Ở tộc người H‟mông, alen 31.2 có tần suất alen cao hơn so với các tộc người khác (17,8%). Alen 30 ở tộc người Dao có tần suất alen cao hơn so với các tộc người khác (32,2%). Các alen của locus D21S11 chủ yếu tập trung vào 3 alen là alen 29, 30 và alen 32.2, thể hiện trên Hình 3.7.
3.4.3. Locus D7S820
Phân tích tồn bộ số mẫu thu được, chúng tơi đã phát hiện được 15 alen bao gồm các alen 4, 6, 7, 8, 9, 9.1, 9.2, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 23 và 24. Các alen 8, 10, 11 và 12 là các alen có tần suất cao đặc biệt là alen 11 có tần suất cao nhất (từ 40 % đến gần 50%), đây là alen phổ biến trong các tộc người Việt Nam (Bảng 3 - Phụ lục 1).
Kết quả phân tích cũng cho thấy, locus này xuất hiện 5 alen khơng có trong thang alen chuẩn đó là các alen 4, 9.1, 9.2, 23 và alen 24, các alen này ít thấy xuất
hiện trong các nghiên cứu khác, có thể đây là các alen đặc trưng riêng của quần thể đã được tiến hành trong nghiên cứu. Alen 15 không thấy xuất hiện ở các tài liệu tham khảo, đặc biệt alen 9.1 được thế giới cơng nhận là các alen có tần suất rất thấp và hiếm gặp (Bảng 3 - Phụ lục 1). Tuy nhiên, alen này lại xuất hiện ở gần như tất cả các tộc người được phân tích trong nghiên cứu này (10/11), mặc dù alen này có tần suất rất thấp, alen này được công bố bởi Margaret C Kline (Mỹ) với tỷ lệ phát hiện 1/600 [17, 18, 34, 46, 70, 99].
Kết quả nghiên cứu còn cho thấy, alen 6 chỉ xuất hiện ở tộc người Thái và tộc người H‟mông với tần suất nhỏ (0,1%). Alen 15 chỉ xuất hiện ở tộc người H‟mông với tần suất nhỏ (0,5%). Bốn alen gồm alen 4, 23 và 24 chỉ xuất hiện ở tộc người Kinh ở khu vực miền Nam Việt Nam với tần suất nhỏ (0,2%). Alen 9.2 chỉ xuất hiện ở người Kinh và người Dao với tần suất 0,1% và 0,9% tương ứng.
Ở tộc người H‟mông và Dao, alen 11 có tần suất alen cao hơn so với các tộc người khác (tần suất gần 50%). Phân bố của các alen của locus này được thể hiện trên Hình 3.8. Kết quả cho thấy tính đa hình của locus D7S820 là không cao, tần suất cao chỉ xuất hiện tại một số alen.