Mục tiêu và lĩnh vực hoạt động

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển của chi nhánh công ty tnhh schenker việt nam tại hà nội (Trang 33)

2.1 Tổng quan về DB Schenker Hà Nội

2.1.2. Mục tiêu và lĩnh vực hoạt động

Mục tiêu hoạt động

Đẩy mạnh và nâng cao chất lƣợng dịch vụ, nhanh chóng đáp ứng kịp thời các nhu cầu của khách hàng, tăng cƣờng khả năng cạnh tranh bằng cách luôn luôn đổi mới, sáng tạo.

Mục tiêu ƣu tiên vẫn là lợi nhuận gắn liền với các dịch vụ kinh doanh, đây đƣợc xem nhƣ là sự thúc đẩy mạnh mẽ nhằm tăng trƣởng kinh tế và góp phần cho sự phát triển vững mạnh của đất nƣớc.

Tại Việt Nam, DB Schenker thực hiện chiến lƣợc Grow Việt Nam với mục tiêu đóng góp cho sự thành cơng cho tầm nhìn logistics 2022 của DB Schenker toàn cầu. Ba trụ cột trong chiến lƣợc Grow Việt Nam là Grow Higher (phát triển cao hơn), Grow Smarter (phát triển thông minh), Grow Together (phát triển bền vững). Nhằm đuổi kịp chiến lƣợc này, DB Schenker Hà Nội đã liên tục đầu tƣ, phát triển mạnh mẽ để ngày càng mở rộng, bao trọn thị trƣờng logistics miền Bắc.

Phạm vi hoạt động

- Logistics – Dịch vụ logistics.

- Vận tải hàng hóa bằng đƣờng hàng khơng. - Vận tải hàng hóa bằng đƣờng biển.

- Vận tải hàng hóa bằng đƣờng bộ.

Các dịch vụ cơng ty cung cấp

- Vận tải hàng không xuất – nhập khẩu. - Vận tải đƣờng biển LCL & FCL.

24

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Cơng ty giai đoạn 2017 – 2021

DB Schenker Hà Nội là một chi nhánh đầy tiềm năng của DB Schenker tại Việt Nam. Chỉ qua hơn 15 năm hình thành và phát triển, DB Schenker Hà Nội đã đạt đƣợc nhiều thành tựu nổi bật về doanh thu, chất lƣợng và nổi tiếng là công ty hàng đầu Việt Nam trong ngành logistics. Tuy nhiên để làm nên thành cơng đó, cơng ty cũng phải trải qua nhiều khó khăn, biến động nhất định, đặc biệt là trong giai đoạn đại dịch Covid-19 trong giai đoạn 2017 – 2021.

Dƣới đây là bảng tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh và phân tích sự biến động về doanh thu của DB Schenker Hà Nội giai đoạn 2017 – 2021.

Bảng 2.1: Doanh thu của DB Schenker Hà Nội giai đoạn 2017 - 2021

Năm 2017 2018 2019 2020 2021 Doanh thu (triệu Euro) 86,156 87,103 87,333 85,366 98,435 Tăng trƣởng doanh thu Giá trị (  triệu Euro) - 0,947 0,230 -1,967 13,069 Tốc độ (%) - 1,10 0,26 -2,25 15,31

Nguồn: Báo cáo tài chính của DB Schenker Hà Nội

Dựa theo số liệu từ bảng 2.1, có thể dễ dàng thấy đƣợc doanh thu của chi nhánh có sự biến động qua từng năm trong giai đoạn từ 2017 – 2021. Tuy nhiên mức độ tăng giảm không ổn định.

Trong giai đoạn này, tốc độ tăng trƣởng doanh thu các năm không đồng đều. Từ năm 2017 đến năm 2021, sau những biến động thì doanh thu của DB Schenker Hà Nội năm 2021 vẫn tăng trƣởng 12,279 triệu Euro tức đạt 14,25% so với năm 2017. Trong đó, với sự phục hồi nhanh chóng về kinh tế sau đại dịch Covid 19, năm 2021 là năm đạt mức doanh thu cao nhất trong cả giai đoạn, năm có mức doanh thu thấp nhất là năm 2017 và những năm cịn lại biến động khơng ngừng, cụ thể nhƣ sau:

Năm 2017, với vai trò là nền kinh tế chủ nhà, Việt Nam đã tạo đƣợc sự quan tâm chung của các nền kinh tế thành viên khi tổ chức thành công tuần lễ APEC tại

25

Đà Nẵng. Trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Donald Trump nhân sự kiện này, các hợp tác song phƣơng với Mỹ trị giá 12 tỷ USD đã đƣợc ký kết. Điều này đã tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế nƣớc ta, đặc biệt là lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hố. Chính điều đó, vào năm này, doanh thu của DB Schenker Hà Nội đạt ngƣỡng 86,156 triệu Euro nhờ nhu cầu giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp tăng cao, đặc biệt là các doanh nghiệp có nhu cầu xuất nhập khẩu sang thị trƣờng châu Á và Mỹ.

Chƣa dừng lại ở đó, nền kinh tế Việt Nam không ngừng phát triển khi năm 2018, Việt Nam chính thức gia nhập Hiệp định Đối tác Tồn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dƣơng (CPTPP). CTCPP đƣợc coi là Hiệp định thƣơng mại tự do lớn thứ ba thế giới hiện nay và sẽ đƣợc thực thi từ năm 2019. Hiệp định sẽ giúp mở rộng thị trƣờng xuất khẩu, thu hút đầu tƣ, thúc đẩy tăng trƣởng, cải cách chính sách theo hƣớng minh bạch và thơng thống hơn. Năm 2018, doanh thu của Công ty tiếp tục tăng nhanh, đạt mức 87,103 triệu Euro và tăng 1,1% so với năm 2017. Đây cũng đƣợc là mức doanh thu cao và đầy triển vọng.

Năm 2019, doanh thu của chi nhánh ƣớc tính đạt 87,333 triệu Euro, tăng nhẹ 0,26% so với năm 2018. Tuy nhiên, từ cuối năm 2019 (tháng 12/ 2019), với sự xuất hiện của chủng virus Corona gây nguy hiểm cho con ngƣời trên toàn thế giới nên dịch vụ logistics Việt Nam nói chung và dịch vụ logistics ở DB Schenker Hà Nội nói riêng gặp nhiều khó khăn và hạn chế, ảnh hƣởng trực tiếp đến doanh thu.

Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong thời điểm dịch bệnh diễn ra phức tạp, DB Schenker Hà Nội thiết kế và triển khai những phƣơng án mới nhằm đảm bảo hàng hóa lƣu thơng thuận tiện nhất. Cơng ty chấp nhận bù chi phí xăng dầu, mở rộng các kho bãi để lƣu trữ hàng hóa, thuê máy bay chuyển hàng với giá đắt đỏ hơn. Các thủ tục phòng dịch cũng đƣợc nắm rõ và chuẩn bị kỹ lƣỡng giúp hàng hóa đến tay khách hàng kịp tiến độ đề ra. Dựa vào bảng 2.1, có thể thấy rõ đƣợc sự sụt giảm khá nhiều về doanh thu so với năm 2019. Cụ thể là năm 2020, doanh thu của chi nhánh chỉ đạt 85,366 triệu Euro, giảm 1,967 triệu Euro tƣơng đƣơng với giảm 2,25% so với doanh thu 2019. Sự sụt giảm này ngun nhân chủ yếu có thể đề cập đến chính là do ảnh hƣởng của đại dịch Covid- 19 khiến việc thông quan, xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa giữa các nƣớc bị hạn chế phần nào. Việt Nam kiểm soát rất chặt chẽ, thủ tục kiểm dịch nghiêm ngặt, đặc biệt là đối với hàng nhập để tránh nguồn dịch bệnh xâm nhập vào qua hàng hoá.

Đối với vận tải bằng đường hàng không: Tạm dừng các chuyến bay thẳng tới

các nƣớc cao điểm dịch nhƣ Hồng Kông, Ma Cao, Trung Quốc, đây là một bất lợi khá lớn, làm tăng giá cƣớc vận chuyển hàng hóa, thời gian vận chuyển lâu hơn dẫn đến doanh thu sụt giảm.

26

Đối với vận tải bằng đường biển: Đối với lô hàng từ các nƣớc xuất khẩu nhƣ

Hoa Kỳ, châu Âu, Trung Quốc sử dụng các hãng tàu vận chuyển nhƣ Evergreen, ONE,…đang giảm số lƣợng tàu chuyển tải. Điều này làm ảnh hƣởng đến thời gian dự kiến hàng hoá về cảng Hải Phịng cũng nhƣ chất lƣợng hàng hố. Do một số thị trƣờng trong thời điểm dịch bệnh này đều bị kiểm tra gắt gao nên dịch vụ giao nhận hàng hoá nhập khẩu đƣờng biển cũng đối mặt với nhiều khó khăn hơn. Các thủ tục giao nhận từ các vùng châu Á và các khu vực khác bị mất nhiều thời gian hơn so với bình thƣờng. Sản lƣợng hàng hố có xu hƣớng giảm chung nên các hãng tàu đã giảm số chuyến đi, từ đó việc vận chuyển trở nên khó dự đốn, lịch thƣờng xun bị thay đổi không báo trƣớc làm ảnh hƣởng đến kế hoạch kinh doanh của khách hàng, mất niềm tin của khách hàng về dịch vụ cung cấp của công ty. Hầu hết hàng nhập trên các tuyến về Việt Nam giảm mạnh, một số thị trƣờng khác bị kiểm dịch gắt gao. Các thủ tục vận hành từ thị trƣờng khu vực châu Á và một số khu vực khác chậm trễ hơn so với bình thƣờng. Giảm chuyến do sản lƣợng luân chuyển chung giảm, nên việc vận chuyển trở nên thất thƣờng khi lịch thƣờng xuyên thay đổi không thông báo trƣớc và ảnh hƣởng tới kế hoạch kinh doanh của khách hàng, gây mất uy tín cho cơng ty cung cấp dịch vụ, làm tăng thời gian xử lý các vấn đề phát sinh cũng nhƣ gây căng thẳng áp lực cho nhân sự khi xử lý các vấn đề trên.

Đối với vận tải đường bộ: Các lô hàng đƣờng bộ đều bị kiểm soát chặt chẽ tại

cửa khẩu làm tăng thời gian giao nhận, dần dần khách trở nên giảm nhu cầu với phƣơng thức vận tải đƣờng bộ.

Tới năm 2021, doanh thu của chi nhánh tăng nhanh và vƣợt ngƣỡng của các năm trƣớc, đạt tới 98,435 triệu Euro, tăng thêm 13,069 triệu Euro, tức 15,31% so với năm 2020; tăng thêm 12,279 triệu Euro, tƣơng đƣơng 14,25% so với năm 2017 của đầu giai đoạn này. Đây là một bƣớc bứt phá ngoạn mục về doanh thu, tăng mạnh nhất kể từ khi thành lập chi nhánh. Mặc dù vẫn đang trong thời kì dịch Covid 19 nhƣng với sự nỗ lực của tồn thể cơng ty, thích nghi và đƣa ra giải pháp phù hợp, doanh thu nhanh chóng đƣợc phục hồi, khơng chỉ ổn định trở lại mà cịn bùng nổ một cách mạnh mẽ.

Khơng thể phủ nhận chất lƣợng dịch vụ của công ty đang ngày đƣợc nâng cao. Với chiến lƣợc đúng đắn của ban điều hành cùng sự cố gắng nỗ lực của toàn thể nhân viên trong cơng ty, tình hình kinh doanh của công ty đạt đƣợc những kết quả khả quan, từng bƣớc khẳng định vị thế của mình trong ngành logistics của khu vực miền Bắc nói riêng và của logistics Việt Nam nói chung.

27

2.1.4. Định hướng phát triển của Công ty giai đoạn 2022 – 2026

Nhân dịp kỷ niệm 150 năm thành lập DB Schenker, Ông Jochen Thewes, Giám đốc điều hành của trụ sở chính DB Schenker tại Đức đã phát biểu rằng “We

want to push this pioneering spirit to a new dimension by driving innovation, shaping a sustainable future, and connecting communities” (Jochen Thewes, 2021)

có nghĩa là “Chúng tơi muốn thúc đẩy tinh thần tiên phong này lên một tầm vóc mới

bằng cách thúc đẩy sự đổi mới, định hình một tương lai bền vững và kết nối cộng đồng”. Đây đƣợc coi nhƣ khẩu hiệu thể hiện sự chuyên nghiệp của công ty, nỗ lực

đem lại sự hài lịng về thời gian vận chuyển hàng hóa, chất lƣợng dịch vụ cho mỗi đơn hàng của khách hàng mỗi khi tin dùng sử dụng dịch vụ tại DB Schenker.

Tuy hiện nay còn một số hạn chế về nhân lực do nhân viên phải làm việc 70% tại nhà để bảo đảm an tồn phịng chống dịch Covid-19 nhƣng trong giai đoạn trƣớc mắt này, đội ngũ quản lý và nhân viên trong cơng ty tích cực đƣa ra những mục tiêu và định hƣớng cụ thể để phát triển công ty một cách tốt nhất trong giai đoạn 2022 – 2026 nhƣ sau:

- Linh hoạt trong cách tùy chọn giao hàng đến địa điểm khách hàng chỉ định (trong thời kì dịch...)

- Linh hoạt trong quản lý thời gian và lộ trình.

- Kiểm sốt chi phí tốt hơn thơng qua việc hợp nhất lô hàng từ nhiều nhà cung cấp.

- Giảm tình trạng trì hỗn từ các hãng tàu giúp khách hàng yên tâm và hài lòng hơn.

- Nhạy bén với thị trƣờng trong và ngồi nƣớc. - Giảm số lƣợng và chi phí hàng tồn kho..

- Tăng năng suất làm việc của nhân viên để kịp thời xử lý và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

- Cải thiện và liên kết mạng lƣới toàn cầu. - Tối ƣu hóa giải pháp vận tải.

2.2. Dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đƣờng biển của DB Schenker Hà Nội giai đoạn 2017 - 2021 Hà Nội giai đoạn 2017 - 2021

2.2.1. Quy trình dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển

Dịch vụ giao nhận hàng hoá nhập khẩu bằng đƣờng biển của DB Schenker Hà Nội đƣợc chia thành 2 loại hình dịch vụ: Dịch vụ giao nhận hàng nguyên container (FCL) nhập khẩu bằng đƣờng biển và dịch vụ giao nhận hàng lẻ (LCL) nhập khẩu bằng đƣờng biển. Tuy bản chất của 2 loại hàng hố là khác nhau nhƣng cơng ty vẫn

28

áp dụng quy trình giao nhận chung đối với hầu hết các lơ hàng FCL và LCL. Cụ thể quy trình giao nhận hàng hoá nhập khẩu bằng đƣờng biển đƣợc thể hiện bằng sơ đồ 2.1 dƣới đây:

Sơ đồ 2.1: Quy trình giao nhận hàng hố nhập khẩu bằng đƣờng biển

Nguồn: Phòng vận tải đường biển Bước 1: Tiếp nhận thông tin lô hàng và kiểm tra bộ chứng từ

Sau khi đƣợc chấp nhận giá, Oversea (Schenker đầu nƣớc ngồi) sẽ gửi thơng tin booking để cùng theo dõi và xử lý lô hàng. Bộ chứng từ hàng nhập bao gồm:

- Đơn đặt hàng (Purchase Order) - Hoá đơn thƣơng mại (Invoice) - Phiếu đóng gói (Packing List)

- Vận đơn đƣờng biển (Bill of Lading)

- Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin)

Bộ chứng từ sẽ đƣợc nhân viên CM (nhân viên quản lý khách hàng) kiểm tra tính đồng bộ và tính hợp lệ của những chứng từ trên để khâu làm thủ tục hải quan sẽ nhanh chóng và thuận lợi hơn.

Các thông tin quan trọng cần kiểm tra cụ thể như sau:

* Kiểm tra đơn đặt hàng (Purchase Order) - Số và ngày đơn đặt hàng

- Thông tin cơ bản về tên, địa chỉ của ngƣời xuất (Shipper), ngƣời nhập (Consignee)

29

- Các thơng tin mơ tả về hàng hố (tên hàng, số lƣợng, thể tích, khối lƣợng,…) - Điều kiện cơ sở giao hàng và phƣơng thức thanh toán

* Kiểm tra hoá đơn thƣơng mại (Invoice) - Số và ngày của Invoice

- Thông tin cơ bản về tên, địa chỉ của ngƣời xuất (Shipper), ngƣời nhập (Consignee)

- Các thơng tin mơ tả về hàng hố (tên hàng, số lƣợng, đơn giá, tổng giá trị lô hàng,…)

- Điều kiện cơ sở giao hàng và phƣơng thức thanh toán. - Nơi xuất khẩu

* Kiểm tra phiếu đóng gói (Packing List) - Số và ngày của Invoice trên Packing List - Mơ tả hàng hố (tên hàng, số lƣợng) - Đơn vị tính

- Trọng lƣợng tịnh, trọng lƣợng cả bì

* Kiểm tra vận đơn đƣờng biển (Bill of Lading) - Số vận đơn, ngày vận đơn, số cont, số seal, số kiện - Tên tàu, số chuyến trên vận đơn

- Cảng POL (cảng xếp hàng), POD (cảng dỡ hàng) - Tên hàng, số lƣợng, trọng lƣợng

- Thông tin Shipper, Consignee

- Ngày phát hành vận đơn, số bản chính, bản sao của vận đơn

- Cƣớc trả trƣớc (Prepaid) hay trả sau (Collect). Cƣớc này cần khớp với điều kiện cơ sở giao hàng trên đơn đặt hàng và hoá đơn.

* Kiểm tra giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate Origin) - Form C/O (Form D hay E…)

- Thông tin cơ bản về tên, địa chỉ của shipper (ngƣời xuất khẩu), CNEE (Consignee – ngƣời nhập khẩu)

- Tên phƣơng tiện vận tải, cảng dỡ hàng

- Ngày cấp C/O và nội dung xuất xứ hàng hoá ghi trên C/O - Tên hàng, mơ tả hàng hố, ký mã hiệu và số lƣợng hàng hoá - Chữ ký trên C/O và chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền

30

Kiểm tra các thông tin nêu trên, nếu thấy sai thì phải E-mail hoặc Fax báo ngay cho bên Oversea để chỉnh sửa. Thƣờng là sau một ngày tàu vào cảng sẽ có MBL (Master Bill of Lading), nên nếu Oversea không gửi bản MBL nháp cho Schenker Việt Nam kiểm tra trƣớc thì đến ngày tàu chạy hoặc sau ngày tàu chạy 1 ngày, nhân viên CM phải lên hệ thống tải bộ MBL, HBL (House Bill of Lading) để kiểm tra.

Công ty sử dụng hệ thống phần mềm TANGO để cập nhật và lƣu giữ chứng từ. Việc tạo lô hàng trên hệ thống sẽ do nhân viên đầu bên xuất Oversea khởi tạo, nhân viên CM chỉ cần lên lấy chứng từ và hồn thành thơng tin trên TANGO.

Tùy thuộc vào trách nhiệm của Oversea hay Schenker Việt Nam đến đâu mà quy định ngƣời phải trả phí chỉnh sửa MBL khi MBL sai. Do đó nhân viên CM nên chủ động kiểm tra sớm, vì kể cả lỗi khơng phải do lỗi của bên Schenker Việt Nam nhƣng do làm hàng nhập khi chứng từ sai sẽ phát sinh rất nhiều vấn đề kéo theo nhƣ khai sai E - Manifest, sai lệnh, sai giấy báo,….

Sau khi nhận đƣợc bản nháp của các chứng từ liên quan, nếu khơng có gì sai sót cần phải sửa đổi thì nhân viên CM của cơng ty sẽ xác nhận e-mail lại cho bên Oversea; cịn nếu có sai sót thì sẽ e-mail cho bên Oversea yêu cầu sửa đổi, sau đó sẽ xác nhận lại chứng từ.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển của chi nhánh công ty tnhh schenker việt nam tại hà nội (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)