Cơ hội và thách thức của dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển của chi nhánh công ty tnhh schenker việt nam tại hà nội (Trang 68 - 72)

biển của DB Schenker Hà Nội giai đoạn 2022 – 2026

3.1.1 Cơ hội của dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu đường biển giai đoạn 2022 – 2026

Logistics có vai trị rất quan trọng đối với nền kinh tế thế giới. Xu thế tất yếu

của thời đại ngày nay là tồn cầu hố nền kinh tế thế giới. Sự phát triển sơi động của thị trƣờng tồn cầu đã làm cho giao thƣơng giữa các quốc gia, các khu vực trên thế giới tăng một cách mạnh mẽ và đƣơng nhiên sẽ kéo theo những nhu cầu mới về vận tải, kho bãi, các dịch vụ phụ trợ...Đối với bất kỳ nền kinh tế nào, việc lƣu thông và phân phối hàng hóa, giao thƣơng, bn bán giữa các vùng miền trong nƣớc và nƣớc ngồi ln là việc thiết yếu. Nếu nó hài hịa và hiệu quả thì sẽ góp phần rất lớn vào sự phát triển của các ngành sản xuất. Ngƣợc lại, nếu hoạt động đó bị ngừng trệ sẽ ảnh hƣởng tiêu cực đến mọi hoạt động sản xuất và đời sống.

Tình hình phát triển ngành logistics của Việt Nam đang được các quốc gia trên thế giới đánh giá cao. Việt Nam xếp hạng 39/160 nƣớc về mức độ phát triển

logistics, xếp hạng cao nhất trong nhóm các nƣớc có thu nhập trung bình thấp. Theo báo cáo Logistics Việt Nam năm 2021, Việt Nam đứng thứ 8 trong số tổng cộng 50 thị trƣờng mới nổi, tăng 3 cấp bậc so với năm 2020. Có thể thấy các chỉ số đánh giá logistics của Việt Nam đều rất có tiềm năng, dự báo đà tăng trƣởng tiếp theo của ngành trong thời gian tới, mở ra nhiều cơ hội sáng tạo và phát huy năng lực của các doanh nghiệp logistics Việt Nam nói chung và cơng ty DB Schenker Hà Nội nói riêng.

Chính phủ, các bộ ngành và các thành phố trực thuộc Trung ương hiện nay đang rất quan tâm đến logistics ở Việt Nam và các hoạt động truyền thông đang

đẩy mạnh. Cho đến nay, khung pháp lý và các chính sách liên quan đến lĩnh vực

logistics từng bƣớc đƣợc hoàn thiện. Tại quyết định số 200/QĐ-TTg, Việt Nam đang dần xây dựng kế hoạch thực hiện 60 nhiệm vụ trong 6 nhóm gồm hồn thiện chính sách và pháp luật về dịch vụ logistics; hoàn thiện cơ cấu hạ tầng logistics; nâng cao năng lực kinh doanh và chất lƣợng dịch vụ; phát triển thị trƣờng dịch vụ logistics; nhóm phát triển thị trƣờng, đào tạo, nâng cao nhận thức và chất lƣợng nhân tài cùng các nhiệm vụ khác. Trên đà phát triển của nền kinh tế Việt Nam cũng nhƣ của các khu vực trên toàn thế giới, các mối quan hệ giao thƣơng kinh tế ngày

59

càng đƣợc thắt chặt, các nƣớc đi vào chun mơn hóa sâu, lƣợng hàng sản xuất và luân chuyển ngày càng nhiều. Thêm vào đó, nền khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho thƣơng mại dịch vụ phát triển qua việc cung cấp các thông tin đƣợc cập nhật nhanh chóng, các trang thiết bị, phƣơng tiện hỗ trợ đƣợc nâng cấp cải tiến. Ngồi ra, Việt Nam cũng đƣợc đánh giá có nhiều cơ hội để thúc đẩy ngành dịch vụ giao nhận hàng hoá nhập khẩu đƣờng biển bởi sự phát triển nhanh chóng của cơ sở hạ tầng hiện đại, nhiều cảng biển lớn, hạ tầng thƣơng mại, trung tâm logistics không ngừng đƣợc mở rộng với quy môi lớn, rộng khắp. Các thủ tục, thời gian thông quan đối với hàng nhập nói riêng và các loại mặt hàng khác nói chung đều đã đƣợc cải thiện, cắt bớt những khâu không cần thiết, thủ tục rƣờm rà.

Việt Nam có lợi thế về vị trí địa lý: Với lợi thế nằm ở trung tâm khu vực châu

Á – Thái Bình Dƣơng, trên tuyến hàng hải quốc tế, đây là một vị trí địa lý đặc biệt nằm trong khu vực phát triển năng động của thế giới, nơi luồng hàng tập trung giao lƣu rất mạnh. Việt Nam là một quốc gia có lãnh thổ phần lớn là giáp biển, có nhiều cảng biển lớn nhỏ nằm tại các thành phố lớn nhƣ cảng Hải Phòng, cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh), cảng Đà Nẵng, cảng Quy Nhơn,... nên các dịch vụ giao nhận hàng hoá bằng đƣờng biển đƣợc đánh giá là có thế mạnh về vận chuyển hàng hố siêu trƣờng siêu trọng, số lƣợng lớn, rất thuận lợi để đẩy mạnh sản xuất, giao thƣơng và dịch vụ logistics. Dù gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh Covid-19 bùng phát lần thứ 4, song xuất nhập khẩu cả nƣớc vẫn đạt con số kỷ lục với tổng kim ngạch đạt 668,55 tỷ USD, trong đó, lƣợng hàng hố nhập khẩu đạt 332,2 tỷ USD, tăng 26,5%. Với kết quả này, Việt Nam đã lọt nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thƣơng mại quốc tế.

Giai đoạn 2022 – 2026 tới đây là giai đoạn phục hồi và phát triển kinh tế sau đại dịch Covid-19, Việt Nam đã, đang và sẽ tích cực tham gia nhiều hơn các Hiệp định thương mại tự do với những cam kết ở mức độ rất cao của các bên tham gia

trong tất cả các lĩnh vực. Hoạt động thƣơng mại quốc tế của Việt Nam phát triển mạnh, nhu cầu nhập khẩu, tiêu thụ hàng hoá của ngƣời Việt Nam ngày càng lớn. Điều này giúp mở rộng thị trƣờng nhập khẩu, đa dạng các loại hàng hóa tham gia vào thị trƣờng nhập khẩu. Đây là một cơ hội lớn cho dịch vụ giao nhận hàng hoá nhập khẩu đƣờng biển của Việt Nam nói chung và của DB Schenker Hà Nội nói riêng.

DB Schenker Hà Nội là cơng ty con của tập đồn DB Schenker tại Đức: Với

lợi thế là một công ty con của tập đồn DB Schenker có mạng lƣới tồn cầu trải rộng khắp 140 quốc gia, DB Schenker Hà Nội đã có nhiều cơ hội để tạo mối quan hệ thƣơng mại toàn cầu với các quốc gia trên toàn thế giới thông qua các công ty con khác. Đặc biệt đối với những lơ hàng nhập khẩu đƣờng biển, hàng hố và quyền lợi khách hàng luôn đƣợc đặt lên trên hết. Mặt khác, DB Schenker Hà Nội có mối

60

quan hệ với những ngƣời đồng nghiệp bên nƣớc xuất vì cùng một cơng ty mẹ. Chính vì vậy, việc xử lý và giải quyết các lơ hàng diễn ra nhanh chóng, thuận lợi và an tồn hơn.

Số lượng các lơ hàng điều kiện loại D đang dần tăng lên, tạo cơ hội cho DB

Schenker Hà Nội phát triển dịch vụ trucking đƣờng bộ, vận chuyển nội địa các lô về tới địa điểm nhận hàng của khách. Đối với thị trƣờng nội địa, DB Schenker Hà Nội hỗ trợ vận chuyển cả 3 miền tổ quốc đáp ứng khách hàng trên mọi miền tổ quốc. Đây cũng là một cơ hội để DB Schenker Hà Nội có đƣợc nhiều khách hàng và phát triển dịch vụ giao nhận hàng nhập bằng đƣờng biển hơn.

DB Schenker Hà Nội có đội ngũ cơng nhân viên có trình độ năng lực cao,

đƣợc tuyển chọn kĩ lƣỡng và gắt gao. Nhân viên ở đây ln có tinh thần làm việc nhiệt huyết, chăm chỉ, cần cù, sáng tạo và đặc biệt là có trách nhiệm cao với công việc. Luôn luôn đặt sự hài lịng của khách hàng làm tơn chỉ. Đây chính là sự mong muốn từ khách hàng Việt Nam về cách phục vụ của nhân viên, vì vậy nó chính là một ƣu điểm khiến các loại hình dịch vụ tại công ty phát triển mạnh, nhất là dịch vụ giao nhận hàng hoá nhập khẩu bằng đƣờng biển.

3.1.2 Thách thức của dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu đường biển giai đoạn 2022 – 2026

Trong xu thế kinh tế hội nhập tồn cầu hố hiện nay, DB Schenker Hà Nội phải đối mặt nhiều hơn với các đối thủ cạnh tranh gia tăng cả về số lượng và chất lượng trong lĩnh vực logistics trong và ngồi nước, cơng ty cần cạnh tranh dữ dội

hơn để giữ vững và phát triển dịch vụ giao nhận hàng hoá vận tải đƣờng biển của mình. Đặc biệt là khi Việt Nam thực hiện các cam kết của WTO về mở cửa thị trƣờng dịch vụ giao nhận vận tải, sức ép cạnh tranh cũng nhƣ mức độ cạnh tranh trong ngành này sẽ gia tăng bởi sự tham gia ngày càng nhiều của các doanh nghiệp giao nhận hàng hoá đặc biệt là giao nhận hàng hố nhập khẩu có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Thống kê mới đây của Hiệp hội doanh nghiệp doanh nghiệp logistics Việt Nam cho thấy, cả nƣớc hiện có khoảng trên 1300 doanh nghiệp logistics đang hoạt động, bao gồm cả doanh nghiệp có vốn nƣớc ngồi. Trong 30 tập đoàn giao nhận hàng đầu thế giới, hiện đã có tới 25 tập đồn thâm nhập thị trƣờng logistics Việt Nam nhƣ DHL, Kuehne + Nagel, DB Schenker,…chiếm lĩnh 75% thị phần, chủ yếu là các lĩnh vực mặt hàng mang lại giá trị gia tăng cao. Ngƣợc lại với khoảng 1/4 nhỏ hẹp và khó khăn cịn lại, các doanh nghiệp nội địa cạnh tranh cơ hội. Thị phần nhỏ hẹp, giá trị gia tăng thấp, khiến chi phí dịch vụ logistics ở Việt Nam đƣợc đánh giá ở mức độ cao.

61

Việt Nam nằm trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa nên khí hậu rất thất thường. Mỗi năm phải chịu tới gần 10 cơn bão lớn nhỏ và diễn biến phức tạp gây

cản trở cho giao nhận hàng hố nhập khẩu bằng biển nhƣ làm đắm tàu, gió bão quá mạnh tàu không thể di đƣợc tiếp, phải thay đổi lộ trình để tránh bão, khơng đáp ứng đƣợc kế hoạch đã đề ra của khách hàng. Khơng những vậy, phía Bắc nƣớc ta có khí hậu tƣơng đối khắc nghiệt, có 2 mùa rõ rệt thể hiện cho 2 kiểu thời tiết nóng và lạnh. Mùa hè rất oi bức, hay mƣa lớn gây ngập lụt, cản trở thời gian giao hàng về địa điểm nhận hàng cho khách. Không những vậy cịn ảnh hƣởng khơng nhỏ tới chất lƣợng hàng hoá. Hiện tƣợng ẩm mốc dễ xảy ra ở kho nếu không bảo quản hàng hoá cẩn thận sẽ dễ bị hƣ hại.

Cơ sở hạ tầng của Việt Nam, cụ thể là khu vực cảng Hải Phòng – địa điểm để giao nhận hàng nhập khẩu đường biển của DB Schenker Hà Nội, mặc dù đã được đầu tư xây dựng và mở rộng nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, chƣa phát triển tƣơng

xứng với tiềm năng ngành logistics nƣớc ta. Kết cấu của bến cảng còn nhiều bất hợp lý. Hầu hết các cảng là bến tổng hợp và rất ít bến container. Hầu hết các cảng của Việt Nam đều có quy mơ nhỏ, số lƣợng cảng quốc tế chỉ có 20 cảng. Các cảng chính là Sài Gịn, Hải Phịng và Đà Nẵng, tất cả đều cách cửa biển khoảng 30 - 90 km. Cơng suất của các cảng này cịn thấp, đây là một bất lợi cho việc cập cảng của các tàu trọng tải lớn. Hệ số sử dụng của các cảng này còn thấp, chỉ đạt khoảng 50 - 70% so với công suất quy hoạch. Các cảng này chƣa có thiết bị xếp dỡ container hiện đại và chƣa chuyên nghiệp trong việc xếp dỡ container. Ngoài ra, do Việt Nam chƣa có cảng nƣớc sâu cho tàu trọng tải lớn nên khi vận chuyển ra nƣớc ngoài phải chuyển tải từ cảng các nƣớc khác làm tăng chi phí vận chuyển và thời gian giao hàng của mỗi tàu. Mức độ hài lòng của khách giảm xuống mỗi khi lô hàng của khách bị chậm trễ.

Ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử chưa cao: Việt Nam là quốc gia đang phát triển nên việc ứng dụng các công nghệ thông tin, thƣơng mại điện tử còn chƣa đƣợc nhanh chóng và hiệu quả. Hiện tại, DB Schenker Hà Nội chƣa sử dụng nhiều các công cụ marketing để tiếp cận các đối tƣợng khách hàng khác nhau, chƣa sử dụng thành thạo các hệ hỗ trợ hoạt động giao nhận nhƣ hệ thống truyền dữ liệu điện tử (EDI), hệ thống quản lý giao nhận, quản lý mối quan hệ khách hàng,...

Công nghệ thông tin, truyền thông cần đƣợc ứng dụng nhiều vào lĩnh vực giao nhận hàng hoá nhập khẩu của DB Schenker Hà Nội, đặc biệt là hệ thống truyền thông dữ liệu điện tử EDI. Điều này giúp dễ dàng, tiện lợi và giảm thiểu thời gian kết nối thông tin giữa các tổ chức liên quan đến q trình giao nhận hàng hố nhập khẩu. Ngồi ra, nó cịn đảm bảo sự chính xác thơng tin của lơ hàng, tránh những tổn

62

thất khơng đáng có liên quan đến hàng hố, từ đó nâng cao hiệu quả và chất lƣợng của dịch vụ giao nhận hàng hoá.

Tuy thủ tục hải quan đã từng bước đơn giản hóa và thực hiện hải quan điện tử

nhƣng hệ thống mạng điện tử của hải quan chƣa đƣợc kết nối với các cơ quan quản lý nhà nƣớc nhƣ thuế, ngân hàng, kho bạc hay các tổ chức thƣơng mại. Do đó, ngƣời sử dụng dịch vụ vẫn phải thực hiện thủ công nhiều bƣớc gây ùn tắc, gián đoạn thời gian giao hàng.

Quy định của pháp luật và các chính sách có liên quan đến lĩnh vực giao nhận hàng hố nói chung và lĩnh vực giao nhận hàng hoá nhập khẩu đường biển nói riêng cịn chưa hoàn chỉnh và thiếu đồng bộ. Mặc dù Chính phủ đã ban hành các

nghị định, văn bản về kinh doanh dịch vụ hàng hải, dịch vụ đa phƣơng thức nhƣng cũng chƣa phát huy đƣợc hiệu quả trong thực tiễn.

Nguồn nhân lực cho hoạt động giao nhận hàng hố nhập khẩu đường biển tại Việt Nam cịn hạn chế. Bởi lĩnh vực này đòi hỏi mỗi cá nhân khi tham gia hoạt động

giao nhận cần phải có kiến thức chun mơn, nghiệp vụ liên quan đến công tác giao nhận quốc tế, các kiến thức về pháp luật, hải quan. Đồng thời cũng đòi hỏi mỗi cá nhân phải có kiến thức tổng hợp về kinh tế và kinh doanh trên phạm vi quốc tế.

Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng lớn trên phạm vi toàn cầu, khơng chỉ khiến các

doanh nghiệp logistics điêu đứng vì tắc nghẽn hàng hoá, thủ tục kiểm định nghiêm ngặt mà còn khiến cho các hãng tàu cũng gặp rất nhiều khó khăn để đảm bảo cho sự ổn định của chuỗi cung ứng hàng hóa. Tới giai đoạn 2022 – 2026 đƣợc cho là giai đoạn phục hồi và phát triển ngành logistics sau đại dịch Covid 19, các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ giao nhận hàng hoá đƣờng biển nhƣ DB Schenker Hà Nội cần đƣa ra những giải pháp tối ƣu để doanh thu dịch vụ này tăng nhanh trong giai đoạn này.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển của chi nhánh công ty tnhh schenker việt nam tại hà nội (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)