Các nhân tố ảnh hƣởng đến dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển của chi nhánh công ty tnhh schenker việt nam tại hà nội (Trang 53 - 57)

đƣờng biển của DB Schenker Hà Nội giai đoạn 2017 – 2021

2.3.1. Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý: Để thuận tiện cho việc phát triển, giảm thiểu chi phí cũng nhƣ thời gian của dịch vụ giao nhận hàng nhập bằng đƣờng biển thì DB Schenker Hà Nội đã chọn cảng chính chuyên nhập khẩu hàng hoá là cảng Hải Phòng. Đây là cảng biển lớn nằm cạnh biển Đông - cầu nối giao thƣơng đặc biệt quan trọng trên bản đồ biển thế giới. Trong số 39 tuyến vận tải biển hiện đang khai thác trên thế giới, có 29 tuyến đi qua biển Đông. Trong 10 tuyến vận tải biển lớn trên thế giới, khu vực Biển Đơng có 1 tuyến đi qua và 5 tuyến kết nối. Số lƣợng tàu qua biển Đơng có trung bình 250-300 lƣợt tàu, trong đó hơn 50% tàu trên 5 nghìn DWT, khoảng ¼ lƣu lƣợng tàu trên 30 nghìn DWT hoạt động trên các vùng biển khắp thế giới. Đây là vị trí thuận lợi để phát triển dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu đƣờng biển.

Thời tiết: Trong giai đoạn 5 năm (2017 – 2021), khu vực phía Bắc biển Đơng

nƣớc ta mỗi năm đón khoảng 3 – 4 cơn bão đổ bộ vào đất liền, mƣa giơng gió lớn tiếp diễn 4 – 5 ngày khiến biển động mạnh, ảnh hƣởng lớn đến việc vận tải hàng hoá bằng đƣờng biển. Điều này làm thời gian vận chuyển hàng hoá bị kéo dài, chất lƣợng hàng hoá giảm đi do hàng hố bị xơ đẩy, gây thiệt hại về mặt chi phí khá nhiều. Ngồi ra ở phía Bắc Việt Nam là nơi có khí hậu nóng lạnh rõ rệt, thời tiết khắc nghiệt thƣờng xuyên xảy ra, ảnh hƣởng đến chi phí và chất lƣợng hàng hố tại cảng Hải Phịng của DB Schenker Hà Nội.

2.3.2 Điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội

Yếu tố kinh tế:

Chính sách tỷ giá của Việt Nam giai đoạn 2017 - 2021 đã gắn liền với chính sách đổi mới, hội nhập, tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu, cải thiện cán cân thƣơng mại, góp phần tăng trƣởng kinh tế. Trong q trình đổi mới, Việt Nam luôn

44

coi xuất khẩu là động lực chính để tăng trƣởng, phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế. Đặc biệt hơn khi các hiệp định thƣơng mại tự do đang dần đƣợc thực thi một cách toàn diện hơn, hiệu quả hơn. Năm 2017, với vai trò là nền kinh tế chủ nhà, Việt Nam đã tạo đƣợc sự quan tâm chung của các nền kinh tế thành viên khi tổ chức thành công tuần lễ APEC tại Đà Nẵng. Trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Donald Trump nhân sự kiện này, các hợp tác song phƣơng với Mỹ trị giá 12 tỷ USD đã đƣợc ký kết.

Theo chu kỳ nhập khẩu hàng hóa nguyên liệu sản xuất thƣờng tăng vào đầu năm và giảm giai đoạn nửa cuối năm giai đoạn 2017 - 2021. Nhu cầu đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tăng cao trong các nửa cuối năm của giai đoạn này. Đặc biệt là đối với ngành điện tử, máy móc thiết bị, đồ gỗ, hàng dệt may và thủy sản…Chính vì vậy, DB Schenker Hà Nội rất đa dạng về mặt hàng nhập khẩu, đến từ nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới.

Yếu tố chính trị - xã hội:

Sự ổn định chính trị, xã hội của Việt Nam ln đƣợc giữ vững, tạo sự vững tâm, tin tƣởng cho các quốc gia khác khi xuất khẩu vào Việt Nam. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2017 – 2021 này, hoạt động nhập khẩu đã bị ảnh hƣởng tiêu cực khu vực Đông Nam Á đang là tâm điểm với số ca nhiễm Covid-19 mới gia tăng nhanh chóng tại các quốc gia nhƣ Indonesia hay Thái Lan…

Tại Việt Nam, ở giai đoạn này, ngƣời dân đang thực hiện chính sách 5K, giữ khoảng cách 2 mét khi tiếp xúc trực tiếp, các công ty đều cho nhân viên làm việc tại nhà và nhân viên DB Schenker Hà Nội cũng không ngoại lệ. Điều này làm ảnh hƣởng không nhỏ tới chất lƣợng dịch vụ giao nhận hàng hố nhập khẩu của cơng ty lúc bấy giờ.

2.3.3 Trình độ quản lý và năng lực của người lao động

DB Schenker Hà Nội đang tích cực bổ sung nguồn nhân lực phục vụ hoạt động giao nhận của cơng ty, trong đó đối tƣợng đƣợc bổ sung là nguồn nhân lực có trình độ quản lý, có kinh nghiệm trong lĩnh vực giao nhận hàng đƣợc tuyển chọn gắt gao với một mức lƣơng khá hậu hĩnh. Bên cạnh đó, DB Schenker Hà Nội cũng tiếp cận và tạo điều kiện phát triển nguồn nhân lực chƣa có trình độ là sinh viên mới ra trƣờng cần đƣợc đào tạo bài bản về hoạt động giao nhận, vừa học việc vừa tạo ra lợi ích cho cơng ty. Mỗi năm đều có các khóa học chứng chỉ, khóa học tiếng Anh cải thiện trình độ giao tiếp cho nhân viên tạo điều kiện cho nhân viên đƣợc học và trau dồi kiến thức.

2.3.4 Sự phát triển của cơ sở hạ tầng

45

Hàng hoá nhập khẩu từ dịch vụ giao nhận bằng đƣờng biển của DB Schenker Hà Nội đều tập trung về các cảng biển ở Hải Phịng. Chính vì vậy, hệ thống cơ sở hạ tầng tại Hải Phòng là nhân tố quan trọng ảnh hƣởng đến dịch vụ giao nhận hàng hoá nhập khẩu bằng đƣờng biển. Hải Phịng có nhiều bến cảng với hệ thống thiết bị hiện đại tiêu biểu là cảng TC-HICT - cảng container Quốc tế Tân cảng Hải Phòng.

Hàng năm, Cục Hàng hải Việt Nam thực hiện nạo vét, duy tu, nâng cấp luồng hàng hải, xây dựng, bảo dƣỡng hệ thống báo hiệu hàng hải nhằm đảm bảo an toàn cho tàu thuyền ra vào cảng, nhất là các cảng biển quan trọng của quốc gia. Hệ thống chiếu sáng biển của Việt Nam, bao gồm đèn đảo, đèn báo cửa, đèn tín hiệu cảng, hệ thống kiểm sốt tàu thuyền, ... liên tục đƣợc hoàn thiện bằng nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc và vốn vay của Chính phủ một số nƣớc trên thế giới.

Hơn nữa, còn một số hạn chế nhƣ hệ thống đƣờng sắt cũ, không hiện đại, không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật. Hệ thống đƣờng sắt hiện chƣa kết nối đƣợc với các khu vực lớn đƣợc đầu tƣ xây dựng mới nhƣ cảng Đình Vũ và cũng chƣa có kế hoạch cụ thể kết nối với cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng. Hệ thống đƣờng thuỷ chƣa thể hỗ trợ cho đƣờng bộ do chƣa đủ điều kiện để tổ chức vận chuyển hàng hoá theo dọc các tuyến sông quốc gia vùng Đồng bằng sông Hồng. Do đó, hoạt động vận chuyển hàng hóa tới cảng biển chƣa có hiệu quả cao, chƣa tối ƣu hóa về thời gian, chi phí và dẫn đến sự phân bổ hàng hóa khơng đồng đều giữa các cảng.

Hiện nay, hệ thống cảng biển Việt Nam có duy nhất cảng Hải Phịng đƣợc kết nối với hệ thống đƣờng sắt nhƣng không khai thác hiệu quả do ga đƣờng sắt không nằm ở khu vực khai thác chính; cảng Cái Lân đã đƣợc đầu tƣ nhƣng chƣa thể đi vào hoạt động do thiếu đồng bộ hạ tầng tuyến. Khu bến cảng Lạch Huyện là khu bến cửa ngõ quốc tế của miền Bắc nhƣng cũng chƣa có đƣờng sắt kết nối, trong khi đƣờng thủy nội địa cũng chƣa phát huy hiệu quả. Do đó, hoạt động vận chuyển hàng hóa tới cảng biển chƣa có hiệu quả cao, chƣa tối ƣu hóa về thời gian, chi phí và dẫn đến sự phân bổ hàng hóa khơng đồng đều giữa các cảng.

Đối với DB Schenker Hà Nội:

Văn phịng của cơng ty nằm hồn tồn tại tầng 8 của tòa IPH (Indochina Plaza Hanoi). Đây là vị trí trung tâm của thành phố Hà Nội rất tiện lợi cho nhân viên, khách hàng đến giao dịch, thanh toán. Tuy nhiên vì là khu vực trung tâm nên mật độ dân cƣ đông đúc, đƣờng phố ngắn, lộ giới hẹp, chất lƣợng xấu nhƣng lại nhiều giao

cắt. Các nút giao thông chủ yếu là nhỏ hẹp khiến tình trạng quá tải tại các nút trở nên trầm trọng hơn, việc ùn tắc giao thông xảy ra là điều thƣờng xuyên, điều này làm ảnh hƣởng không nhỏ tới việc lƣu thơng hàng hóa, làm tăng chi phí, thời gian

46

làm cho việc lƣu chuyến, giao nhận hàng hóa của DB Schenker Hà Nội gặp nhiều khó khăn.

Văn phịng DB Schenker Hà Nội với đủ các tiện ích nhƣ điều hịa, cây nƣớc nóng lạnh, mỗi nhân viên hay thực tập sinh sẽ đƣợc cung cấp 1 laptop hoặc 1 máy tính riêng để phục vụ cơng việc. Khi mới thành lập vào năm 2007, DB Schenker Hà Nội chỉ có khoảng 50 nhân viên ở tất cả các phịng ban, cơ sở vật chất lúc đó là rộng rãi và phù hợp với số lƣợng và nhu cầu sử dụng của nhân viên. Tuy nhiên hiện nay, số lƣợng nhân viên đã tăng 90 ngƣời, gần gấp đôi với số lƣợng nhân viên những năm đầu khi thành lập nên cơ sở vật chất, diện tích mơi trƣờng làm việc trở nên chật hẹp hơn.

2.3.5 Quy mô của doanh nghiệp

Quy mô vốn: Yếu tố về vốn là yếu tố quyết định quy mô lớn nhỏ, hiện đại của

doanh nghiệp. Theo số liệu thống kê của năm 1991, trong số các doanh nghiệp logistics tại Việt Nam, 72% trong số này là những doanh nghiệp vừa và nhỏ (quy mô vốn từ 4 - 6 tỷ VNĐ), có tới gần 70% doanh nghiệp logistics Việt Nam khơng có tài sản và chỉ 16% đầu tƣ trang thiết bị, phƣơng tiện vận tải và 4% đầu tƣ vào kho bãi, cảng… cịn lại phải th ngồi. Với mức vốn khởi điểm là 8,68 tỷ VNĐ, DB Schenker Hà Nội đƣợc coi là một doanh nghiệp logistics có quy mơ vốn khá lớn, thuận lợi cho việc cải thiện trang thiết bị điện tử, quy mơ văn phịng, đào tạo nhân viên chất lƣợng. Tuy nhiên, việc xây dựng kho tại Hải Phòng còn hạn chế. Chính vì vậy, vào thời điểm đó, dịch vụ giao nhận hàng hoá nhập khẩu bằng đƣờng biển cịn gặp nhiều khó khăn do hàng về khơng có kho để lƣu trữ. Đến giai đoạn 2017 - 2021, DB Schenker Hà Nội phát triển rất mạnh, số vốn tăng lên từ đó cải thiện nhiều về kho bãi, ngoại trừ các yếu tố khách quan nhƣ chiến tranh, tắc cảng chuyển tải hay thời tiết xấu thì hàng hố của DB Schenker Hà Nội ln đƣợc xử lý nhanh chóng, chất lƣợng cũng nhƣ thời gian giao nhận hàng hoá nhập khẩu đƣợc bảo đảm.

Quy mô thị trường hoạt động: Dịch vụ giao nhận hàng hoá nhập khẩu bằng

đƣờng biển cũng bị ảnh hƣởng không nhỏ bởi yếu tố quy mô thị trƣờng hoạt động của các công ty logistics. DB Schenker Hà Nội bao phủ khắp hơn 140 quốc gia trên thế giới trong đó có hơn 2000 chi nhánh hoạt động tại các thành phố trọng điểm phát triển. Với điều kiện thuận lợi về các mối quan hệ ngoại giao nhƣ vậy, hoạt động giao thƣơng, vận tải hàng hoá đã gần nhƣ đáp ứng gần hết u cầu của khách hàng. Chính vì vậy, việc chiếm lĩnh và trở thành doanh nghiệp logistics hàng đầu Việt Nam là khơng q khó khăn.

47

Số năm hoạt động của doanh nghiệp: Trụ sở chính của DB Schenker đƣợc thành lập và đi vào hoạt động chính thức từ năm 1931 tại Đức. Văn phòng đầu tiên đƣợc thành lập tại Việt Nam từ năm 1991, DB Schenker là một trong những công ty logistics quốc tế đầu tiên có mặt tại Việt Nam. Năm 2007, DB Schenker mở rộng chi nhánh tại Hà Nội. Tới nay, chi nhánh này đã có 15 năm hoạt động và trở thành cơ quan đầu não phía Bắc của DB Schenker Việt Nam. 15 năm phát triển và nỗ lực, chi nhánh đã tự có cho mình những kinh nghiệm, kiến thức vững vàng trong ngành này. Ngoài ra, số lƣợng khách hàng uy tín và thân thiết cũng tăng lên theo từng năm, doanh thu ổn định và phát triển, danh tiếng của công ty càng ngày càng mở rộng, chiếm lĩnh thị trƣờng giao nhận hàng hố phía Bắc.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển của chi nhánh công ty tnhh schenker việt nam tại hà nội (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)