm sống.

Kiểu Y: Sinh viên kiểu Y gần giống với kiểu X song họ không tách dời khỏi các hình thức

khác của đời sống tập thể. Họ cố gắng đạt điểm cao nhất trong các kỳ thi. Họ xem tập thể có ảnh hưởng chung tới sự phát triển của cá nhân mình.

Kiểu Z: Sinh viên kiểu Z chú ý tới các hình thức xã hội của trường đại học hơn là bản thân các

khoa học. Họ gắn bó với trường và cố gắng trong các hoạt động thể dục, thể thao. Họ cũng muốn nhận được tấm bằng đại học nhưng ít khi vượt ra khỏi yêu cầu tối thiểu của chương trình học.

¾ Căn cứ vào 4 tiêu chuẩn dưới đây, các nhà nghiên cứu đã nêu ra 6 kiểu nhân cách sinh viên:

- Thái độ của sinh viên đối với hoạt động học tập. - Tính tích cưc chính trị xã hội và khoa học. - Trình độ văn hố chung.

Kiểu 1: Sinh viên học xuất sắc cả về chuyên môn riêng lẫn những mơn lý luận chung và

các mơn xã hội, có niềm tin chính trị rõ ràng, tham gia nghiên cứu khoa học, có văn hố chung cao, tham gia tích cực vào cơng tác xã hội, gắn bó với tập thể bằng những hứng thú đa dạng.

Kiểu 2: Sinh viên học khá, coi việc thu nhận lấy một chuyên mơn nào đó là mục đích suy

nhất của việc học tập ở trường đại học, quan tâm tới khoa học trong khn khổ chương trình, nhiệt tình tham gia cơng tác xã hội và quan hệ tốt với bạn bè, gắn bó với tập thể bằng các hứng thú học tập và nghề nghiệp.

Kiểu 3: Sinh viên học xuất sắc, xem khoa học là phạm vi chủ yếu của hứng thú và hoạt

động. Sinh viên kiểu này thể hiện sự hứng thú với khoa học xã hội như là phương tiện để giải thích hiện thực và hành vi. Họ có văn hố chung cao, tích cực tham gia vào các hoạt động văn hoá xã hội và gắn bó với tập thể bằng các hứng thú khoa học. Họ không tự nguyện tham gia các hoạt động quần chúng như hội, họp.

Kiểu 4: Sinh viên học trung bình và khá, quan tâm tích cực tới khoa học xã hội ngồi

chương trình. Họ thường khơng tự nguyện tham gia nghiên cứu khoa học, văn hoá chung được hạn chế ở các hứng thú nghề nghiệp. Đặc biệt, họ tích cực tham gia cơng tác xã hội và coi hứng thú của tập thể là hứng thú của cá nhân.

Kiểu 5: Sinh viên học trung bình và khá, khơng tham gia nghiên cứu khoa học. Họ xem

chun mơn và văn hố là lĩnh vực chủ yếu của hứng thú và hoạt động của mình. Họ có tham gia vào các hoạt động xã hội song khơng tích cực. Họ gắn bó với tập thể bởi các hứng thú có tính chất giải trí và văn hố. Sinh viên kiểu này có khả năng sáng tạo trong lĩnh vực văn hoá nghề thuật.

Kiểu 6: Sinh viên học yếu, không tham gia nghiên cứu khoa học. Họ học vì mốt, khơng

u nghề. Họ tham gia công tác xã hội một cách thụ động. Họ coi nghỉ ngơi và giải trí là lĩnh vực chủ yếu của hứng thú và hoạt động. Họ gắn bó với tập thể bởi hứng thú cùng được nghỉ ngơi là chủ yếu (tham quan, cắm trại …).

Việc nghiên cứu những kiểu loại nhân cách sinh viên có ý nghĩa thực tiễn to lớn, góp phần giúp các nhà giáo dục tìm ra các biện pháp cụ thể để việc dạy và học ở trường đại học đạt kết quả cao hơn.

3.3. Đặc điểm nhân cách lứa tuổi sinh viên

3.3.1. Sự phát triển tự đánh giá, tự ý thức và tự giáo dục của sinh viên

Tự đánh giá là một trong những phẩm chất quan trọng, một trình độ phát triển cao của nhân cách. Tự đánh giá có ý nghĩa định hướng, điều chỉnh hoạt động, hành vi của chủ thể nhằm đạt mục đích, lý tưởng sống một cách tự giác. Nó giúp con người khơng chỉ biết người mà cịn biết mình.

Tự đánh giá nảy sinh rất sớm ở con người, từ khoảng 3 tuổi, khi cái tôi sơ giản được hình thành. Nó tiếp tục được phát triển và đến tuổi thiểu niên thì khả năng tự đánh giá phát triển đến mức độ có tính đột biến với biểu hiện của cái tôi xã hội khác về chất so với cái tôi sơ giản. Ở tuổi

thanh niên, nhất là thời kỳ sinh viên, tự đánh giá phát triển mạnh với những biểu hiện phong phú và sâu sắc.

Tự đánh giá ở tuổi sinh viên là một dạng hoạt động nhận thức, trong đó đối tượng nhận thức chính là bản thân chủ thể, là q trình chủ thể thu thập, xử lý thơng tin về chính mình, chỉ ra được mức độ nhân cách tồn tại ở bản thân, từ đó có thái độ, hành vi, hoạt động phù hợp nhằm tự điều chỉnh, tự giáo dục để hoàn thiện và phát triển.

Đặc điểm tự đánh giá ở sinh viên mang tính chất toàn diện và sâu sắc. Biểu hiện cụ thể của nó là sinh viên khơng chỉ đánh giá hình ảnh bản thân mình có tính chất bên ngồi, hình thức mà còn đi sâu vào cá phẩm chất, các giá trị nhân cách. Tự đánh giá của sinh viên không chỉ trả lời câu hỏi Tơi là ai? mà cịn Tơi là người như thế nào? Tơi có những phẩm chất gì?. Lứa tuổi này cịn có khả năng lý giải câu hỏi Tại sao tôi là người như thế?

Những cấp độ đánh giá ở tên mang yếu tố phê phán, phản tỉnh rõ rệt. Vì vậy, tự đánh giá ở sinh viên còn mang ý nghĩa tự ý thức, tự giáo dục.

Tự ý thức là một trình độ phát triển cao của ý thức, nó giúp sinh viên có hiểu biết về thái độ, hành vi, cử chỉ của mình để chủ động hướng hoạt động của mình theo những u cầu địi hỏi của tập thể, của cộng đồng xã hội.

Các cơng trình nghiên cứu về tự ý thức, tự đánh giá ở sinh viên cho thấy, mức độ phát triển của những phẩm chất nhân cách này có liên quan tới học lực cũng như kế hoạch sống tương lai của sinh viên. Những sinh viên có kết quả học tập cao thường chủ động, tích cực trong việc tự nhìn nhận, tự đánh giá, tự kiểm tra hành động, thái độ cư xử, cử chỉ giao tiếp để hướng tới những thành tựu khoc học, lập kế hoạch học tập, nghiên cứu khoa học một cách cụ thể nhằm tự hoàn thiện bản thân. Những sinh viên có kết quả học tập thấp dễ tự đánh giá bản thân không phù hợp. Có những sinh viên tự đánh giá bản thân mình quá cao, thường bị động trong học tập, nhu cầu giao tiếp mạnh hơn nhu cầu nhận thức và hoạt động của họ hướng chủ yếu vào các mối quan hệ. Ngược lại, có một số sinh viên lại đánh giá mình quá thấp, thường bi quan trước kết quả hoạt động, thụ động trong quan hệ giao tiếp với bạn bè, họ ít phấn đấu vươn lên trong học tập nên việc tự giáo dục, tự hoàn thiện đạt mức thấp.

Tự đánh giá về mức độ trí tuệ là thành phần quan trọng trong tự ý thức, tự giáo dục ở sinh viên. Những sinh viên tự đánh giá mình quá thấp về mặt này thường gây khó khăn cho họ trong q trình học tập. Vì vậy, cần giúp những sinh viên này thay đổi sự tự đánh giá ở mức lạc quan, tự tin hơn. Điều này sẽ làm thay đổi thái độ chung đối với bản thân người sinh viên, nhờ đó sự tự tin, tính tự trọng của sinh viên phát triển theo chiều hướng tốt, tạo điều kiện cho sự vươn lên trong học tập, phấn đấu, rèn luyện nhân cách.

Tóm lại, những phẩm chất nhân cách như tự đánh giá, sự tự ý thức phát triển mạnh mẽ ở lứa tuổi sinh viên. Những phẩm chất nhân cách này có ý nghĩa rất lớn đối với việc tự giáo dục, tự hồn thiện bản thân theo hướng tích cực của sinh viên.

3.3.2. Sự phát triển về định hướng giá trị ở sinh viên

Định hướng giá trị là một trong những lĩnh vực rất cơ bản, quan trọng đối với đời sống tâm lý của sinh viên. Nó là những giá trị được chủ thể nhận thức, ý thức và đánh giá cao, có ý nghĩa định hướng, điều chỉnh thái độ, hành vi, lối sống của chủ thể nhằm vươn tới những giá trị đó. Định hướng giá trị là một khái niệm động, có tính bền vững tương đối và có thể thay đổi tuỳ theo hồn cảnh, điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội.

Về những định hướng giá trị đối với nhân cách đa số sinh viên chọn và nhấn mạnh các phẩm chất sau ngoài những giá trị chung khác:

- Có tư duy kinh tế, biết tính tốn hiệu quả. - Năng động, thích nghi nhanh với hồn cảnh. - Sử dụng thành thạo ngoại ngữ.

- Dám nghĩ, dám làm, chấp nhận mạo hiểm.

Những định hướng giá trị nghề nghiệp được sinh viên lựa chọn là: - Biết xây dựng cuộc sống gia đình hồ thuận.

- Nghề có thu nhập cao.

- Nghề phù hợp với sức khoẻ và trình độ. - Nghề phù hợp với sở thích, hứng thú. - Nghề có điều kiện chăm lo gia đình. - Nghề có điều kiện phát triển năng lực. - Nghề được xã hội coi trọng.

- Nghề đảm bảo yên tâm suốt đời. - Nghề làm việc bằng trí óc.

- Nghề có thể giúp ích cho nhiều người. - Nghề có điều kiện tiếp tục học lên cao.

Định hướng giá trị của sinh viên liên quan mật thiết với xu hướng nhân cách và kế hoạch đường đời. Với sinh viên, ước mơ, hoài bão, lý tưởng của tuổi thanh xuân dần dần được hiện thực, được điều chỉnh trong q trình học tập ở trường đại học. Tính viển vông, huyễn tưởng nhường chỗ cho kế hoạch đường đời cụ thể do việc học để trở thành người có nghề nghiệp đã được xác định rõ ràng. Sinh viên khơng chỉ đặt ra kế hoạch đường đời cho mình mà cịn tìm cách để thục hiện kế hoạch đó theo những giai đoạn nhất định.

Sinh viên là những người giàu nghị lực, giàu ước mơ và hoài bão. Tuy nhiên, do quy luật phát triển không đồng đều về tâm lý, do điều kiện, hoàn cảnh sống và giáo dục khác nhau nên không phát bất cứ sinh viên nào cũng được phát triển ở mức tối ưu. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào định hướng đúng đắn cũng như tính tích cực hoạt động của bản thân mỗi sinh viên. Ở giai đoạn này, sự chi phối của thế giới quan và nhân sinh quan đối với hoạt động của sinh viên đã thể

Một phần của tài liệu Bài giảng môn tâm lý học chuyên ngành sư phạm (Trang 41 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)